Rau thì là là gì? Tác dụng và các món ăn hấp dẫn với rau thì là

5/5 - (3254 bình chọn)

Rau thì là thường được sử dụng cho nhiều món canh có thành phần cá tươi với mục đích khử mùi tanh và tăng hương thơm cho món ăn. Vậy hãy cùng Mẹo vặt Gia đình tìm hiểu nhiều hơn về rau thì là là gì? Tác dụng và các món ăn hấp dẫn với loại rau này qua chuyên mục Mẹo vào bếp ra sao nhé!

1. Thì là là gì?

Thì là được xem là một loại rau gia vị có tên khoa học là Anethum graveolens, thuộc họ Hoa tán và có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực châu Á và Địa Trung Hải.

Người ta đã tìm thấy dấu tích của cây thì là từ rất lâu, như ở trong lăng mộ Pharaoh Ai Cập Amenhotep II, được xác định niên đại khoảng 1400 TCN, rồi tìm thấy ở thành phố Samos của Hy Lạp vào thế kỷ 7 TCN.

Thì là là gì?

Đặc điểm cây thì là

Thì là thuộc loại cây thân thảo, chiều cao phát triển trung bình từ 40 – 60cm, thân rỗng, phía ngoài thì nhẵn và có khe rãnh chạy dọc thân cây. Lá mọc xen kẽ, mềm mỏng, không có cuống và phần ngọn tiêu giảm như cây kim.

Hoa mọc thành tán kép, có màu vàng. Quả bế kép, hình trứng, hạt thì là bên trong có kích thước nhỏ với chiều dài từ 4 – 5mm và rộng khoảng 1mm, hình bầu dục.

Lá thì là có vị ngọt và hương thơm đặc trưng nên trở thành một loại gia vị thảo mộc cho nhiều món ăn có chứa hải sản.

Đặc điểm cây thì là

2. Thành phần dinh dưỡng của thì là

Thì là tươi chứa khá ít calo nhưng lại chứa nhiều các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, vitamin C và chất khoáng mangan. Cụ thể, trong 100g thì là tươi gồm các chất dinh dưỡng như sau:

Ngoài ra, thì là còn chứa các chất khoáng: 208mg canxi, 55mg magie, 6.59mg sắt, 738mg kali,… và chứa hầu hết các loại vitamin B, như: 0.296mg vitamin B2, 1.57mg vitamin B3,…

Thành phần dinh dưỡng của thì là

3. Tác dụng của thì là đối với sức khỏe

Người Bắc Âu cổ từ lâu đã sử dụng thì là với mục đích điều trị chứng đau bụng cho trẻ sơ sinh cũng như cải thiện một số vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Ngoài ra, rau thì là còn có một số tác dụng nổi bật như sau:

Cung cấp một số nguồn vitamin thiết yếu

Thì là chứa hàm lượng vitamin A và vitamin C đáng kể, giữ nhiều vai trò quan trọng cho sức khỏe con người. Cụ thể:

Vitamin A là một vi dưỡng chất quan trọng, giúp duy trì thị lực, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển và bảo vệ các biểu mô và chất nhầy trong cơ thể. Nó còn hỗ trợ quá trình sinh sản ở nam và nữ. Ngoài ra, vitamin A cũng được biết đến là một loại vitamin chống viêm, có vai trò trong hệ thống miễn dịch cũng như điều tiết các hệ thống miễn dịch của tế bào.

Trong khi đó, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương, duy trì răng nướu khỏe mạnh, quá trình trao đổi chất, chống nhiễm trùng và bảo vệ hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Thì là cung cấp một số nguồn vitamin thiết yếu

Cung cấp chất chống oxy hoá cho cơ thể

Lá và hạt thì là đều chứa các hợp chất chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ tế bào chống lại sự gây hại của những gốc tự do. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng: việc tiêu thụ những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, như thì là đều có tác dụng giảm viêm các bệnh mãn tính, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh tật:

Thì là cung cấp chất chống oxy hoá cho cơ thể

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay và thường liên quan đến các yếu tố như tăng huyết áp, tăng hàm lượng cholesterol LDL xấu, triglyceride và chứng viêm mãn tính.

Hàm lượng flavonoid được tìm thấy trong thì là có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Trong một cuộc nghiên cứu tiến hành trên 91 người cho thấy chiết xuất thì là cũng có tác dụng làm giảm cholesterol tổng thể và triglyceride.

Thì là hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Giúp giảm lượng đường trong máu

Khi hàm lượng đường trong máu tăng cao dễ gây nguy cơ mắc một số bệnh như hội chứng chuyển hóa, kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2. Thực tế, trong một số nghiên cứu đã chứng minh thì là có tác dụng hạ đường huyết.

Thì là giúp giảm lượng đường trong máu

Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư

Trong tinh dầu của thì là có chứa các hợp chất thực vật tự nhiên – gọi là monoterpenes, đây là một loại tecpen có đặc tính chống ung thư, kháng khuẩn, kháng vi rút và chống viêm. Cụ thể, một loại monoterpene tên là d-limonene có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư phổi, vú và ruột kết (trực tràng).

Thì là hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư

4. Các dạng thì là hay dùng

Bạn có thể sử dụng thì là dưới một số dạng như sau:

Lá thì là: thường không có cuống, phát triển thành bẹ và xẻ lông chim 3 lần, đồng thời các lá ngọn tiêu giảm có hình dạng như lá kim. Lá thì là có mùi thơm hăng, vị cay hơi đắng nhưng cũng có chút vị ngọt. Người ta thường dùng lá thì là thêm vào món ăn để tăng hương vị hoặc khử mùi tanh của hải sản. Ngoài ra, còn dùng để chữa một số bệnh theo phương thuốc Đông y, như giảm cân, giảm ho, chữa chứng mất ngủ và trầm cảm.

Lá thì là

Hạt thì là: có hình dạng bầu dục, kích thước khá nhỏ với chiều rộng 1mm và chiều dài 4 – 5mm, nhìn trông giống hạt thóc. Hạt thì là được phơi khô, dùng để làm hương vị trong món ăn và thuốc để hỗ trợ chữa nhiều bệnh như mất ngủ, giữ hơi thở thơm tho, rối loạn kinh nguyệt, mụn nhọt,…

Hạt thì là

Bột thì là: có màu nâu nhạt, được nghiền từ hạt thì là và vẫn giữ được hương vị nhẵn đắng, tính ấm. Bột thì là được sử dụng nhiều trong nền ẩm thực của các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi, Ấn Độ, Mexico và phía tây Trung Quốc. Đồng thời cũng có công dụng chữa bệnh không thua gì so với hạt thì là và lá thì là.

Bột thì là

5.Các món ăn hấp dẫn với rau thì là

Thì là được xem là một loại thảo mộc đa năng, vì nó được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau dùng trong món ăn lẫn phương thuốc chữa bệnh.

Nhìn chung, lá thì là tươi hoặc khô được dùng để làm tăng hương vị cho món ăn, như các món salad và nước sốt. Hạt thì là và bột thì là thường được nêm vào món súp, bánh mì và một số món ăn chứa rau, kể cả món dưa chua thì là.

Mực chiên giòn thì là

Lớp bột chiên giòn rụm bên ngoài, có hương thơm đặc trưng của lá thì là được cắt nhỏ. Phần mực bên trong giòn, dai và có vị ngọt tươi. Khi thưởng thức món mực chiên giòn thì là, bạn nên chấm với nước sốt hoặc tương ớt để tăng thêm hương vị nữa nhé!

Mực chiên giòn thì là

Xiên que cá chẽm

Cá chẽm được cắt khúc và tẩm lớp bột khô bên ngoài để chiên vàng giòn nhưng vẫn giữ được vị ngọt, mềm của phần thịt cá bên trong. Ăn kèm với cá chẽm là các loại rau củ thanh mát như bí ngòi, cà rốt và khoai tây, chấm kèm với nước sốt thì là thơm nứt mũi, béo ngậy.

Xiên que cá chẽm

Bao tử cá xào

Bao tử cá basa được xào với dưa chua có hương thơm hấp dẫn, vị dai giòn vốn có của bao tử hòa lẫn với vị giòn rụm, chua chua của những lát cải chua. Nhất là thoảng hương thơm của lá thì là tươi làm cho món ăn trở nên thơm ngon mà không có bất kì mùi tanh nào.

Bao tử cá xào

Cá hấp bia

Bạn có thể sử dụng cá chép hoặc cá lóc để hấp cùng với bia. Vị mềm, thịt ngọt của cá mang lại cảm giác ăn ngon miệng mà không có bất kì mùi tanh khó chịu nào nhờ sử dụng một phần lá thì là tươi để khử mùi trong quá trình hấp. Không những vậy, hấp cùng với bia cũng làm cho vị cá khá đặc biệt.

Cá hấp bia

Cá thu sốt chua ngọt

Cá thu được chiên sơ để không bị nát và giữ được xớ thịt cá tươi ngon khi sốt cà chua. Vị chua ngọt của nước sốt rất đậm đà, bạn có thể dùng kèm với cơm nóng khi thưởng thức.

Cá thu sốt chua ngọt

Canh hến nấu chua

Canh hến có vị chua đặc trưng từ khế và cà chua, hòa lẫn với vị ngọt của thịt hến tươi và nhất là thoang thoảng hương thơm của lá thì là tươi. Bạn có thể dùng canh hến nấu chua với bún tươi hoặc cơm đều được.

Canh hến nấu chua

Canh chua cá chép

Canh chua cá chép có vị chua nhờ nước me và cà chua, vị dai mềm của dọc mùng kèm với vị ngọt của thịt cá chép tươi. Đây là món canh rất dễ ăn trong những ngày trời nắng nóng, nước canh chua ngọt thanh mát và thoảng hương thơm của thì là.

Canh chua cá chép

Lẩu cá chép

Lẩu cá chép cũng rất được ưa chuộng, vì thịt cá chép ăn ngon, mềm và có vị ngọt thanh mát. Nước lẩu cũng chua ngọt, thường được dùng kèm với bún tươi.

Lẩu cá chép

Như vậy, Mẹo vặt Gia đình đã giúp bạn hiểu nhiều hơn về rau thì là là gì? Tác dụng và các món ăn hấp dẫn với rau thì là ra sao rồi đấy! Chúc bạn có thêm nhiều món ăn ngon và sức khỏe tốt!

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như: WikipediaHealthline.

5/5 - (3254 bình chọn)

Bài viết liên quan