7 Tác dụng của dâu tằm và các món ăn ngon, hấp dẫn từ dâu tằm

5/5 - (2922 bình chọn)

Dâu tằm có vị chua chua, ngọt ngọt được sử dụng trong các món sinh tố, thức uống, tráng miệng,…thơm ngon và bổ dưỡng. Hãy cùng mục Mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình tìm hiểu về tác dụng của dâu tằm và các món ăn ngon, hấp dẫn từ dâu tằm nhé!

1. Nguồn gốc và đặc điểm của dâu tằm

Nguồn gốc của dâu tằm

Dâu tằm là một loài quả mọng, thuộc họ Moraceae có danh pháp khoa học là Morus thường mọc hoang và được trồng nhiều ở vùng ôn đới.

Dâu tằm có thể được trồng từ hạt nhưng phải mất 10 – 15 năm để cây phát triển và kết trái. Còn nếu sử dụng cây con, cành giâm lớn sẽ nhanh chóng hơn.

Một số nước, như Bắc Mỹ có lệnh cấm trồng dâu tằm vì loại cây này tạo ra một lượng lớn phấn hoa, rất có hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là những người bị dị ứng phấn hoa.

Nguồn gốc của dâu tằm

Đặc điểm của dâu tằm

Dâu tằm có nhiều loại và cho trái có màu sắc khác nhau, cụ thể với 3 màu chính: trắng, đỏ và đen.

Dâu tằm sẽ phát triển rất nhanh khi còn là cây con, cho đến giai đoạn cao tầm khoảng 15m thì bắt đầu phát triển chậm lại. Lá được mọc xen kẽ, chia thùy và có dạng răng cưa ở viền lá. Lá dâu tằm, đặc biệt là dâu tằm trắng là nguồn thức ăn của tằm và được sử dụng để nuôi tằm trong công việc tạo kén và dệt tơ lụa.

Tại thời đại Angkor vỏ cây dâu tằm còn được các nhà sư sử dụng làm giấy để viết sách.

Quả dâu tằm có màu trắng, xanh hoặc vàng nhạt khi chưa chín và có vị nhạt, chát hoặc chua; khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng hoặc tím đậm và có vị chua chua ngọt ngọt.

Đặc điểm của dâu tằm

2. Giá trị dinh dưỡng của dâu tằm

Quả dâu tằm được sử dụng để ăn sống hoặc một trong những nguyên liệu dùng kèm với các món tráng miệng, thức uống, sinh tố,… không chỉ tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn mà còn đem lại giá trị dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe. Cụ thể cứ 100 gram dâu tằm tươi chứa:

  • Calo: 43 kcal
  • Nước: 88%
  • Protein: 1.4 gram
  • Carbs: 9.8 gram
  • Đường: 8.1 gram
  • Chất xơ: 1.7 gram
  • Chất béo: 0.4 gram

Ngoài ra, quả dâu tằm còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất vô cùng tốt như: vitamin C, vitamin k1, kali, vitamin E,… đây là những khoáng chất và vitamin thiết yếu trong cơ thể có thể giúp làm đẹp da, chắc xương, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim, chất chống oxy hóa,…

Giá trị dinh dưỡng của dâu tằm

3. Tác dụng của dâu tằm đối với sức khỏe

Giảm lượng cholesterol, tốt cho tim mạch

Lượng cholesterol cao có thể dẫn đến các vấn đề không tốt cho tim mạch. Theo nghiên cứu, trong dâu tằm có chứa Anthocyanin đóng vai trò là một chất chống oxy hóa, giúp làm giảm lượng cholesterol LDL (xấu) ngăn ngừa những căn bệnh mãn tính cho tim mạch.

Ngoài ra, trong một thí nghiệm khác cho thấy dâu tằm giúp làm giảm lượng chất béo gây ức chế sự tích tụ lipid do axit oleic có trong gan, ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả.

Giảm lượng cholesterol, tốt cho tim mạch

Kiểm soát lượng đường trong máu

Những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường loại 2 thường rất dễ làm tăng lượng đường trong máu và bác sĩ luôn khuyên cẩn trọng trong việc tiêu thụ carbs.

Trong dâu tằm, có chứa hợp chất 1-deoxynojirimycin (DNJ) gây ức chế và phân hủy carbs. Vì vậy, dâu tằm được biết đến là một “thần dược” giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường bằng việc ngăn chặn lượng đường trong máu

Đặc biệt, dâu tằm trắng giúp lượng đường trong cơ thể luôn ở mức cân bằng, điều trị bệnh tiểu đường loại 2 vô cùng hiệu quả.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Dâu tằm giàu chất chống oxy hóa và nhiều chất dinh dưỡng thực vật, ở phần vỏ rễ của cây dâu tằm có thể giúp ngăn chặn và phát triển sự lây lan của các khối u và có khả năng bảo vệ bạn khỏi ung thư.

Quả dâu tằm có chứa anthocyanins, myricetin giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư da, ung thư phổiquá trình chống oxy hóa trong cơ thể.

Ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Cải thiện hệ tiêu hóa

Quả dâu tằm chứa chất xơ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp làm giảm táo bón, đầy hơi, co thắt dạ dày,…

Không chỉ vậy, nghiên cứu còn chứng minh dâu tằm góp phần là một trong những quả hỗ trợ giảm cân hiệu quả, đặc biệt ở vùng eo, đùi.

Dâu tằm giúp giảm cân hiệu quả

Bảo vệ đôi mắt

Trong dâu tằm có chứa Cyanidin-3-glucoside là một chất có thể làm giảm sự thoái hóa võng mạc ở mắt. Ngoài ra, những chất carotenoid, lutein và zeaxanthin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đôi mắt tránh khỏi nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi.

Bảo vệ đôi mắt

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Các ancaloit có trong dâu tằm giúp tăng cường khả năng miễn dịch tốt. Ngoài ra, dâu tằm còn chứa nguồn vitamin C dồi dào giúp nâng cao khả năng miễn dịch trong cơ thể.

Việc ăn dâu tằm thường xuyên sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, cảm lạnh nhờ những hợp chất và vitamin dồi dào trong loại quả mọng này.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Giúp xương chắc khỏe

Dâu tằm có chứa vitamin K, canxi và sắt, đây là những yếu tố quan trọng hình thành nên xương chắc khỏe. Những hợp chất này giúp ngăn chặn hiệu quả quá trình thoái hóa xương, loãng xương, viêm khớp,…

Giúp xương chắc khỏe

4. Các món ăn ngon từ dâu tằm

Siro dâu tằm

Siro dâu tằm chua ngọt thanh mát sẽ là một thức uống hấp dẫn để bạn có thể bổ sung dinh dưỡng và vitamin cho các thành viên trong gia đình. Nhấn xem ngay công thức đơn giản dưới đây nhé!

Siro dâu tằm

Bánh mochi dâu tằm

Bánh mochi thơm phức với lớp vỏ mềm dai, nhân kem béo ngọt hòa quyện cùng vị dâu tằm chua chua ngọt ngọt sẽ đem đến cho bạn một món bánh thơm ngon hấp đẫn đấy. Cùng chiêu đãi gia đình ngay nhé!

Bánh mochi dâu tằm

Rượu dâu tằm

Rượu dâu tằm có vị ngọt thanh, nồng nhẹ vô cùng thích hợp để dùng kèm trong các bữa cơm giúp kích thích tiêu hóa cũng như cung cấp nguồn vitamin và dinh dưỡng cho cơ thể. Công thức thực hiện vô cùng đơn giản để bạn có ngay món thức uống thơm ngon này đấy!

Rượu dâu tằm

Mứt dâu tằm

Mứt dâu tằm chua chua ngọt ngọt, dùng kèm tách trà nóng sẽ tăng thêm hương vị cho món ăn. Chắc chắn cả gia đình bạn sẽ yêu thích và tấm tắc khen ngon.

Mứt dâu tằm

Hy vọng bài viết đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về tác dụng và các món ăn từ dâu tằm. Hẹn gặp bạn ở những chuyên đề khác tại mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình nhé!

*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ: Healthline, StyleCraze, Wikipedia.

5/5 - (2922 bình chọn)

Bài viết liên quan