Trái cây nhiệt đới là gì? Những lợi ích sức khỏe từ trái cây nhiệt đới

5/5 - (1057 bình chọn)

Trái cây nhiệt đới với đa dạng các loại quả và hương vị thơm ngon khác nhau luôn mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng. Cùng vào bếp với Mẹo vặt Gia đình để tìm hiểu về tác dụng của các loại trái cây này ngay nhé!

Trái cây nhiệt đới là gì?

Trái cây nhiệt đới tên gọi chung cho những loại quả không thể thích nghi và sinh trưởng ở điều kiện khí hậu lạnh hay băng giá. Ngoài những môi trường này thì chúng có thể sinh sống và phát triển ở hầu hết các điều kiện khí hậu còn lại.

Chuối

Mang lại giá trị dinh dưỡng cao cùng với vị ngọt và mềm đặc trưng, chuối là một loại trái cây quen thuộc với giá thành rẻ và được sử dụng làm thực phẩm mỗi ngày.

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, hai chất pectinkháng tinh bột có trong chuối có thể giúp giảm lượng đường trong máu, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa giúp bạn giảm đi cảm giác thèm ăn. Chất kháng tinh bột này còn được tích tụ ở ruột già, tạo điều kiện để các vi khuẩn có lợi trong đường dùng làm thức ăn, qua đó giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Chuối còn chứa khoáng chất kali rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, khoáng chất này còn giúp chuối trở thành loại thực phẩm có khả năng cải thiện sức khỏe của thận đến 50%. Các hợp chất chống oxy hóa mạnh như dopamine và catechin giúp làm giảm sự hoạt động của các gốc tự do và giảm nguy cơ mắc một số bệnh khác.

Insulin được xem là thành phần quan trọng trong việc tác động đến lượng đường trong máu. Chuối chưa chín được xem là nguồn kháng tinh bột dồi dào, đồng nghĩa với việc ăn chuối có thể cải thiện độ nhạy insulin lên tới 33 – 50%.

Với hàm lượng khoáng chất và carbs nhiều, dễ tiêu hóa dẫn đến chuối có thể giúp giảm tình trạng chuột rút cơ bắp và giảm cảm giác đau nhức đi 95%, qua đó hỗ trợ rất tốt cho việc tập thể dục.

chuối có nhiều tác dụng cho sức khỏe

Sầu riêng

Với hương vị bùi bùi ngọt ngọt vốn có cùng hàm lượng vitamin C, vitamin B, chất xơ, sắt, đồng, kali… tốt cho sức khỏe, sầu riêng được xem là đặc sản từ Châu Á và luôn được mọi người săn đón về những giá trị dinh dưỡng mang lại.

Tuy sầu riêng là loại thực phẩm chất nhiều chất béo và calo, nhưng loại chất béo này không có hại cho bạn nếu bạn ăn một lượng vừa đủ. Hơn nữa, nếu bạn cần hấp thụ một lượng chất xơ ổn định thì sầu riêng với hàm lượng chất xơ cao sẽ là lựa chọn hợp lý dành cho bạn.

Sầu riêng còn có thể giúp bạn giảm lượng cholesterol, cải thiện lưu lượng máu, ngăn ngừa lạo hóa và bệnh tim, đồng thời tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh hỗ trợ cho xương và da.

Ngoài hàm lượng kali đáng kể giúp điều hòa nhịp tim, sầu riêng còn chứa tryptophan giúp bạn ngủ ngon hơn, thiamin để phát triển cơ bắp và sức khỏe thần kinh, phốt phát giúp ngăn ngừa bệnh tim và hỗ trợ chức năng não.

sầu riêng

Vải thiều

Là một trong những loại trái cây theo mùa và rất được ưa chuộng bởi. Quả vải thường được ăn trực tiếp hoặc là nguyên liệu quen thuộc cho các món chè cũng như các loại nước uống.

Vải cung cấp cho người dùng hai hợp chất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh là epicatechinrutin, giúp giảm bớt các nguy cơ mắc bệnh ung thư, tiểu đường và bệnh tim mạch.

Với nguồn khoáng chất dồi dào như đồng và kali cũng như các loại vitamin C và B giúp cơ thể cải thiện các loại bệnh viêm nhiễm, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng gan.

Vải thiều còn hỗ trợ giảm cân và giảm mệt mỏi sau tập luyện nhờ lượng hợp chất Oligonol được tìm thấy chủ yếu ở vỏ của quả vải. Đồng thời với lượng chất xơ sẵn có trong vải giúp làm sạch ruột kết, dạ dày cũng như giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. Lượng maie và phốt pho dồi dào giúp vải trở thành thực phẩm giúp xương chắc khỏe hơn.

vải thiều

Mít

Đối với làng quê Việt Nam thì cây mít là một loại cây quen thuộc đã gắn bó với mọi người từ xưa đến nay. Màu vàng tươi đi kèm với từng múi mít thơm thoang thoảng và ngọt lịm sẽ khiến mọi người khó lòng cưỡng lại.

Mít chứa hàm lượng lớn carbohydrates, đường fructosesucrose, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đồng thời mít chứa lượng lớn chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, thoái hóa các tế bào võng mạc.

Chất xơ và nước trong mít giúp điều trị táo bón, cải thiện chức năng tiêu hóa. Hơn nữa với hàm lượng kali cao có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa bệnh về tim mạch cũng như điều hòa huyết áp.

Mít còn chứa nhiều loại vitamin và các khoáng chất như sắt, mangan giúp cải thiện thị lực, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa và chữa trị bệnh thiếu máu.

mít

Xoài

Là một loại trái cây khá phổ biến và có nhiều chủng loại đến từ nhiều vùng miền khác nhau, xoài luôn là nguyên liệu được dùng để chế biến món ăn và nước uống bới vị chua khi còn sống và vị ngọt lịm khi chín cùng với nhiều giá trị dinh dưỡng.

Với hơn 10 loại polyphenol khác nhau trong xoài và nhiều loại vitamin khác như vitamin A, B, C, K, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da và giảm nguy cơ bị rụng tóc.

Xoài cung cấp một lượng lớn magie và kali giúp hỗ trợ và bảo vệ tốt sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, xoài chứa một nhóm các enzym tiêu hóa giúp người dùng giảm đáng kể tình trạng táo bón, đồng thời cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

xoài

Măng cụt

Măng cụt từng bị coi là loại quả “ngoài hành tinh” đối với những ai sống ngoài vùng khí hậu nhiệt đới bởi vẻ ngoài không được bắt mắt và khó bóc vỏ. Nhưng hiện nay với sự phát triển của xuất – nhập khẩu thì măng cụt đã trở thành loại quả rất được ưa thích bởi hương vị được ví như “thiên đường”.

Măng cụt chứa hợp chất Xanthones (nhóm chống oxy hóa) có tác dụng phục hồi các tế bào da bị tổn thương và giảm thiểu tình trạng lão hóa da, đồng thời xanthones còn giúp giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám nguy hiểm gây xơ vữa động mạch.

Măng cụt còn chứa chất axit tryptophan giúp tinh thần phấn chấn, dễ chịu làm tăng cường sinh lực cho cơ thể. Hơn nữa với hàm lượng vitamin C và E phong phú trong măng cụt sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

măng cụt

Đu đủ

Đu đủ từ trước đến nay luôn là loại trái cây được người dùng ưa thích. Với vị ngọt và thanh mát, đu đủ thường được dùng như là một món tráng miệng hoặc giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức.

Chất chống oxy hóa carotenoid trong đu đủ có khả năng trung hòa và tiêu diệt hiệu quả gốc tự do – nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer. Hơn nữa khi tiêu thụ hàm lượng carotenoid có thể giúp một người đàn ông giảm CRP một cách đáng kể.

Với hoạt chất lycopene và vitamin C có trong đu đủ tăng cường bảo vệ các cholesterol HDL (tốt), qua đó cải thiện sức khỏe tim mạch. Đồng thời hàm lượng lycopene có thể giúp giảm nếp nhăn và ngăn ngừa mụn trên da.

Khi ăn đu đủ chín sẽ giúp bạn có một mái tóc chắc khỏe, đồng thời còn kích thích tóc của bạn mọc nhanh hơn nữa đấy. Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng có chứa chất beta-carotene (có trong đu đủ) sẽ giúp đàn ông chống lại nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

đu đủ

Chanh dây

Không còn xa lạ với người dân Việt Nam với vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng cùng mùi hương thơm mát, chanh dây với vẻ ngoài màu tím cùng những hạt vàng tươi bên trong luôn là loại quả ưa thích vào mỗi dịp hè đến. Chanh dây ngoài chế biến thành món ăn và thức uống thì còn mang lại nguồn vitamin dồi dào cho người dùng.

Với chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp cùng hàng lượng chất xơ cao giúp chanh dây trở thành loại thực phẩm có thể ổn định đường huyết, nhất là với những người bệnh tiểu đường.

Các hợp chất chống oxy hóa mạnh như flavonoid, phenolic, vitamin A và C giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Đồng thời nhờ hàm lượng lớn axit amin (như valin, arginine, prolin,…), carotene và cryptoxanthin mà chanh dây còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Với hàm lượng chất xơ dồi dào có trong chanh dây giúp cho cơ thể cải thiện sự chuyển động của ruột, qua đó cải thiện hệ tiêu hóa. Chanh dây chứa hàm lượng khoáng chất đa dạng như canxi, sắt, magie và phốt pho giúp cơ thể tăng và duy trì mật độ xương, qua đó ngăn ngừa loãng xương.

chanh dây

Dừa

Là một trong những loại nước giải khát được nhiều người yêu thích, dừa với hương vị tươi mát không chỉ cung cấp một lượng muối khoáng dồi dào mà còn hỗ trợ hoạt động miễn dịch cho cơ thể. Mọi thành phần của dừa từ vỏ, cùi dừa đến nước dừa đều mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho người sử dụng.

Việc tiêu thụ nước dừa ở mức vừa phải có thể cung cấp đầy đủ lượng kali giúp tránh khỏi nguy cơ cao huyết áp. Monolaurin được chuyển hóa từ axit clauric trong nước dừa có khả năng kháng vi rút, động vật nguyên sinh và thâm chí là vi khuẩn gây hại cho đường ruột, qua đó hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.

Nước dừa còn có khả năng ngăn ngừa sự kết tụ của canxi, oxalate và các hợp chất khác dẫn đến sỏi thận.

Việc chứa đến 94% nước và rất ít chất béo trong nước dừa đã cung cấp cho người dùng các dưỡng chất cần thiết và tối ưu các hoạt động ủa các cơ quan trong cơ thể như hệ tuần hoàn, hệ thần kin hay hệ thống miễn dịch.

dừa

Mãng cầu xiêm

Là loại trái cây được đánh giá cao về hàm lượng dinh dưỡng lẫn khả năng phòng chống ung thư vô cùng hiệu quả, mãng cầu xiêm với phần vỏ ngoài sần sùi như bên trong mềm mịn và thơm ngon luôn khiến người dùng phải ngất ngây mỗi khi thưởng thức.

Mãng cầu xiêm chứa các acetogenin có tác dụng ức chế các hợp chất gây hại trong tế bào ung thư, qua đó loại bỏ các tế bào ung thư, tăng cường hoạc động của hệ thống miễn dịch. Mãng cầu xiêm có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, đặc biệt đối với các bệnh về răng miệng, đồng thời chiết xuất từ mãng cầu xiêm còn có thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh và gây nhiễm trùng Staphylococcus.

Ngoài phần trái có các giá trị dinh dưỡng cao, phần vỏ và lá của cây mãng cầu xiêm còn chứa anthocyanin, tanninancaloit giúp trị viêm khớp và giảm đau hiệu quả.

Với lượng chất chống oxy hóa dồi dào như luteolin, quercetin hay tangeretin, mãng cầu xiêm đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và trung hòa các hợp chất có hại cho cơ thể.

mãng cầu xiêm

Chôm chôm

Là loại quả nhiệt đới với vị ngọt ngọt chua chua vốn có, chôm chôm là loại quả khá quen thuộc bởi hàm lượng dinh dưỡng cao. Chôm chôm có thể ăn tươi hoặc chế biến thành các món ăn và đồ uống vô cùng hấp dẫn.

Với hàm lượng phenolic được chiết xuất từ vỏ chôm chôm có tác dụng giảm thiểu hàm lượng glucose trong máu lúc đói, qua đó giảm khả năng mắc bệnh đái tháo đường.

Chôm chôm là một trong những loại trái cây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Hơn nữa lượng vitamin C có trong loại trái cây này còn giúp làm chậm quá trình lão hóa cũng như vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại.

Chôm chôm chứa chất bột đường và protein giúp cung cấp năng lượng thiết yếu cho hoạt động hằng ngày. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong chôm chôm còn giúp cải thiện sức khỏe cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa một số bệnh như táo bón hoặc khó tiêu.

Lợi ích của chôm chôm còn nằm ở hạt, khi nghiền nát thành hỗn hợp sệt rồi thoa lên da sẽ giúp làn da khỏe mạnh hơn.

chôm chôm

Khế

Với vỏ ngoài xanh hoặc vàng đặc trưng, khi thái lát sẽ tựa như những ngôi sao nhỏ, trái khế với hương vị chua chua, ngọt ngọt độc đáo và hấp dẫn luôn là nguyên liệu không thể thiếu trong các món canh chua. Khi ăn sống có thể cảm nhận được vị chua nhưng dễ chịu cùng với vị bùi bùi, đồng thời khế còn là nguồn vitamin bổ dưỡng cho cơ thể.

Quả khế chứa kali và khoáng chất giúp duy trí sức khỏe cho tim mạch, điều hòa huyết áp cơ thể. Khế còn có đặc kháng khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn như Salmonella typhus, E. Coli, Bacillus cereus, đồng thời khế cũng giúp loại bỏ yếu tố gây ung thư ruột.

Các bệnh mãn tính do viêm như bệnh tim mạch, hô hấp, dạ dày cần được phát hiện và điều trị kịp thời và khế là loại quả có khả năng bổ sung cho bạn nhiều dưỡng chất kháng viêm như saponin, flavonoid và vitamin C.

khế

Me

Với hương vị đa dạng từ ngọt và thơm khi đã chín đến chua khi còn non, me là loại trái cây không thể thay thế bởi mùi vị đặc trưng. Không chỉ chế biến làm thức ăn, nước uống, trái me nói riêng và cây me nói chung còn có thể điều trị bệnh do me chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao.

Me với lượng kali cao gấp hai lần chuối có tác dụng kiểm soát huyết áp rất tốt bằng cách kiểm soát tác động của natri trong cơ thể. Me chứa khá nhiều chất niacin, một loại vitamin B rất quan trọng cho sức khỏe giúp giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, dẫn đến việc tăng cường sức khỏe cho tim mạch.

Loại hóa chất mucin được tìm thấy trong me đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng mạc, đồng thời cũng là chất nhầy bảo vệ và nuôi dưỡng giác mạc.

Đối với việc trị bệnh thì me được xem là loại thảo dược trị sốt rét rất hiệu quả, hơn nữa lá me còn được sử dụng để điều trị vàng da và viêm loét.

me

Với những chia sẻ trên, Mẹo vặt Gia đình hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về những lợi ích sức khỏe từ trái cây nhiệt đới hiện nay ra sao nhé! Cùng tìm hiểu và chúc bạn luôn bui vẻ.

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nguồn Wikipedia

5/5 - (1057 bình chọn)

Bài viết liên quan