Tìm hiểu nhục đậu khấu, bạch đậu khấu 2 thảo mộc dùng trong ẩm thực Châu Âu

5/5 - (4696 bình chọn)

Bạch đậu khấu và nhục đậu khấu đều là hai loại thảo quả có công dụng tuyệt vời trong đông y cũng như ẩm thực, cùng chuyên mục mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình tìm hiểu bạch đậu khấu và nhục đậu khấu là gì, có công dụng và cách bảo quản như thế nào nha.

1. Nhục đậu khấu

Nhục đậu khấu là gì?

Nhục đậu khấu hay còn gọi là nhục quả là vị thuốc được sử dụng để phổ biến trong y học cổ truyền. Vị thuốc có tác dụng hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và kích thích hệ thống thần kinh.

Nhục đậu khấu là nhân phơi hay sấy khô của cây nhục đậu khấu, cây nhục đậu khấu là loại cây to, cao khoảng 8 – 10m, có lá mọc so le, thân nhẵn, hoa màu vàng trắng, quả mọng, thõng xuống, hình cầu hay hình quả lê, khi chín nở theo chiều dọc thành 2 mảnh, bên trong có 1 hạt, lớp vỏ dày cứng, bao bọc bởi 1 áo hạt có vỏ màu hồng bị rách.

Cây nhục đậu khấu cho quả trong vòng 60 – 70 năm. Mỗi năm, người ta thu hoạch hai lần vào tháng 5, 6 và 11, 12. Sau khi hái quả, người ta thường bỏ vỏ, lấy riêng phần áo và hạt ngâm nước rồi phơi, sấy khô để dùng làm thuốc.

Tên gọi khác: Nhục quả, Ngọc quả, Đậu khấu, Già câu lắc, Muscade, Noix de Muscade

Tên khoa học: Myristica fragrans Houtt

Họ: Nhục đậu khấu – Myristicaceae

Nhục đậu khấu

Công dụng của nhục đậu khấu

Làm gia vị: Nhục đậu khấu được người dân sử dụng trong việc chế biến thực phẩm để chế biến các món nướng, nước xốt, kem, sữa trứng,… Một số thức uống và cà phê có sử dụng hương vị của nhục đậu khấu và quế để làm tang hương vị của cà phê thơm ngon hơn.

Công dụng của nhục đậu khấu

Chống trầm cảm: Các hợp chất dầu myristicin và elemicin trong hạt nhục đậu khấu kích hoạt các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và dopamine trong não, từ đó giúp an thần và giảm lo âu. Ngoài ra, những chất này cũng giúp cơ thể và tâm trí đối phó với căng thẳng tốt hơn.

Công dụng của nhục đậu khấu

Giảm đau cơ khớp: Thành phần của hạt nhục đậu khấu có các loại như tinh dầu bạc hà nên rất tốt trong việc điều trị các cơn đau cơ, khớp, giảm sưng viêm.

Công dụng của nhục đậu khấu

Thanh lọc cơ thể:

  • Hạt nhục đậu khấu đóng vai trò như một loại thuốc bổ giúp tăng cường sức khỏe cho toàn bộ cơ thể của bạn.
  • Nhục đậu khấu làm sạch những độc tố có thể được lưu trữ ở đó từ rượu, ma túy, ô nhiễm, thực phẩm, hoặc các chất độc hữu cơ tự nhiên ra khỏi các bộ phận của cơ thể.
  • Hơn thế nữa, hoạt chất trong hạt nhục đậu khấu có thể làm tan sỏi thận và tăng chức năng hiệu quả của thận và gan.

Công dụng của nhục đậu khấu

Cải thiện chứng mất ngủ: Hàm lượng Magie trong quả nhục đậu khấu giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng thần kinh và kích thích sản sinh Serotonin giúp bạn ngủ ngon hơn. Vì thế, nhục đậu khấu được các chuyên gia khuyến cáo như một biện pháp cải thiện chứng mất ngủ.

Công dụng của nhục đậu khấu

Giúp lưu thông máu:

  • Mùi hương của nhục đậu khấu có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Hàm lượng Kali có trong nhục đậu khấu là một chất giúp giãn mạch máu, giảm huyết áp và giảm bớt căng thẳng cho hệ thống tim mạch.
  • Nhục đậu khấu còn là nguồn cung cấp canxi, giúp tăng cường sức khỏe của xương khớp, làm chậm quá trình lão hóa xương.

Tốt cho sức khỏe răng miệng: Những thành phần kháng khuẩn có trong nhục đậu khấu có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây ra tình trạng hơi thở hôi, tăng khả năng miễn dịch của nướu và răng, giúp cải thiện tình trạng hôi miệng.

Tốt cho sức khỏe răng miệng

Cách phối hợp với món ăn

Nhục đậu khấu là sự kết hợp tuyệt vời với những loại sốt có vị béo. Dùng quá nhiều nhục đậu khấu sẽ tạo ra vị đắng khó chịu nhưng với lượng nhỏ vừa phải, nó sẽ khiến món ăn của bạn duyên dáng hơn hẳn.

Cách phối hợp với món ăn

Cách bảo quản nhục đậu khấu

Lưu trữ hạt nhục đậu khấu trong một hộp kín không khí tránh nhiệt, ánh sáng và độ ẩm. Khi được bảo quản đúng cách, hạt sẽ giữ được độ tươi trong khoảng 6 tháng.

Hạt nhục đậu khấu nguyên chất sẽ tươi ngon vô thời hạn. Tuy nhiên, phải luôn được bảo quản tránh xa nhiệt và hơi ẩm. Nếu chỉ thỉnh thoảng sử dụng hạt, mua nguyên loại hạt thô là lựa chọn tốt nhất bởi vì mỗi lần xay nó sẽ cung cấp hương vị thơm ngon hơn.

Cách bảo quản nhục đậu khấu

Cách sử dụng nhục đậu khấu

Nhục đậu khấu có thể dùng dưới dạng nước sắc, bột hoặc viên hoàn. Liều lượng khuyến cáo dưới dạng thuốc sắc là 3 – 10 gr mỗi ngày, dạng bột và viên hoàn khoảng 1.5 – 3 gr mỗi ngày.

Lưu ý: Không lạm dụng hoặc dùng quá liều nhục đậu khấu vì có thể sẽ gây nhiễm độc, rối loạn tiêu hóa,… Không dùng nhục đậu khấu cho người bệnh lỵ và tiêu chảy do thấp nhiệt.

Cách sử dụng nhục đậu khấu

2. Bạch đậu khấu

Bạch đậu khấu là gì?

Bạch đậu khấu hay còn gọi là bà khấu, có tác dụng làm ấm vị, hóa thấp, hành khí và chỉ ẩu. Vì vậy được ứng dụng vào các bài thuốc chữa chứng Tỳ vị hư hàn gây buồn nôn, nôn mửa sau khi ăn và bụng đầy trướng.

Bạch đậu khấu là cây thân thảo, chiều cao từ 2 – 3m. Thân rễ, to bằng ngón tay, mọc nằm ngang. Lá cây có hình mác dài, chiều dài khoảng 55cm và rộng khoảng 5 – 6 cm.

Tên gọi khác: Bà khấu, Bạch khấu xác, Tử đậu khấu, Đậu khấu, Khấu nhân, Bạch khấu nhân,…

Tên khoa học: Amomum Repens Sonner

Họ: Gừng (danh pháp khoa học: Zingiberaceae)

Bạch đậu khấu

Công dụng của bạch đậu khấu

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Ăn bạch đậu khấu có khả năng giảm huyết áp ở một số trường hợp nhẹ. Tuy nhiên tác dụng hạ áp yếu nên không được sử dụng để điều trị.
  • Thoa hỗn hợp tinh dầu bạch đậu khấu và gừng lên cổ có thể làm giảm buồn nôn ở một số bệnh nhân thực hiện thủ thuật ngoại khoa.
  • Cải thiện viêm phế quản, cảm lạnh và một số tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp khác.
  • Trị động kinh, đau đầu, táo bón, các vấn đề về đường tiết niệu, hội chứng ruột kích thích,…

Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng hóa thấp, hành khí và chỉ ẩu, chỉ trị chứng đau dạ dày, Tỳ Vị thấp trệ, nôn mửa và đầy hơi (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Làm ấm vị và hành khí, dùng để trị bụng đầy, trướng và ợ hơi do khí trệ, hàn tà ngưng tụ, trị phản vị và phiên vị (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

Cách phối hợp với món ăn

Bạch đậu khấu là một cặp bài trùng với cam, thường dùng để làm bánh.

Cách phối hợp với món ăn

Cách bảo quản bạch đậu khấu

Cất vào túi kín và để khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.

Cách bảo quản bạch đậu khấu

Cách sử dụng bạch đậu khấu

Bạch đậu khấu được dùng để ăn trực tiếp, hoặc sắc uống, dùng ngoài, tán bột,… Liều dùng thông thường: 2 – 6 gr/ngày.

Lưu ý: Không lạm dụng hoặc dùng quá liều bạch đậu khấu. Không dùng nhục đậu khấu cho người táo bón, cơ địa nhiệt và thiếu máu.

Cách sử dụng bạch đậu khấu

Với những thông tin trên, Mẹo vặt Gia đình hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bạch đậu khấu và nhục đậu khấu, công dụng và cách bảo quản ra sao. Đến với chuyên mục Vào bếp của Mẹo vặt Gia đình bạn sẽ tìm thấy thêm nhiều thông tin hữu ích cho việc làm bánh cũng như các món ngon khác nữa nhé!

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như: thuocdantoc.vnhellobacsi.com

5/5 - (4696 bình chọn)

Bài viết liên quan