Tác dụng của đậu phộng và các lưu ý khi sử dụng an toàn nhất

4.9/5 - (1050 bình chọn)

Đậu phộng là một trong những loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, bạn đã biết hết về tác dụng của đậu phộng và các lưu ý khi sử dụng để mang lại hiệu quả, an toàn cho sức khỏe chưa? Vậy hãy để chuyên mục Mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình giúp bạn nhé!

1. Một vài nét về cây lạc (đậu phộng)

Nguồn gốc

Cây lạc (cây đậu phộng) có nguồn gốc từ các khu vực Trung và Nam Mỹ. Loại cây lạc (Arachis hypogaea) có thể được thuần hóa đầu tiên ở các vùng thung lũng của Paraguay hoặc Bolivia (khu vực Nam Mỹ) và cho đến ngày nay vẫn còn nhiều chủng cây lạc hoang dã nhất được tìm thấy tại đây.

Cây lạc được người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phát hiện, rồi mang lạc từ Brazil đến Tây châu Phi, sang Tây Nam Ấn Độ. Ngoài ra, cây lạc còn được mang đến nước Trung Quốc bởi những người thương nhân Bồ Đào Nha vào thế kỷ 17 và nhiều nhà truyền giáo người Mỹ vào thế kỷ 19, rồi lan rộng khắp các quốc gia châu Á.

Ở Peru, các nhà khảo cổ còn tìm thấy mẫu vật lâu đời nhất của cây lạc vào khoảng 7.600 năm.

Đặc điểm về cây lạc (đậu phộng)

Đặc điểm

Cây lạc hay được gọi là cây đậu phộng theo cách gọi của người miền Bắc nước ta, còn người miền Nam thường gọi là cây đậu phụng, và có tên khoa học là Arachis hypogaea.

Cây lạc thuộc họ Đậu, là loài cây thân thảo có thể phát triển cao đến 30 – 50cm hằng năm. Lá mọc đối, kép có hình lông chim với bốn lá chét. Hoa mọc thành cụm ở nách (chứa 2 – 4 hoa nhỏ), dạng hoa điển hình màu vàng có điểm gân đỏ. Rễ cọc có nhiều rễ phụ, phần rễ cộng sinh với vi khuẩn tạo nên nốt sần.

Một vài nét về cây lạc (đậu phộng)

Sau khi được thụ phấn, cuống hoa sẽ dài ra và uốn cong cho đến khi quả chạm vào mặt đất, phát triển thành một dạng quả đậu (củ) mọc trong đất có hình trụ thuông, dài 3 – 7cm và có vân mạng. Mỗi quả lại chứa 1 – 4 hạt.

Hiện nay, cây lạc (cây đậu phộng) có hơn 1000 giống khác nhau và được trồng khắp nơi ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Vì có khả năng chịu nắng, chịu hạn tốt nên cây lạc được trồng chủ yếu ở các quốc gia nằm từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam.

Nguồn gốc về cây lạc (đậu phộng)

2. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc (đậu phộng)

Đậu phộng chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, cứ 100gr đậu phộng gồm có:

  • Năng lượng: 515kcal
  • Chất đạm: 9.09g
  • Chất béo: 27.27g
  • Carbohydrate: 60.61g
  • Chất xơ: 3g
  • Vitamin C: 3.9g
  • Cholesterol: 15mg
  • Nhiều loại chất khoáng như: 61mg canxi, 1.09mg sắt, 45mg natri,….

Giá trị dinh dưỡng của cây lạc (đậu phộng)

3. Tác dụng của đậu phộng đối với sức khỏe

Đậu phộng cùng nhóm với hạt óc chó và hạt lạnh, nên cũng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 4 tác dụng nổi bật nhất là:

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Những ai đang mắc bệnh liên quan đến tim mạch hoặc đơn giản là muốn tim mạch được hoạt động khỏe, thì hãy ăn một nắm đậu phộng 4 lần mỗi tuần.

Vì có nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng: thường xuyên ăn các loại hạt đậu (gồm có đậu phộng) sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ lượng chất béo không bão hòa chứa nhiều trong đậu, có lợi cho tim. Không những thế, trong đậu còn có các chất chống oxy hóa mạnh như axít oleic, ngăn chặn sự gây hại của các gốc tự do.

Đậu phộng hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Ổn định đường huyết

Các dưỡng chất trong đậu phộng còn mang lại tác dụng giảm và kiểm soát hàm lượng cholesterol có trong máu. Ngoài ra, khoáng chất mangan (trong đậu phộng) đảm nhiệm vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn và duy trì sự ổn định đường huyết.

Phòng ngừa bệnh sỏi mật

Từ kết quả thống kê của nhiều nghiên cứu chứng minh rằng: nếu ăn khoảng 28,35g đậu phộng (hoặc bơ đậu phộng) trong vòng 7 ngày thì cơ thể sẽ giảm đi 25% các nguy cơ tiến triển của bệnh sỏi mật.

Đậu phộng phòng ngừa bệnh sỏi mật

Hỗ trợ giảm cân

Nhờ hàm lượng chất xơ cao, việc ăn đậu phộng thường xuyên (với lượng vừa phải) giúp cho có thể tránh được việc tăng cân ngoài ý muốn.

Đã có kết quả nghiên cứu cho thấy: những người bổ sung đậu phộng trong chế độ ăn hằng ngày, tối thiểu 2 lần/tuần thì sẽ có rất ít khả năng tăng cân hơn so với những người hầu như không bao giờ ăn đậu phộng.

Đậu phộng hỗ trợ giảm cân

4. Các lưu ý khi sử dụng lạc (đậu phộng)

Dù đậu phộng có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng, bạn cũng nên chú ý đến một số lưu ý như:

Nguy cơ ngộ độc aflatoxin

Đậu phộng bảo quản không đúng cách, dễ bị nhiễm nấm mốc (Aspergillus flavus) và sinh ra độc chất aflatoxin. Chất độc này sẽ làm cơ thể cảm thấy chán ăn, mắt vàng và làm giảm hoạt động chức năng của gan (do gan bị tổn thương), thậm chí có thể gây ra suy gan và ung thư gan.

Vì thế, hãy bảo quản đậu phộng ở những nơi khô ráo hoặc phơi khô và chọn dùng những hạt đậu phộng tươi, không bị ẩm mốc, nảy mầm, xuất hiện mùi hôi khó chịu.

Các lưu ý khi sử dụng lạc (đậu phộng)

Chứa chất làm giảm giá trị dinh dưỡng

Đậu phộng chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng khi hấp thụ cùng với các dưỡng chất khác (hoặc chế biến không đúng cách, tùy cơ địa mỗi người)thì các chất trong đậu phộng có thể ức chế hoặc làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm khác.

Chẳng hạn, axit phytic, được tìm thấy trong đậu phộng (cũng như các loại hạt, đậu và ngũ cốc khác), chiếm đến 0,2 – 4,5%, làm giảm khả năng hấp thu sắt và kẽm từ hệ tiêu hóa.

Đậu phộng có chứa chất làm giảm giá trị dinh dưỡng

Nguy hiểm đối với những ai bị dị ứng với đậu phộng

Với những người bị dị ứng với đậu phộng, tuyệt đối không ăn hoặc dùng các sản phẩm có chứa đậu phộng vì sẽ làm cho các triệu chứng của dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn như khó nuốt, sưng cổ họng, mạch đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt,….

Dị ứng với đậu phộng là hiện tượng mà hệ thống miễn dịch trong cơ thể xác định nhầm protein (có trong đậu phộng) là yếu tố gây hại. Vì thế, phản ứng của hệ thống miễn dịch lúc ấy là sẽ giải phóng ra các chất chống lại yếu tố xâm nhập, đồng thời sản sinh ra một số chất khác – là nguyên nhân làm cho các triệu chứng dị ứng xuất hiện.

Ngoài ra, những ai đang bị bệnh gout, huyết áp cao, nhiệt nóng, nổi mụn, ho,… thì cũng nên cân nhắc đến việc sử dụng đậu phộng với lượng phù hợp hoặc tránh dùng (nếu có thể).

Nguy hiểm đối với những ai bị dị ứng với đậu phộng

Dạ dày hoạt động kém

Nếu dạ dày bạn hoạt động yếu, thì nên hạn chế dùng đậu phộng vì có thể làm cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn cũng như khó hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Lưu ý khi dùng đậu phộng cho dạ dày hoạt động kém

5. Cách chọn mua đậu phộng ngon

Để hấp thụ tối ưu các dưỡng chất trong đậu phộng và chế biến ra nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng cao thì bạn nên biết cách chọn mua loại đậu phộng ngon. Vậy bạn hãy áp dụng mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình gợi ý dưới đây để chọn được hạt đậu phộng chất lượng:

  • Kích thước hạt to, tròn. Khi dùng tay bấm vào hạt đậu có cảm giác chắc và mẩy.
  • Vỏ bên ngoài có màu sáng.
  • Hạt đều, không bị trộn lẫn với những hạt lép, hư thối, bị mọt.
  • Không chọn những hạt có xuất hiện mùi lạ, dấu vết bất thường trên hạt đậu.

Cách chọn mua đậu phộng ngon

6. Các món ăn hấp dẫn với đậu phộng

Đậu phộng cũng giống như các loại hạt dinh dưỡng khác đều được chế biến ra nhiều món ăn ngon. Vì thế, hãy vào bếp để làm ngay một số món ăn hấp dẫn với đậu phộng như:

Bánh mochi nhân bơ đậu phộng

Vỏ bánh mềm, mịn và dai được kết hợp với lớp nhân bơ đậu phộng béo ngậy bên trong, ắt hẳn bánh mochi nhân bơ đậu phộng là món tráng miệng tuyệt vời sau bữa ăn của bạn. Nhất là trẻ nhỏ sẽ thích hương vị thơm ngon từ bơ đậu phộng.

Bánh mochi nhân bơ đậu phộng

Đậu phộng tỏi ớt

Đậu phộng tỏi ớt là món ăn vặt được nhâm nhi khoái khẩu của rất nhiều người. Vị bùi bùi của đậu phộng hòa lẫn với vị cay cay của ớt, vị hăng nhẹ của tỏi và nhất là vị mặn ngọt của các gia vị được rang chung với đậu phộng. Ăn hoài mà không thấy ngán!

Đậu phộng tỏi ớt

Kẹo cu đơ đậu phộng

Kẹo cu đơ đậu phộng là món ăn đặc sản của Hà Tĩnh và giờ đây chỉ vài thao tác đơn giản là bạn có thể thưởng thức ngay món đặc sản này tại nhà. Kẹo giòn rụm, có vị ngọt nhưng bạn vẫn cảm nhận được hương vị bùi béo của đậu phộng và thoảng hương thơm của gừng.

Kẹo cu đơ đậu phộng

Như vậy, Mẹo vặt Gia đình đã bật mí xong cho bạn về tác dụng của đậu phộng và các lưu ý khi sử dụng loại đậu này sao cho an toàn nhất rồi đấy! Hãy làm ngay nhiều món ngon từ đậu phộng cùng Mẹo vặt Gia đình nhé!

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như: healthline, songsachfood

4.9/5 - (1050 bình chọn)

Bài viết liên quan