Hương thảo – rosemary là gì? Tác dụng của tinh dầu hương thảo với sức khỏe

4.9/5 - (2469 bình chọn)

Rosemary hay hương thảo là cái tên quen thuộc trong ẩm thực châu Âu bên cạnh việc làm cây kiểng. Hãy cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình tìm hiểu nhiều hơn về hương thảo (rosemary) là gì? Tác dụng của tinh dầu hương thảo với sức khỏe ra sao nhé!

1. Rosemary là gì?

Rosemary thuộc thực vật họ Hoa môi, còn gọi là hương thảo hoặc mê điệt hương và tên khoa học là Rosmarinus officinalis. Hương thảo – rosemary có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và được trồng nhiều ở khu vực Nam Âu châu, Bắc Phi và Tây Á.

Người ta phát hiện cây hương thảo đầu tiên trên các bảng đá hình nêm vào 5000 năm trước Công Nguyên. Sau đó, cây thảo mộc này được truyền rộng đến phía đông, rồi đến Trung Quốc vào cuối thời nhà Hán năm 220 sau Công Nguyên.

Ngoài ra, rosemary còn được truyền đến Anh và rồi đến châu Mỹ theo những người di cư đầu tiên vào châu Âu khoảng đầu thế kỷ 17. Cuối cùng, rosemary nhanh chóng được lan truyền rộng tại khu vực Nam Mỹ và phân phối trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, hương thảo được trồng ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam.

Rosemary là gì?

Rosemary – hương thảo thuộc loại cây thân thảo, có chiều cao phát triển từ 1 – 2m, phân nhánh và mọc thành bụi. Lá dài từ 2 – 4cm, rộng từ 2 – 5mm, khá hẹp và có màu xanh lục ở phía trên, còn ở phía dưới mặt lá thì có màu trắng, cùng với lông tơ dày và ngắn. Hoa gồm có 2 – 10 cánh hoa với chiều dài cỡ 1cm, có màu trắng, tím, hồng hoặc xanh đậm.

Toàn bộ cây đều tỏa ra hương thơm rất đặc trưng. Người ta dùng cây hương thảo để làm cây cảnh trong nhà, sân vườn hoặc sử dụng lá để làm hương liệu trong thực phẩm. Lá hương thảo có vị đắng, chát và hương thơm đặc trưng. Khi nướng chung với thịt hoặc rau, thì lá hương thảo có vị hơi giống mù tạt làm cho các món nướng BBQ trở nên hấp dẫn hơn, hoặc có thể dùng cho món luộc, món súp và món hấp.

Ngoài ra, người ta còn chiết xuất lá và cành hoa hương thảo để tạo nên tinh dầu hương thảo, sử dụng trong nhiều sản phẩm như nước hoa, dầu gội đầu, xà phòng rửa tay và massage thư giãn, trị liệu trong y học.

Đặc điểm rosemary - hương thảo

2. Tinh dầu hương thảo là gì?

Tinh dầu hương thảo được chiết xuất từ phần ngọn lá hoặc lá của cây hương thảo. Tinh dầu là một chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, có xu hướng chuyển dần sang màu sẫm hơn và hơi đặc lại, có thể hòa tan với rượu và hầu như không chứa chất béo nào.

Từ lâu, tinh dầu hương thảo được sử dụng trong y học cổ truyền và đến ngày nay các nhà khoa học vẫn không ngừng thử nghiệm các lợi ích của loại tinh dầu này đối với sức khỏe.

Tinh dầu hương thảo là gì

3. Tác dụng của tinh dầu hương thảo

Tinh dầu hương hảo có giống với các loại dầu thực vật khác hay không? Cùng Mẹo vặt Gia đình tìm hiểu một số tác dụng nổi bật của tinh dầu hương thảo ngay dưới đây:

Cải thiện chức năng của não

Ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, hương thảo đã được sử dụng với công dụng tăng cường trí nhớ. Vì khi hít phải tinh dầu có thể làm cho não thư giãn, giúp bạn tập trung và ghi nhớ thông tin tốt hơn.

Thực sự vậy, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: việc hít dầu hương thảo có khả năng ức chế sự phân hủy acetylcholine – đây là hợp chất hóa học có trong não liên quan đến sự tư duy, sự tập trung và trí nhớ. Hơn nữa, khi nghiên cứu trên 20 thanh niên trong một căn phòng nhỏ được khuyếch tán tinh dầu hương thảo cho thấy: tốc độ và độ chính xác của những thanh niên này khi trả lời các câu hỏi toán học có xu hướng tăng theo tỷ lệ thời gian tinh dầu được khuyếch tán.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác cho thấy thêm việc hít phải tinh dầu hương thảo làm cho người lớn tuổi đang mắc chứng giảm trí nhớ (như bệnh Alzheimer) có thể cải thiện chức năng của não.

Tinh dầu hương thảo cải thiện chức năng của não

Kích thích mọc tóc

Tinh dầu hương thảo có thể hỗ trợ điều trị chứng rụng tóc, nhất là chứng hói đầu (rụng tóc nội tiết tố) ở nam giới và chứng rụng tóc loang lổ.

Đối với chứng rụng tóc nội tiết tố ở nam giới, dầu hương thảo có tác dụng ngăn chặn một số quá trình mà hoocmoon testosterone tấn công các nang tóc của những người đàn ông – nguyên nhân gây hói đầu. Bạn có thể pha loãng dầu hương thảo và xoa lên tóc khoảng 2 lần/ngày trong vòng 6 tháng, sẽ thấy được độ dày của tóc được cải thiện, tương tự như việc dùng thuốc minoxidil (Rogaine) để điều trị mọc tóc. Thậm chí, việc dùng loại tinh dầu này còn mang lại cảm giác dễ chịu và ít ngứa da đầu hơn so với việc dùng minoxidil.

Bên cạnh đó, tinh dầu hương thảo có thể chống lại chứng rụng tóc từng mảng (còn gọi rụng tóc loang lỗ) khi thoa hỗn hợp dầu hương thảo với một loại tinh dầu khác (như dầu jojoba) vào mỗi ngày trong vòng 7 tháng. Kết quả cho thấy giảm đến 44% tình trạng rụng tóc so với hiện tại.

Tinh dầu kích thích mọc tóc

Có thể giảm đau

Trong y học dân gian, dầu hương thảo được biết đến với tác dụng giảm đau, có thể hơn cả việc dùng thuốc giảm đau acetaminophen.

Bằng chứng trong một cuộc nghiên cứu kéo dài 2 tuần, khi thoa dầu hương thảo kết hợp với bấm huyệt trong vòng 20 phút, 2 lần/ngày trên cơ thể những người còn sống sau khi bị đột quỵ có triệu chứng đau vai. Kết quả cho thấy cơn đau vai đã giảm được 30% so với những người chỉ bấm nguyệt (giảm 15% cơn đau).

Tinh dầu hương thảo có thể giảm đau

Tiêu diệt côn trùng và sâu bọ

Dầu hương thảo còn được sử dụng trong thuốc trừ sâu tự nhiên, vì có khả năng tiêu diệt được một số loại côn trùng, đồng thời cũng xua đuổi cả một số côn trùng hút máu như muỗi và bọ ve:

Người ta sử dụng một loại thuốc trừ sâu EcoTrol – có thành phần dầu hương thảo, phun lên cây cà chua trong nhà kính, kết quả cho thấy giảm đến 52% số lượng bọ xít và nhện 2 đốm mà không gây hại gì cho cây trồng. Hoặc dùng bình xịt chứa 100% dầu hương thảo cũng có tác dụng tương tự thuốc trừ sâu hóa học bifenthrin khi kiểm soát được sự lây lan của bọ chét chân đen (nguyên nhân gây bệnh Lyme trên cây trồng).

Khi tiến hành thử nghiệm việc dùng tinh dầu hương thảo có tác dụng xua đuổi muỗi Aedes aegypti lâu nhất so với 11 loại tinh dầu khác. Cụ thể pha loãng 12.5% dầu hương thảo có khả năng xua đuổi muỗi đến tận 90 phút.

Tinh dầu hương thảo tiêu diệt côn trùng và sâu bọ

Giúp giảm căng thẳng

Hương thảo có thể làm giảm nồng độ cortisol – đây là một loại hormone gây hại cho cơ thể, khi nồng độ cortisol tăng lên có thể trở thành nguyên nhân làm ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, góp phần gây mất ngủ và thay đổi tâm trạng kèm với một số vấn đề sức khỏe khác.

Việc ngửi dầu hương thảo sẽ giúp cho cơ thể bạn giảm bớt đi tình trạng căng thẳng. Bằng chứng khi cho các sinh viên điều dưỡng hít thở bằng ống có chứa tinh dầu hương thảo, kết quả cho thấy: mạch đập trong trạng thái hồi hộp của họ giảm khoảng 9%.

Hơn nữa, trong cuộc nghiên cứu khác với 22 tình nguyên viên chứng minh thêm: việc ngửi dầu hương thảo khoảng 5 phút làm giảm nồng độ hormone căng thẳng cortisol trong nước bọt của họ thấp 23% so với nhóm người chỉ ngửi một hợp chất không thơm.

Tinh dầu hương thảo giúp giảm căng thẳng

Hỗ trợ lưu thông máu

Khi cơ thể lưu thông máu kém thường xuất hiện tình trạng bàn tay hoặc bàn chân cảm thấy lạnh, lúc này bạn có thể nghĩ đến việc dùng dầu hương thảo để xoa bóp trên bàn tay hoặc bàn chân để hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn cũng như giảm bớt cảm giác lạnh ở các bộ phận này.

Chẳng hạn, trong nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc bệnh Raynaud khi xoa bóp bàn tay bằng dầu hương thảo sẽ giúp cho các ngón tay trở nên ấm hơn. Thậm chí, tinh chất của dầu còn có thể làm cho mạch máu được mở rộng, hỗ trợ máu lưu thông và giảm bớt tình trạng cảm thấy lạnh.

Tinh dầu hỗ trợ lưu thông máu

Tăng cường sự tỉnh táo và tập trung

Nhiều nghiên cứu chứng minh tinh dầu hương thảo có thể tăng cường sự chú ý, tỉnh táo, tâm trạng và năng lượng cho cơ thể:

Kết quả nghiên cứu trên 20 thanh niên khỏe mạnh khi được cho hít phải tinh dầu hương thảo, cảm thấy tinh thần sảng khoái hơn 30% và giảm tỷ lệ buồn ngủ đến 25% so với nhóm người ngửi dầu giả dược. Vì hương thảo làm gia tăng mức độ tỉnh táo bằng cách thay đổi của sóng não, tăng nhịp tim, nhịp thở và huyết áp.

Theo kết quả của một nghiên cứu chứng minh thêm: việc thoa tinh dầu hương thảo (loãng) lên da làm cho 35 người khỏe mạnh cảm thấy tỉnh táo, tràn đầy năng lượng và tâm trạng vui vẻ hơn sau 20 phút so với việc dùng dầu giả dược.

Tinh dầu hương thảo giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung

Hỗ trợ giảm viêm khớp

Khi thoa tinh dầu hương thảo lên vị trí chấn thương hoặc chỗ viêm khớp dạng thấp, có thể giảm bớt tình trạng viêm. Bằng chứng sơ bộ cho thấy: dùng dầu hương thảo có thể làm giảm viêm mô – gây sưng, đau và cứng, khi ngăn chặn được các tế bào bạch cầu di chuyển đến các mô bị thương để giải phóng hợp chất gây viêm.

Cụ thể, trong cuộc thử nghiệm với những người bị viêm khớp dạng thấp khi được xoa bóp đầu gối bằng hỗn hợp tinh dầu hương thảo trong 15 phút, với tần suất 3 lần/tuần. Kết quả cho thấy giảm được triệu chứng đau đầu gối do viêm đến 50% so với mức những người không dùng dầu (chỉ giảm 12%).

Tinh dầu hương thảo hỗ trợ giảm viêm khớp

Ức chế một số vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm

Tinh dầu hương thảo có thể ức chế được sự phát triển của một số loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa của tinh dầu. Hơn nữa, tinh dầu hương thảo có thể sẽ trở thành một chất bảo quản thực phẩm trong tương lai không xa vì ít tác dụng phụ hơn so với việc dùng các chất phụ gia nhân tạo.

Tinh dầu hương thảo ức chế một số vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm

4. Cách dùng tinh dầu hương thảo

Để sử dụng tinh dầu hương thảo cho an toàn, bạn hãy chú ý đến một số vấn đề khi dùng như sau:

Sử dụng với số lượng ít

Tinh dầu hương thảo thường rất đậm đặc, nên khi sử dụng bạn cần pha loãng với nước hoặc một số tinh dầu có tác dụng mang lại sức khỏe theo mong muốn của bạn. Bạn chỉ nên nhỏ một hoặc ba giọt tinh dầu để sử dụng thôi nhé!

Khuếch tán tinh dầu vào không khí

Một số người mở nắp chai tinh dầu để hít một ít hương thơm, nhưng cũng có người nhỏ vài giọt tinh dầu lên khăn và để gần mũi để ngửi.

Ngoài ra, nhiều người sử dụng máy khuếch tán tinh dầu để lan tỏa hương thơm khắp căn phòng, cách này rất tiện lợi.

Lưu ý: Việc dùng máy khuếch tán tinh dầu cần tránh để gần hoặc tiếp xúc với trẻ nhỏ hoặc nơi nằm ngủ của trẻ sơ sinh.

Tinh dầu hương thảo khuếch tán tinh dầu vào không khí

Kết hợp với các tinh dầu khác

Tinh dầu hương thảo có thể thoa trực tiếp lên da, vì thế bạn có thể nghĩ đến việc kết hợp hương thảo với một số tinh dầu khác để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất trên da cũng như mang lại sức khỏe tối ưu hơn như giảm cơn đau nhức, giảm viêm.

Ví dụ, bạn có thể pha loãng tinh dầu hương thảo với dầu jojoba làm giảm khả năng gây kích ứng dầu khi được thoa lên da.

Ngoài ra, Mẹo vặt Gia đình gợi ý cách pha loãng tinh dầu mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Đối với trẻ nhỏ: Pha loãng 1 giọt tinh dầu hương thảo với 1 muỗng canh tinh dầu khác.
  • Đối với trẻ vị thành niên: Pha loãng 1 giọt tinh dầu hương thảo với 1 muỗng cà phê tinh dầu khác.
  • Đối với người lớn: Pha loãng 3 – 6 giọt tinh dầu hương thảo với 1 muỗng cà phê tinh dầu khác.

Tinh dầu hương thảo kết hợp với các tinh dầu khác

Không thoa lên vùng da bị tổn thương

Bạn cần tránh việc thoa tinh dầu hương thảo trực tiếp lên các vùng da đang bị tổn thương (như vết thương bị hở) hoặc gần các vùng da nhạy cảm (như mắt) vì có thể gây nguy hiểm đến tình trạng vết thương và mắt.

Không dùng với phụ nữ mang thai, động kinh hay huyết áp cao

Với những phụ nữ mang thai hay những người bị động kinh, bị huyết áp cao cũng nên tránh dùng tinh dầu hương thảo, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại.

Cụ thể, tinh dầu hương thảo cũng như sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên dường như đều không trải qua quá trình giám sát và đánh giá của cơ quan FDA nên dường như một số chuyên gia y tế không khuyến khích việc sử dụng tinh dầu hương thảo cho phụ nữ mang thai, vì có thể gây biến chứng cho sự phát triển bình thường của thai nhi và những người bị động kinh vì có thể tăng nguy cơ co giật.

Tinh dầu hương thảo không nên dùng với phụ nữ mang thai, động kinh hay huyết áp cao

Như vậy, Mẹo vặt Gia đình đã chia sẻ xong cho bạn về hương thảo – rosemary là gì? Tác dụng của tinh dầu hương thảo với sức khỏe ra sao rồi đấy! Hy vọng bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình.

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như: WikipediaHealthline.

4.9/5 - (2469 bình chọn)

Bài viết liên quan