Rau sam – thành phần dinh dưỡng, tác dụng và những bài thuốc

5/5 - (649 bình chọn)

Rau sam có vị hơi chua và mặn, không chỉ là loại rau ngon mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe. Vậy đừng bỏ qua các thông tin về rau sam cũng như thành phần dinh dưỡng, tác dụng và một số bài thuốc phổ biến từ loại rau này mà chuyên mục Mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình muốn gửi đến bạn.

1. Rau sam là gì?

Đặc điểm

Rau sam, tên khoa học là Portulaca oleracea, thuộc họ Rau sam (Portulacaceae), sống được một năm và có chiều cao phát triển lên đến 40cm.

Thân mọng nước, trơn nhẵn, có màu hơi đỏ/tím đỏ và bò sát mặt đất cùng với các lá xanh mọc xen kẽ hoặc mọc đối với nhau. Phần rễ cây rau sam gồm có rễ cái và nhiều rễ thứ dạng sợi, có khả năng chịu hạn rất tốt, thậm chí là đất nghèo dinh dưỡng.

Hoa có 5 cánh, màu vàng và đường kính hoa tới 0,6cm. Hoa nở sớm hay muộn tùy thuộc vào tình trạng mưa nhiều hay ít, nhưng thường ra hoa vào khoảng cuối mùa xuân đến giữa mùa thu. Các hạt nằm trong quả nhỏ có hình đậu và nở ra khi chúng phát triển. Thân, lá và nụ hoa của cây rau sam đều có thể dùng được

Dù gọi là rau sam nhưng cách thức phát triển của nó không khác gì loài cỏ dại, được sử dụng trong nhiều món ăn với vị hơi chua và vị mặn đặc trưng như trộn làm salad, đem luộc như các loại rau khác hoặc cách nấu tương tự như rau bi na. Ngoài ra, rau sam có chất nhầy nên cũng được thích hợp để làm món súp hoặc thịt hầm.

Đặc điểm cây rau sam

Nguồn gốc, phân bố

Rau sam có nguồn gốc từ Trung Đông và Ấn Độ, phát triển như một loài cỏ dại và xuất hiện từ rất lâu.

Người ta đã phát hiện các vết tích của loài rau này được xuất hiện ở nhiều địa điểm trong thời kì tiền sử. Chẳng hạn, hạt giống của rau sam được tìm thấy trên cổ vật Hy Lạp ở Kastanas và trong khu bảo tồn để nữ thần Hera trên đảo Samos của Hy Lạp vào thế kỉ thứ 7 TCN.

Thậm chí, trong thời cổ đại, nhờ các đặc tính chữa bệnh của loại rau này mà đã được nhà văn hóa – nhà triết học Pliny the Elder khuyên người dân lúc bấy giờ nên mang theo bên mình như một tấm bùa hộ mệnh, để xua đuổi mọi điều không tốt.

Ngoài ra, còn có bằng chứng cho thấy rau sam đã sinh trưởng trong các mỏ ở Hồ Crawford (tại Ontario) từ năm 1350 – 1539, điều này có nghĩa là rau sam đã đến khu vực Bắc Mỹ vào thời kỳ tiền Colombia.

Giờ đây, rau sam được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới, kéo dài từ Bắc Phi, Nam Âu qua Trung Đông và tiểu lục địa Ấn Độ, rồi đến cả Malesia và Úc.

Nguồn gốc, phân bố rau sam

2. Thành phần dinh dưỡng có trong rau sam

Rau sam nằm trong số ít loài cây có chứa EPA omega-3 chuỗi dài cũng như chứa các axít béo omega-3 nhiều hơn các loại rau ăn lá khác. Đây là loại rau chứa nhiều loại vitamin (nhất là vitamin C, vitamin B, các carotenoid) và nhiều khoáng chất (như canxi, sắt, kali và magie).

Đặc biệt, rau sam có 2 hợp chất chống oxy hóa đã và đang được nghiên cứu trong nhiều thí nghiệm, đó là: chất betacyanin màu đỏ (chứa trong thân cây màu hồng/đỏ) và chất betaxanthin màu vàng (chứa trong hoa và những phần khác của lá có màu vàng).

Trung bình cứ 100g rau sam gồm có các chất dinh dưỡng:

  • Năng lượng: 20kcal
  • Nước: 92,86g
  • Carbohydrate: 3,39g
  • Chất đạm: 2,03g
  • Vitamin E: 81% DV
  • Vitamin C: 25% DV
  • Khoáng chất: 65mg canxi, 68mg magie, 44mg phốt pho, 494mg kali,….

Thành phần dinh dưỡng có trong rau sam

3. Tác dụng của rau sam

Rau sam là loại rau dễ trồng, dễ ăn, dù có thân nhỏ và mảnh nhưng hàm lượng dinh dưỡng có trong rau sam rất đáng chú ý, bằng chứng là rau sam có một số tác dụng đối với sức khỏe như:

Tốt cho da, cơ và xương: Nhờ vitamin C (còn gọi là axit ascorbic) chứa trong rau sam, là chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể để giúp cho da, cơ và xương luôn trong tình trạng tốt. Ngoài ra, hàm lượng canxi có trong rau sam cũng góp phần làm cho xương chắc hơn.

Rau sam tốt cho da, cơ và xương

Bảo vệ màng tế bào và tế bào: Nhờ lượng vitamin E có trong rau sam, có khả năng bảo vệ màng tế bào khỏi bị hư hại. Ngoài ra, chất glutathione có trong rau sam là chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ tế bào tránh khỏi các tác nhân gây hại.

Rau sam bảo vệ màng tế bào và tế bào

Tốt cho mắt: Rau sam có chứa beta-carotene, là một chất chống oxy hóa mà khi hấp thụ vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A, tác động tích cực đến sức khỏe của đôi mắt.

Rau sam tốt cho mắt

Cải thiện giấc ngủ: Chất melatonin có trong rau sam có thể cải thiện giấc ngủ cho bạn.

Rau sam cải thiện giấc ngủ

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Chất betalain có trong rau sam, có khả năng làm giảm lượng cholesterol LDL (xấu) và cholesterol trung tính, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, trong rau sam có chất kali giúp cho cơ thể giảm nguy cơ bị đột quỵ và chất maigie có tác dụng trong việc phòng chống bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường loại 2.

Rau sam giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

4. Năm bài thuốc y học cổ truyền từ rau sam

Thấu hiểu lợi ích từ rau sam, bạn có thể sử dụng loại rau này theo 5 bài thuốc y học cổ truyền mà Mẹo vặt Gia đình đã giúp bạn tổng hợp ngay bên dưới:

Bài thuốc y học 1

Công dụng: Trị giun (hiệu quả với giun kim và giun đũa)

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch 50g rau sam tươi, để ráo.
  • Bước 2: Dùng chày giã nhuyễn hết phần rau, rồi vắt lấy nước. Nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng (khi chưa ăn), và 4 tiếng sau khi uống nước rau sam thì mới bắt đầu ăn lại.
  • Tần suất uống 3 – 4 ngày liên tục, mỗi ngày một lần.
Lưu ý: Nên sử dụng rau sam tươi, hái ngày nào uống ngày đó. Vì nếu bảo quản rau sam sau khi hái trong tủ lạnh, thì hoạt chất sẽ bị giảm cũng như làm giảm hiệu quả công dụng trị giun.

bài thuốc y học cổ truyền từ rau sam trị giun

Bài thuốc y học 2

Công dụng: Trị kiết lỵ

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch 100gr rau sam và 100gr cỏ sữa, để ráo.
  • Bước 2: Đun sôi 400ml nước trong nồi, rồi cho hết phần rau đã rửa vào nồi, nấu cho đến khi hỗn hợp cạn chừng 100ml. Sau đó, lọc qua rây để lấy nước cốt uống. Nên chia uống 2 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Nếu thấy vẫn còn đi ngoài ra máu, thì bạn cho thêm 20g cỏ nhọ vào nồi hỗn hợp khi đun.
  • Nếu thấy khó uống, bạn có thể dùng máy ép để ép hỗn hợp rau, rồi lấy nước cốt đó hòa tan với 100ml nước đem đun sôi trong nồi. Khi uống, có thể thêm 10g mật ong.

bài thuốc y học cổ truyền từ rau sam trị kiết lỵ

Bài thuốc y học 3

Công dụng: Trị mụn nhọt

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch 30g rau sam, để ráo.
  • Bước 2: Dùng cối giã nhuyễn rau sam, rồi cho vào lưới sạch để đắp lên mụn.
  • Tần suất 2 lần/ngày và 3 ngày/tuần.

bài thuốc y học cổ truyền từ rau sam trị mụn nhọt

Bài thuốc y học 4

Công dụng: Trị trướng bụng

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch 300g rau sam, để ráo, rồi chia làm 2 phần đều để sử dụng.
  • Bước 2: Thái nhỏ rau sam, nấu chung với nước vo gạo (lần 2) cho đến khi nước canh sền sệt là có thể dùng.

bài thuốc y học cổ truyền từ rau sam trị trướng bụng

Bài thuốc y học 5

Công dụng: Trị tiểu rát, tiểu máu

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch 300g rau sam, để ráo rồi chia thành 3 phần để uống.
  • Bước 2: Thái nhỏ, đem rau sam đi nấu canh với 50g rau dền cơm. Ăn trong ngày.
  • Tần suất 3 lần/ngay, trong vòng 5 – 7 ngày liền.

bài thuốc y học cổ truyền từ rau sam trị tiểu rát

Với những chia sẻ phía trên, Mẹo vặt Gia đình hy vọng đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về rau sam cũng như các thành phần dinh dưỡng, tác dụng và những bài thuốc từ loại rau này đối với sức khỏe.

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn: Wikipedia, Sức khỏe đời sốngHealthline.

5/5 - (649 bình chọn)

Bài viết liên quan