8 công dụng của khoai môn với sức khỏe và các món ăn từ khoai môn

4.9/5 - (1133 bình chọn)

Khoai môn không chỉ được luộc dùng để ăn trực tiếp mà còn chế biến ra nhiều món canhmón chiên hấp dẫn khác. Vậy hãy cùng mục Mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình khám phá nhiều hơn về nguồn gốc, đặc điểm và 8 công dụng của khoai môn đối với sức khỏe ra sao nhé!

1. Nguồn gốc và đặc điểm

Nguồn gốc khoai môn

Khoai môn, tên khoa học là Colocasia esculenta, có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, Papua New Guinea, phía bắc nước Úc và những khu vực có địa hình núi cao nói chung.

Có thể, khoai môn ban đầu có nguồn gốc từ lãnh thổ Indomalayan, khu vực Đông Ấn Độ, NepalBangladesh. Sau đó, nó được lan sang Đông Nam Á, Đông Á và các đảo Thái Bình Dương theo hướng đông; rồi đến Ai Cập và lưu vực phía đông Địa Trung Hải theo hướng tây; tiếp tục lan nhanh sang hướng nam và hướng tây để đi vào Đông Phi, Tây Phi, vùng Caribê và châu Mỹ.

Hơn nữa, người ta còn cho rằng: khoai môn đã được thuần hóa độc lập rất nhiều lần và phân bố khá rộng nên gây không ít khó khăn trong việc xác định giống loài đầu tiên. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều thông tin về các loài khoai môn hoang dã có thể thuộc bản địa những vùng của Đảo Đông Nam Á.

Nguồn gốc khoai môn

Cụ thể, một số dấu vết khảo cổ về khoai môn được tìm thấy ở nhiều hang động NiahBorneo (10.000 năm trước), hang động IllePalawan (ít nhất 11.000 năm trước), đầm lầy KukNew Guinea (từ 8250 – 7960 TCN) và hang Kilu ở quần đảo Solomon (28.000 – 20.000 năm trước).

Ngoài ra, khoai môn được người Austronesia đưa vào đảo Thái Bình Dương từ 1300 TCN và trở thành một trong bốn loại thực phẩm được trồng nhiều nhất lúc bấy giờ. Theo bằng chứng khảo cổ học thời kỳ tiền thuộc địa Latte (từ 900 – 1521 sau Công Nguyên) cho thấy khoai môn còn là thực phẩm chủ lực của người Micronesia khi họ mang theo bên mình trong quá trình đô hộ tại các hòn đảo.

Nhìn chung, khoai môn là loại thực phẩm được trồng rộng rãi hiện nay và thuộc nhóm cây lâu năm của vùng nhiệt đới.

Đặc điểm khoai môn

Cây khoai môn là loại cây nhiệt đới, được trồng chủ yếu để lấy củ, có họ hàng với giống cây khoai kiểng là XanthosomaCaladium.

Cây khoai môn có thân rễ – đó là củ khoai môn (còn gọi là thân giả) nhiều hình dạng và kích thước khác nhau với lớp vỏ sần sùi, có nhiều vân ngang bao quanh thân củ. Lá khoai môn to, kích thước lên tới 40cm x 24.8cm, được mọc từ thân rễ, có màu xanh đậm ở mặt trên và màu xanh nhạt ở mặt dưới. Cuống lá dài từ 0.80- 1.2m với đường kính đến 25cm. Hoa có kích thước khoảng 8mm và có màu trắng.

Đặc điểm khoai môn

Khoai môn trong văn hóa ẩm thực các nước

Khoai môn là thực phẩm được sử dụng nhiều trong ẩm thực của châu Phi, Nam Á và châu Đại Dương cũng như một số khu vực khác ở Đông Á, Đông Nam Á. Chẳng hạn:

Ở quần đảo Cook: Khoai môn được trồng rất nhiều ở quần đảo này và trở thành thực phẩm chính trong các bữa ăn của người dân nơi đây. Họ thường dùng phần rễ để luộc, lá khoai môn có thể luộc hoặc nấu với nước cốt dừa, hành tây và thịt (hoặc cá).

Ở Fiji: Khoai môn đã trở thành thực phẩm chính của người Fiji trong suốt nhiều thế kỷ và thậm chí còn có cả lễ hội văn hóa về khoai môn tại nước họ.

Ở Hawaii: Khoai môn là thực phẩm sử dụng rất nhiều trong nền ẩm thực bản địa Hawaii. Nó có thể được hấp (dùng như khoai tây), chiên, làm thành bún, làm món laulau,….

Món laulau

Ở Polynesia: Khoai môn được đưa đến Polynesia do những người đi biển vào thời kì tiền sử. Người dân ở đây có nhiều cách chế biến khoai môn khác nhau, như nướng, hấp trong lò đất, luộc hoặc chiên. Đặc biệt là món poi được làm bằng cách nghiền củ khoai môn rồi đem hấp với nước. Hoặc món tráng miệng truyền thống như Samoan fa’ausi dùng khoai môn nghiền nấu trộn với nước cốt dừa và đường nâu. Ngoài ra, lá khoai môn còn được dùng để gói một số món ăn như Tongan lupulu, Samoan palusami, Fijian,….

Samoan fa'ausi

Ở Samoa: Củ khoai môn được nướng hoặc dùng để làm kem, hoặc người ta dùng lá khoai non để gói và nấu chín một số thực phẩm khác trong lò đất.

Ở Trung Quốc: Khoai môn được hấp, luộc hoặc xào giống như khoai tây. Miền Bắc Trung Quốc, khoai môn còn được dùng để om với thịt bò hoặc thịt lợn và làm một số món dimsum như bánh bao khoai môn, bánh nướng,…. Tại vùng Chaoshan ở phía đông tỉnh Quảng Đông, khoai môn trở thành món tráng miệng hấp dẫn như được hấp, đem nghiền thành hỗn hợp đặc sệt, thêm mỡ lợn chiên (hoặc đầu hành phi thơm), si-rô hạt dẻ và hạt bạch quả.

Bánh bao khoai môn

Ở Indonesia: Người dân sử dụng khoai môn cho các món ăn nhẹ, bánh ngọt, bánh quy và một số món ăn như cơm hầm khoai môn tôm khô (khoai môn được cắt hạt lựu rồi nấu cùng với gạo, tôm khô và dầu mè).

Ở Ấn Độ: Khoai môn được sử dụng rộng rãi ở mỗi vùng với các món đặc trưng, như món Patar Vel hoặc Saryia Na Paan còn gọi bánh cuốn chiên (ở Gujarat); món patrode dùng lá khoai cuộn với ngô hoặc bột mì và luộc trong nước (ở Himachal Pradesh); món patrode còn gọi bánh kếp (ở Shimla); ngâm chua lá và thân củ khoai môn (ở Uttarakhand)….

Món Patrode

Ở Việt Nam: Khoai môn được sử dụng cho nhiều món ăn như làm nhân chả giò, bánh pudding, bánh ngọt, súp, sinh tố và nhiều món tráng miệng hấp dẫn khác (như chè khoai môn, bánh nếp,…) ngoài ra còn có các món mặn như chao khoai môn, lẩu khoai môn, canh khoai môn…

Khoai môn trong văn hóa các nước

2. Công dụng của khoai môn

Cây khoai môn thường được sử dụng phần củ vì có hàm lượng chất xơ và nhiều loại vitamin, khoáng chất dồi dào rất cần thiết cho sức khỏe con người. Đặc biệt là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin C, E, kali và magiê trong khoai môn đều có lợi mà hầu như mọi người đều thiếu các dưỡng chất này trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Trung bình mỗi chén (132g) khoai môn nấu chín gồm có:

  • Năng lượng: 187 calo, chủ yếu nhờ hàm lượng lớn carbohydrate (trong đó khoảng 1g chất béo và 1g chất đạm)
  • Chất xơ: 6,7g
  • Vitamin B6: 22% DV (giá trị cung cấp mỗi ngày)
  • Vitamin E: 19% DV
  • Vitamin C: 11% DV
  • Nhiều khoáng chất khác như: magiê 10% DV, phốt pho 10% DV, đồng 13% DV, kali 18% DV, mangan 30% DV,….

Kiểm soát lượng đường trong máu

Nhờ hàm lượng chất xơ và tinh bột kháng, khoai môn làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, giúp việc hấp thụ đường trong máu cũng chậm theo, từ đó tránh làm tăng đột biến lượng đường trong máu sau khi ăn. Thực phẩm này tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

Kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu phát hiện: ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có khả năng giảm 10mg/dl lượng đường trong máu khi áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ (chứa 42g mỗi ngày).

Tinh bột kháng trong khoai môn cũng là chất mà con người không thể tiêu hóa nhưng lại đóng góp trong việc kiểm soát lượng đường không khác gì với chất xơ. Trung bình một củ khoai môn nấu chín thường chứa 12% tinh bột kháng.

Khoai môn giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và huyết áp

Tinh bột kháng và chất xơ trong khoai môn còn có ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và huyết áp khi có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol.

Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu cho thấy: khi được bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn có xu hướng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim. Ngoài ra, theo nghiên cứu khác cứ tiêu thụ 10g chất xơ mỗi ngày, góp phần làm giảm bệnh tim đến 17%.

Có thể nói, củ khoai môn chứa chất xơ (hơn 6g trong mỗi cup khoai môn luộc chín), nhiều hơn hẳn so với chất xơ có trong khoai tây.

Người ta còn sản xuất tinh bột kháng từ khoai môn, phân tích và xác định mức độ ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người, kết quả cho thấy: tinh bột kháng có tác dụng làm giảm cholesterol cũng như góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngoài ra, khoai môn còn chứa lượng kali đáng kể, đây là khoáng chất tạo điều kiện cho việc vận chuyển máu và các chất lỏng giữa các màng và mô được dễ dàng hơn. Đồng nghĩa với việc giảm áp lực lên các mạch máu, động mạch, giúp giảm huyết áp liên quan đến sự căng thẳng của hệ tim mạch.

Khoai môn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và huyết áp

Cung cấp các chất chống ung thư

Củ khoai môn chứa nhiều hợp chất có nguồn gốc thực vật – gọi là polyphenol cùng với các hợp chất chống oxy hóa khác, đều có thể chống lại sự phát triển của tế bào ung thư và bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa.

Ví dụ, người ta phát hiện chất quercetin thuộc nhóm polyphenol trong khoai môn tồn tại với lượng lớn như trong táo, trà và hành tây. Kết quả nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cho thấy: hợp chất quercetin có thể làm chết tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển của một số loại ung thư.

Đồng thời, nó còn trở thành chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác hại của các gốc tự do – vốn là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư.

Khoai môn cung cấp các chất chống ung thư

Giúp giảm cân

Vì chứa tinh bột kháng và chất xơ với hàm lượng đáng kể nên củ khoai môn còn tạo cảm giác no, góp phần làm giảm lượng calo tổng thể và tăng cường đốt cháy chất béo, từ đó làm cho cơ thể giảm được cân nặng và giảm mỡ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: việc ăn nhiều chất xơ đều làm giảm trọng lượng cơ thể và giảm được lượng mỡ đáng kể. Như theo nghiên cứu trên những người khỏe mạnh việc tiêu thụ 14g chất xơ trong 2 ngày tạo cảm giác no lâu hơn và giảm calo nhờ chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày.

Hơn nữa, một nghiên cứu tiến hành trên 20 nam thanh niên khỏe mạnh khi bổ sung 24g tinh bột kháng trước bữa ăn, cho thấy giảm khoảng 6% calo và có hàm lượng insulin thấp hơn sau bữa ăn. Đồng thời, thử nhiệm trên cơ thể chuột, kết quả cho thấy việc ăn chế độ giàu tinh bột kháng làm giảm tổng lượng mỡ cơ thể và giảm mỡ bụng nhờ tinh bột kháng góp phần làm tăng quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể.

Khoai môn giúp giảm cân

Tốt cho hệ tiêu hóa

Chất xơ và tinh bột kháng chứa trong củ khoai môn trở thành thức ăn cho các vi khuẩn đường ruột có lợi, tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất ra nhiều axit béo chuỗi ngắn có lợi cho cơ thể – như chống lại bệnh ung thư ruột kết và bệnh viêm ruột.

Bằng chứng nghiên cứu trên cơ thể lợn về việc bổ sung tinh bột kháng, có thể cải thiện sức khỏe ruột kết bằng cách tăng sản lượng axit béo chuỗi ngắn và giảm tổn thương tế bào ruột kết. Ngoài ra, hai loại carbohydrate này có thể tăng mức hàm lượng axit béo chuỗi ngắn, góp phần chống lại bệnh viêm ruột và ung thư ruột kết.

Có thể nói, khoai môn giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, tránh một số vấn đề liên quan đến tiêu hóa như đầy bụng, táo bón, chuột rút và tiêu chảy, kể cả ung thư ruột.

Khoai môn tốt cho hệ tiêu hóa

Tốt cho thị lực

Nhờ chứa đáng kể lượng chất chống oxy hóa khác nhau, như beta-carotenecryptoxanthin, khoai môn có thể giúp cải thiện thị lực cho bạn. Vì các hợp chất này ngăn ngừa được sự tấn công của các gốc tự do gây hại tế báo mắt và có thể gây ra thoái hóa điểm mắt hay đục thủy tinh thể. Từ đó giúp đôi mắt của bạn trở nên sáng và nhìn rõ hơn.

Khoai môn tốt cho thị lực

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Với hàm lượng vitamin C có trong khoai môn, thực phẩm này hỗ trợ hệ miễn dịch được hoạt động tốt hơn trong cơ thể bạn. Vitamin C kích thích hệ miễn dịch, giúp sản xuất ra nhiều tế bào bạch cầu, góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh. Đồng thời, vitamin này còn giúp cơ thể chống lại sự phát triển của một số bệnh như ung thư, bệnh tim.

Khoai môn hỗ trợ hệ miễn dịch

Tốt cho làn da

Khoai môn còn chứa vitamin A và E đều có lợi cho sức khỏe làn da, ngăn ngừa các bệnh lão hóa và tăng cường sức khỏe tế bào da như xóa mờ vết sẹo, làm lành vết thương, giảm nhăn và giúp da tươi sáng, mịn màng.

Khoai môn tốt cho làn da

3. Các món ăn từ khoai môn

Khoai môn có vị bùi béo, rất dễ ăn và trở thành thực phẩm ưa chuộng trong bữa cơm gia đình. Hãy để Mẹo vặt Gia đình gợi ý cho bạn một vài món ăn ngon từ khoai môn như:

Khoai môn bọc tôm và bọc trứng cút chiên

Đây là món khai vị dù là trẻ nhỏ hay người lớn cũng đều cảm thấy thích khi ăn. Lớp vỏ chiên giòn rụm, vàng ươm bên ngoài cùng với vị bùi bùi của khoai môn và vị dai của thịt tôm hoặc vị béo của trứng cút, chấm cùng với tương ớt thì còn gì tuyệt bằng.

Canh khoai môn

Vị ngọt thơm từ xương heo được hầm, kết với vị bùi ngọt của khoai môn là món canh không thể thiếu trong bữa cơm của bạn. Món canh này rất dễ ăn và ngon hơn khi bạn ăn nóng.

Canh khoai môn

Lẩu bò khoai môn

Vào những ngày trời âm u, se lạnh làm ngay nồi lẩu bò khoai môn thì tuyệt. Vị ngọt và thơm đặc trưng từ thịt bò kết hợp hoàn hảo với vị bùi ngọt của khoai môn, thoang thoảng một chút vị của chao, đậm đà khó quên.

Chè khoai môn

Những ai yêu thích đồ ngọt thì khó lòng bỏ qua món chè khoai môn theo công thức mà Mẹo vặt Gia đình gợi ý ngay đây. Vị ngọt vừa phải mà vẫn cảm nhận được vị bùi ngọt vốn có của khoai môn, hòa lẫn với vị béo của cốt dừa và dai dai của bột năng.

Chè khoai môn

Kem chanh dây khoai môn

Nếu không thích vị ngọt của chè, bạn có thể làm kem chanh dây khoai môn. Kem mịn, mát lạnh kèm với vị chua, thơm nhẹ từ chanh dây và nhất là vị bùi ngọt của khoai môn, làm cho món kem này trở nên hấp dẫn hơn vẻ bề ngoài của nó đấy!

Kem chanh dây khoai môn

Với những thông tin phía trên, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về nguồn gốc đặc điểm và 8 công dụng của khoai môn đối với sức khỏe nhé!

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như: Wikipedia, HealthlineLivestrong.

4.9/5 - (1133 bình chọn)

Bài viết liên quan