Tết Hạ Nguyên là gì? Ý nghĩa, hoạt động và mâm cúng ngày Tết Hạ Nguyên

5/5 - (2799 bình chọn)

Tết Hạ Nguyên là cái tên vừa lạ lẫm vừa quen thuộc với mỗi người dân, dù được tổ chức cúng kiếng, mừng lễ, thế nhưng vẫn có nhiều điều bạn chưa hiểu hết về ngày Tết quan trọng này. Hãy cùng mẹo vào bếp và tìm hiểu ngay nhé!

Tết Hạ Nguyên 15/10 âm lịch: Chủ nhật, 29 tháng 11 năm 2020.

1. Tết Hạ Nguyên là gì?

Nếu Tết Trung Thu là dịp để người dân nghỉ ngơi, vui chơi sau một mùa gặt vất vả, thì Tết Hạ Nguyên chính là dịp để cúng kiếng, tạ ơn Trời Đất vì đã mang đến một vụ mùa tươi tốt, mưa thuận gió hòa, dù cho tiết trời có lạnh lẽo, người dân vẫn có lúa mới để ăn.

Tết Hạ Nguyên (hay Lễ mừng lúa mới) là một dịp lễ quen thuộc, không kém phần quan trọng đối với người Việt Nam. Được tổ chức vào ngày 15 tháng Mười Âm lịch hằng năm, người dân tổ chức bày biện, cúng kiếng linh đình. Đây là một dịp để người mọi người cầu an cho gia đạo, còn có thể cầu siêu cho người thân đã khuất.

Tết Hạ Nguyên

2. Ý nghĩa của Tết Hạ Nguyên

Mỗi dịp lễ sẽ có những hoạt động khác nhau, nhưng nhìn chung, người Việt Nam luôn hướng về ông bà, Tổ Tiên với những nghi thức như:

Cầu an, cầu siêu cho những người đã khuất

Vào ngày này, người dân thường đến Chùa thắp hương, cầu mong cho sự bình an, yên vui đến với mỗi người thân trong gia đình, đặc biệt là ông bà, cha mẹ. Thông qua lễ hội, người dân còn tự nguyện với lòng thực thi nếp sống hướng thiện cao quý. Ngoài ra, khi lễ Phật xong, nhiều gia đình còn ghé thăm người thân đã khuất được tro cốt gửi tại chùa.

Tưởng nhớ công ơn của Bồ Tát và tổ tiên

Vào ngày Tết Hạ Nguyên, các Phật Tử sẽ tưởng niệm công đức của chư Phật Bồ Tát, tỏ lòng thành kính với công lao của Bồ Tát trong việc sáng lập, gìn giữ văn hóa tâm linh hướng thiện, trừ ác và nhớ ơn tổ tiên. Vì vậy, theo quan niệm lễ cúng Tết Hạ Nguyên sẽ diễn ra tại chùa để người người noi gương Phật. Vì vậy mà vào ngày này chốn cửa Chùa luôn đông đúc người đến làm lễ.

Tưởng nhớ công ơn của Bồ Tát và tổ tiên

Hướng mọi người đến những điều thiện

Đối với mỗi con người, không việc gì cao cả và to lớn bằng làm việc thiện, nét đẹp đó càng được tôn vinh nhiều hơn nữa vào những dịp lễ, khi mà mọi người toàn tâm toàn ý vào việc cúng kiếng, làm lễ và tưởng nhớ đến công ơn của Tổ Tiên, ông bà, cha mẹ cũng như các bậc tiền nhân.

hướng con người đến những điều thiện

3. Các hoạt động ngày Tết Hạ Nguyên

Biếu quà cho ông bà, cha mẹ và các bậc tôn kính

Vào ngày Tết Hạ Nguyên, người dân Việt Nam thường biếu quà và gạo nếp mới cùng những đặc sản lúc giao mùa Thu Đông để tưởng nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ và các bậc tôn kính để tỏ lòng hiếu thảo.

tặng quà cho ông bà cha mẹ

Cúng Tổ Tiên và Tam Bảo

Để ngày lễ thêm trang trọng, nhà nhà đều nấu xôi gạo mới, sắm sửa hương hoa, đèn nến đem kính dâng Tam Bảo, cùng mâm lễ thơm ngon tinh khiết để cúng tổ tiên.

Viếng chùa và thắp hương

Để cầu mong cho vạn sự bình an, người dân thường đến chùa để thắp hương, lễ Phật, thành tâm nguyện cầu cho những điều sắp tới sẽ được suôn sẻ, hanh thông. Do đó, vào ngày này, các chùa chiềng đều có người qua lại tấp nập, khói hương nghi ngút.

4. Gợi ý mâm cúng cho ngày Tết Hạ Nguyên

Xôi ngũ sắc

Với màu sắc đẹp mắt, đủ màu, đủ vị, vị ngọt xôi vừa phải lại rất thơm. Bạn chỉ cần cho từng phần xôi ra mâm, tạo thành bông hoa đẹp mắt rồi trang trí thêm lá xung quanh là đã có một mâm xôi ngũ sắc thật đẹp để cúng rồi rồi.

Xôi chiên phồng

Xôi chiên phồng có hình tròn đều, màu vàng đẹp, khi ăn rất giòn và thơm. Xôi chiên được bày trí trên dĩa nhỏ, giúp mâm cúng thêm phần sặc sỡ và đẹp mắt hơn.

Bánh in

Món bánh in truyền thống luôn là một món ngon để cúng lễ với lớp bánh mềm, béo, nhân đậu xanh ngọt thơm rất thích hợp để bày biện trên mâm cúng.

Cá diêu hồng chiên xù

Thật khó để diễn tả hết được vị ngon của cá diêu hồng chiên giòn với lớp vỏ giòn rụm, thịt cá mềm, ngọt, ăn kèm với nước mắm chua ngọt hay nước mắm me thì khỏi phải bàn cãi. Khi cá được chiên vừa tới, lớp vỏ có màu vàng ruộm và không bị bong tróc, được đặt trên mâm cúng và trang trí thêm ớt tỉa, rau sống thì sẽ rất đẹp đấy.

Dồi thịt chiên

Dồi thịt chiên với hương vị đặc sắc, đậm đà, ăn kèm với tương ớt và rau sống rất ngon. Bạn cắt dồi thành từng khúc nhỏ vừa ăn, trang trí thêm rau sống xung quanh và bày lên để mâm cúng được bắt mắt hơn.

Thịt heo luộc

Thịt luộc mềm, thơm, béo nhẹ, cuốn với các loại rau sống và chấm với mắm nêm là một món ăn được nhiều người ưa thích, do đó, mâm cúng không thể thiếu món ngon ngon này.

Gà hấp

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu bỏ qua món gà hấp quen thuộc trong mọi mâm cúng của người dân Việt Nam dù là dịp lễ nào. Gà hấp vàng óng, lớp da đẹp bắt mắt, thịt gà mềm, thơm. Khi được đặt cùng các món ăn khác, gà hấp sẽ khiến cho mâm cúng thêm phần đẹp mắt, trang trọng hơn rất nhiều.

Không chỉ giúp bạn hiểu rõ thêm về nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Hạ Nguyên truyền thống của dân tộc, Mẹo vặt Gia đình còn mong muốn mang đến cho bạn những món ăn ngon, đậm đà để chuẩn bị mâm cúng lễ thật đầm ấm, thịnh soạn.

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như wikipedia

5/5 - (2799 bình chọn)

Bài viết liên quan