11 tác dụng và tác hại của cà phê, lưu ý khi dùng, cà phê làm gì ngon

5/5 - (2259 bình chọn)

Cà phê là loại thức uống quen thuộc mỗi ngày nhưng không phải ai cũng biết hết những tác dụng và tác hại vốn có của cà phê đối với sức khỏe. Vậy hãy để chuyên mục Mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều ấy cùng với các món ngon từ cà phê mà bạn có thể thưởng thức nhé!

1. Thành phần dinh dưỡng của cà phê

Hạt cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa và một số chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe. Cứ mỗi 100g hạt cà phê có chứa các chất dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 1kcal
  • Nước: 99.39g
  • Chất đạm: 0.12g
  • Chất béo: 0.02g
  • Nhiều chất khoáng: 2mg canxi, 0.01mg sắt, 3mg magie, 3 phốt pho,…
  • Các loại vitamin: vitamin E: 0.01g, vitamin B1: 0.014mg, vitamin B2: 0.076mg, vitamin B3: 0.191mg, vitamin B6: 0.01mg

Cà phê được biết đến là loại thức uống chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn so với các loại đồ uống làm từ trái cây và rau quả cộng lại.

Giá trị dinh dưỡng của cà phê

2. Tác dụng của cà phê đối với sức khỏe

Cùng Mẹo vặt Gia đình điểm nhanh qua 11 tác dụng nổi bật mà cà phê mang lại cho sức khỏe như sau:

Nguồn cung cấp năng lượng dồi dào

Caffeine trong cà phê chính là yếu tố giúp cho cơ thể tràn đầy năng lượng và cảm thấy bớt mệt mỏi. Vì sau khi uống cà phê, caffeine sẽ được hấp thụ vào máu, rồi máu di chuyển lên não và ngăn chặn sự hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh ức chế adenosine.

Quá trình này cũng sẽ làm cho các chất dẫn truyền thần kinh khác như dopamine và norepinephrine tăng lên, từ đó kích hoạt mạnh mẽ đến các tế bào thần kinh. Do đó, khi uống cà phê, chức năng hoạt động của não sẽ được cải thiện như tâm trạng, trí nhớ, tốc độ phản ứng cũng như năng lượng trong cơ thể nói chung.

Cà phê cung cấp nguồn cung cấp năng lượng dồi dào

Hỗ trợ đốt cháy chất béo

Hàm lượng caffeine cũng góp phần làm tăng quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể, theo như kết quả nghiên cứu cho thấy caffeine làm tăng quá trình đốt cháy chất béo ở người béo phì khoảng 10% và người gầy khoảng 29%.

Ngoài ra, caffeine còn thúc đẩy tỷ lệ trao đổi chất diễn ra nhanh chóng hơn trong cơ thể lên đến 11%.

Cà phê hỗ trợ đốt cháy chất béo

Tăng cường sức đề kháng

Bên cạnh việc kích thích hệ thần kinh và truyền tín hiệu cho các tế bào mỡ thực hiện việc phân hủy chất béo trong cơ thể, caffeine còn làm tăng epinephrine (còn gọi adrenaline) trong máu. Đây chính là hormone giúp cơ thể bạn đáp ứng được các hoạt động thể chất ở cường độ cao.

Ngoài ra, quá trình phân hủy chất béo mà caffeine gây ra còn tạo nên các axit béo tự do – đây cũng được xem là nguồn nhiên liệu cho cơ thể hoạt động, thậm chí cải thiện đến 12% hiệu suất thể chất. Vì thế, bạn hãy thử uống một tách cà phê đậm đặc trước khi tập thể dục 30 phút sẽ cảm nhận rõ được tác dụng này.

Cà phê còn chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng như 11% giá trị dinh dưỡng khuyến dùng mỗi ngày (RDI) vitamin B2, 6% RDI vitamin B5 cùng với 3% RDI mangan, 3% RDI kali, 2% RDI magiê và 2% RDI vitamin B3 trong mỗi tách cà phê (237ml).

Cà phê tăng cường sức đề kháng

Giảm thiểu nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường loại 2 xuất hiện là do hàm lượng đường trong máu tăng quá cao do kháng insulin. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy những người có thói quen uống nhiều cà phê sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ 23 – 50%, thậm chí đến 67%.

Hoặc theo kết quả phân tích, đánh giá từ 18 cuộc nghiên cứu được tiến hành trên 457.922 người còn thấy thêm việc uống mỗi tách cà phê có thể giảm đến 7% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Cà phê giảm thiểu nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2

Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson

Bệnh Alzheimer thường gặp ở những người trên 65 tuổi và đến thời điểm hiện tại chưa có cách nào để điều trị được bệnh này.

Nếu kết hợp việc uống cà phê với chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, bạn có thể phòng ngừa được bệnh Alzheimer khi về già. Bằng chứng một số nghiên cứu cho thấy những người uống cà phê sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn 65%.

Bệnh Parkinson cũng là bệnh thoái hóa thần kinh, sau bệnh Alzheimer. Bệnh này gây ra các chết của các tế bào thần kinh tại dopamine trong não và vẫn chưa có cách nào điều trị được cho đến thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, việc uống cà phê cho thấy có thể giảm được 60% nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

Cà phê phòng ngừa chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer

Bảo vệ gan

Gan đảm nhận nhiều chức năng quan trọng nên có thể gặp phải một số bệnh phổ biến như viêm gan, gan bị nhiễm mỡ hoặc xơ gan.

Cà phê là một trong những loại đồ uống giúp gan được bảo vệ tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ bệnh xơ gan đến 80% (như trong cuộc nghiên cứu với những người uống 4 tách cà phê mỗi ngày) cũng như một số bệnh lý khác liên quan đến gan.

Cà phê bảo vệ gan

Chống lại bệnh trầm cảm

Cà phê giúp cải thiện các chức năng của não bộ, trong đó có cả tác dụng chống lại bệnh trầm cảm – đây là một trong chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng khiến cho chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2011 tại Harvard chứng minh rằng nhóm phụ nữ uống 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn 20%. Hoặc trong một nghiên cứu khác diễn ra trên 208.424 người cho thấy thêm những người uống cà phê từ 4 cốc trở lên mỗi ngày đều giảm nguy cơ tử vong do tự tử đến 53%.

Cà phê chống lại bệnh trầm cảm

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Cà phê có khả năng chống được hai loại ung thư, đó là ung thư gan và ung thư đại trực tràng – nằm trong top nguyên nhân gây tử vong nhiều trên thế giới. Cụ thể:

Cà phê giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Giảm nguy cơ đột quỵ

Ở một số người, cà phê có thể làm tăng huyết áp, nhưng nhìn chung cà phê được đánh giá trở thành loại đồ uống làm tăng huyết áp nhẹ, chứ không gây nguy hiểm gì nhiều cho bệnh tim mạch. Thay vào đó, cà phê còn góp phầm làm giảm nguy cơ bị đột quỵ.

cà phê giảm nguy cơ đột quỵ

Chứa chất chống oxy hóa lớn

Hàm lượng chất chống oxy hóa trong cà phê chứa rất nhiều, hơn hẳn chất chống oxy hóa được tổng hợp từ trái cây và các loại rau. Vì thế, nó trở thành loại đồ uống lành mạnh khi chứa chất chống oxy hóa dồi dào trên thế giới.

Cà phê chứa chất chống oxy hóa lớn

Giúp bạn sống lâu hơn

Thói quen uống cà phê giúp bạn sống lâu hơn và giảm nguy cơ tử vong sớm cũng như hạn chế tình trạng mắc phải một số bệnh ung thư, mãn tính khác, như:

Cà phê giúp bạn sống lâu hơn

3. Tác hại của việc uống quá nhiều cà phê

Bên cạnh, những lợi ích mà cà phê mang lại cho sức khỏe thì việc uống cà phê không đúng cách, lạm dụng cũng như không phù hợp với thể trạng sức khỏe hiện tại có thể gây ra một số tác hại nhất định, cụ thể như:

Gây ra cảm giác lo lắng, mệt mỏi và tăng tình trạng mất ngủ

Việc uống quá nhiều cà phê, làm cho cơ thể hấp thụ lượng lớn caffeine, gây ra tình trạng lo lắng và bồn chồn, thậm chí còn dẫn đến việc thở nhanh và tăng mức độ căng thẳng. Vì thế, hãy theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi bạn uống cà phê để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, caffeine cung cấp năng lượng cho cơ thể và giảm thiểu cảm giác mệt mỏi nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược. Vì nó làm tăng sự tỉnh táo, khiến bạn không thể ngủ đủ giấc làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn.

Cà phê tăng tình trạng mất ngủ

Việc tiêu thụ lượng nhỏ caffeine từ cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo và dường như không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ với lượng lớn caffeine, sẽ trở thành nguyên nhân làm cho bạn mất ngủ, thậm chí là ngủ không đủ giấc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hiện tại.

Ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa

Uống cà phê có thể gây đau dạ dày. Vì trong cà phê có chứa caffeine làm tăng tần suất các cơn co thắt ở hệ tiêu hóa và axit cà phê làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây ra một số triệu chứng khó chịu như: đầy hơi, ợ chua, co thắt dạ dày; khiến gây tổn thương dạ dày với những người mẫn cảm.

Cà phê làm ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa

Hơn thế nữa, cà phê còn có tác dụng nhuận trường khi giải phóng được gastrin – một loại hormone mà dạ dày có thể sản xuất nhằm làm tăng tốc độ hoạt động tiêu hóa diễn ra trong ruột kết, cũng như kích thích các cơn cơ thắt của nhu động ruột để di chuyển thức ăn nhanh hơn.

Vì thế, nếu uống quá nhiều cà phê sẽ có thể làm phân bị lỏng và cũng có thể gây tiêu chảy ở một số người.

Gây nghiện

Uống cà phê sẽ khiến bạn dễ bị nghiện vì chất caffeine có khả năng kích hoạt một số hóa chất trong não, ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất hoạt động hiện tại. Chẳng hạn, việc không dùng cà phê sau 16 giờ đối với những người có thói quen uống mỗi ngày sẽ khiến họ dễ bị đau đầu, mệt mỏi và gặp phải một số triệu chứng nghiện khác.

Cà phê gây nghiện

Gây huyết áp cao và tăng nhịp tim

Tiêu thụ lượng lớn cà phê sẽ khiến cho huyết áp bị tăng cao, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, nhất là những ai đang bị huyết áp cao thì nên tránh.

Cà phê gây tăng nhịp tim

Lượng lớn caffeine có thể làm tăng nhịp tim ở một số người, khiến tim đập nhanh bất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại, thậm chí nguy cơ tử vong nếu như gặp phải rối loại nhịp tim.

Ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bắp

Cà phê có thể làm cho các sợi cơ bị tổn thương (gọi là tiêu cơ vân) gây ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại. Tiêu cơ vân thường do các nguyên nhân như nhiễm trùng, chấn thương, bị côn trùng hay rắn độc cắn. Do đó, bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 250ml caffeine trong cà phê mỗi ngày mà thôi!

Gây tình trạng đi tiểu nhiều

Thói quen uống nhiều cà phê sẽ làm cho bạn cảm thấy đi tiểu nhiều hơn, vì caffeine có tác dụng kích thích bàng quang hoạt động, có thể gây mất kiểm soát việc tiểu tiện.

Cà phê gây tình trạng đi tiểu nhiều

4. Lưu ý khi uống cà phê

Nhằm phát huy các lợi ích mà cà phê mang lại, bạn nên lưu ý một số vấn đề khi sử dụng loại đồ uống này như sau:

Không uống cà phê quá nhiều với nồng độ quá đặc

Việc lạm dụng cà phê để cải thiện tinh thần tỉnh táo khi làm việc và học tập, tưởng chừng như có lợi nhưng nếu duy trì thói quen này sẽ gây hại cho sức khỏe.

Hơn nữa, việc dùng cà phê đậm đặc sẽ làm cho tim đập nhanh và huyết áp cao bất thường, kèm theo nhiều triệu chứng như bất an, chân tay run, sốt ruột chẳng hạn.

Không uống cà phê quá nhiều và uống với nồng độ quá đặc

Không cho quá nhiều đường vào cà phê

Thêm đường vào cà phê sẽ cải thiện được độ đắng và hợp với khẩu vị hơn, nhưng đây cũng là thói quen mà bạn cần hạn chế.

Đường sẽ kích thích sự hoạt động của insulin, khiến hàm lượng đường đường trong máu tăng lên và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi đường diễn ra trong cơ thể.

Không cho quá nhiều đường vào cà phê

Không uống rượu sau khi uống cà phê

Rượu và cà phê đều là những đồ uống có chất kích thích khiến cho não bị tác động rất nhiều, có thể gây ức chế thần kinh, kích thích sự giãn nở của huyết quản và làm tăng quá trình tuần hoàn máu.

Kết quả của việc uống rượu sau khi uống cà phê sẽ làm cho tim hoạt động cực hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không uống rượu sau khi uống cà phê

Những đối tượng cần tránh và hạn chế uống cà phê

Việc uống cà phê nên được cân nhắc đối với những đối tượng có sức khỏe nhạy cảm như phụ nữ mang thai và những người hay gặp phải vấn đề lo lắng, huyết áp cao hoặc mất ngủ.

Hợp chất caffeine trong cà phê sẽ khiến cho các dấu hiệu này trở nên nghiêm trọng hơn, kể cả tâm trạng của phụ nữ mang thai cùng sự phát triển não của trẻ.

Những người không nên uống hoặc hạn chế uống cà phê

5. Một số món ăn và thức uống ngon với cà phê

Cà phê phin

Cà phê phin có hương vị đậm đà hơn so với cà phê máy, chỉ vài thao tác đơn giản là bạn có ngay tách cà phê phin thơm ngon để thưởng thức vào buổi sáng hay giúp tỉnh táo hơn trong quá trình làm việc, học tập.

Cà phê phin

Cà phê Cold Brew

Nếu bạn muốn thay đổi khẩu vị, thì hãy nếm thử hương vị của cà phê Cold Brew. Bạn sẽ cảm nhận được vị chua nhẹ và thoang thoảng hương thơm của mùi trái cây dịu nhẹ, rất đặc biệt đấy.

Cà phê cold brew

Cà phê bọt biển (cà phê Dalgona Hàn Quốc)

Cà phê bọt biển có lớp bọt cà phê mịn và đắng nhẹ, hòa lẫn với vị béo ngọt của sữa, sẽ khiến bạn mê mẩn với loại đồ uống này.

Cà phê bọt biển (cà phê dalgona Hàn Quốc)

Cà phê xoài

Cà phê xoài được phân tầng hấp dẫn, vị ngọt thơm của xoài hòa lẫn với vị đắng nhẹ của cà phê, kèm theo lớp sữa bọt mềm mịn phía trên. Thử uống một lần, bạn sẽ nghiền đấy!

Cà phê xoài

Cà phê cốt dừa

Thêm một loại đồ uống dành cho các tín đồ yêu thích cà phê, đó là cà phê cốt dừa trông hấp dẫn với nhiều phần topping được sử dụng. Vị béo của cốt dừa làm cho hương vị cà phê trở nên đặc biệt hơn.

Cà phê cốt dừa

Mojito bạc hà cà phê

Mojito bạc hà cà phê sẽ thức tỉnh bạn trong những ngày làm việc căng thẳng, nhất là vào những ngày trời nắng nóng. Vị the mát của bạc hà hòa lẫn với vị đắng ngọt của cà phê, chút vị béo của sữa nguyên kem, mang lại hương vị độc đáo lắm đấy!

Mojito bạc hà cà phê

Bánh quy cà phê

Bánh quy cà phê được tạo hình lạ mắt, thơm ngon, giòn và vẫn giữ được vị đắng nhẹ tự nhiên của cà phê bên cạnh vị beo béo của bơ.

Bánh quy cà phê

Bánh bông lan cà phê

Lớp bánh mềm xốp, có màu nâu và hương vị thơm ngon đặc trưng của cà phê. Đây là món bánh không chỉ người lớn tuổi yêu thích mà trẻ nhỏ cũng khó lòng từ chối.

Bánh bông lan cà phê

Với những thông tin phía trên, Mẹo vặt Gia đình hy vọng đã giúp bạn biết thêm về tác dụng và tác hại của cà phê với sức khỏe cùng với các món ngon với cà phê ra sao rồi đấy!

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ Healthline.

5/5 - (2259 bình chọn)

Bài viết liên quan