4 tác dụng của rau răm đối với sức khỏe những lưu ý khi sử dụng

4.9/5 - (679 bình chọn)

Rau răm là loại rau thơm được nhiều gia đình sử dụng trong bữa ăn hàng ngày nhưng bạn đã thực sự biết rõ về loại rau này. Vậy hãy để mục Mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình giúp bạn có thêm thông tin về rau răm là gì? Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng rau răm nha.

1. Đặc điểm của rau răm

Khái niệm

Rau răm còn có tên là thủy liễu, nó có hương thơm đặc biệt, vị cay tính ấm, có tinh dầu, là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn như: Cháo hải sản, cháo trứng vịt lộn, trứng vịt lộn, gỏi gà, gỏi vịt,…

Rau răm là gì?

Đặc điểm

Rau răm là một loại cây thảo mộc, có thân mọc bò ở gốc và rễ mọc ra từ các đốt, phần thân mọc cao lên khoảng 30 – 40 cm. Cả cây rau răm đều có mùi thơm đặc trưng, lá rau răm nhọn ở chóp lá và bề mặt thì có nhiều đường gân chạy song song nhau.

Đặc điểm rau răm

Phân bố

Rau răm là một loại cây lưu niên sinh trưởng tốt nhất trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện nóng ẩm nhưng không sống được nếu nhiệt độ trên 32 độ C hay quá nhiều nước.

Ở Việt Nam rau răm được trồng làm rau thơm hoặc có khi mọc tự nhiên. Cây rau răm ưa sáng và chịu được đất thoát nước tốt.

Tính dược trong đông y

Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc.

Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dạng khô thường dùng sắc uống như thuốc.

Tính dược trong đông y

2. Tác dụng của rau răm đối với sức khỏe

Giúp giảm triệu chứng của các vấn đề tiêu hóa

Rau răm tươi có đặc tính ấm bụng nên rất tốt cho tiêu hóa, đặc biệt cải thiện tốt các triệu chứng: Đầy bụng trướng hơi, đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh,…

Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da

Nước ăn chân: Nhờ vào đặc tính sát khuẩn mà rau răm được nhiều người sử dụng khi bị nước ăn chân. Dùng rau răm tươi rửa sạch, giã nát. Tiếp đến đắp lên vị trí bị nước ăn chân hoặc bạn có thể dùng bông mềm thấm nước rau răm để sát khuẩn ngoài da vùng bị nước ăn chân.

Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần, tuy nhiên bạn cần giữ chân luôn khô ráo, hạn chế tới mức tối đa tiếp xúc với nước để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nước ăn chân

Mụn nhọt: Các chỗ mụn nhọt bị sưng thì bạn lấy rau răm với vài hạt muối đem giã nhỏ, đắp vào chỗ bị nhọt rồi băng lại. Mỗi ngày thay một lần. Tác dụng của rau răm khi kết hợp với muối giúp chống viêm, tiêu độc và hoạt huyết.

Mụn nhọt

Hỗ trợ điều trị cảm cúm, hắt hơi

Rau răm kết hợp với gừng cùng tính ấm sẽ trở thành một loại thức uống ngon hữu hiệu và có tác dụng giải cảm, cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của cảm cúm gây ra cho người bệnh.

Hỗ trợ điều trị cảm cúm, hắt hơi

Công dụng của rau răm với da mặt

Tuy không có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng rau răm lại có tác dụng se khít lỗ chân lông vô cùng tiết kiệm và hiệu quả. Nếu bạn dùng rau răm thì không cần quá lo lắng vì nó rất hiệu quả, an toàn, đặc biệt không gây hại cho da. Có thể dùng để thay thế cho các loại sữa rửa mặt bạn đang dùng.

Công dụng của rau răm với da mặt

3. Những lưu ý khi sử dụng rau răm

Với nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng như đã đề cập ở trên, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều và trong suốt một thời gian dài thì có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Để đảm bảo tốt sức khỏe thì bạn nên tìm hiểu kỹ hơn các tác dụng phụ của rau răm như:

Có thể gây rong huyết cho phụ nữ

Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt thì không nên sử dụng rau răm. Vì có thể sẽ gây ra tình trạng rong huyết. Nghiêm trọng hơn nếu phụ nữ ăn quá nhiều rau răm sẽ dẫn tới vô sinh do mất kinh nguyệt.

Chỉ có thể ăn rau răm kèm với các loại thức ăn khác chứ không nên ăn hoặc uống nước ép trong thời gian dài để hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra. Các bạn lưu ý điều này nhé!

Có thể gây rong huyết cho phụ nữ

Có thể làm sảy thai

Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, đặc biệt ở 3 tháng đầu của thai kỳ thì hãy tránh xa rau răm để không gây ra tình trạng sảy thai. Nếu muốn ăn trứng vịt lộn hoặc các loại thực phẩm gây khó tiêu khác thì nên ăn kèm với loại gia vị khác không phải rau răm để đảm bảo an toàn và không gây hại cho thai nhi.

Có thể làm sảy thai

Cẩn thận với người có máu nóng, ốm gầy

Người có máu nóng nên tránh xa rau răm để không làm tăng tính nóng trong người, giảm sinh khí và càng gầy gò hơn.

Với những kiến thức mà Mẹo vặt Gia đình chia sẻ phía trên, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi biết thêm về rau răm là gì? Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng rau răm. Chúc bạn có được sức khỏe tốt với nhiều món ăn ngon cùng chuyên mục Vào bếp Mẹo vặt Gia đình.

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như: Wikipedia, Sức khỏe và đời sống cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch.

4.9/5 - (679 bình chọn)

Bài viết liên quan