Rươi là con gì? Con rươi có tác dụng gì và các lưu ý khi ăn bạn cần biết

5/5 - (1033 bình chọn)

Rươi hay còn được gọi là “con rồng đất”, những thức ăn được chế biến từ rươi có hương vị rất độc đáo và bổ dưỡng. Để biết rõ thêm về con vật này hãy cùng chuyên mục mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình để tìm hiểu xem rươi là con gì, tác dụng của chúng và cần lưu ý gì khi ăn nhé!

1. Rươi là con gì?

Rươi là con gì?

Rươi hay còn gọi là rồng đất thuộc bộ giun đốt, có nhiều lông tơ tua rua, chúng sống tiếp giáp giữa vùng nước ngọt và nước lợ. Mỗi năm rươi chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn ngủi thường chỉ có ở miền Bắc.

Những món ăn được chế biến từ rươi rất thơm ngon, giàu dinh dưỡng, mang hương vị độc đáo và đầy sức hấp dẫn luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Có rất nhiều món ăn được làm cho từ rươi như: chả rươi, mắm rươi, rươi nấu riêu, rươi xào củ niễng, kho, hấp,…

Rươi là con gì?

Mùa rươi có từ thời gian nào

Rươi là đặc sản chỉ có ở miền Bắc và mỗi năm xuất hiện một lần trong khoảng thời gian vài ngày.

Sau nhiều năm quan sát thì dân gian đúc kết được là rươi chỉ nổi nhiều, tập trung nhiều nhất vào ngày 20 tháng 9 và mùng 5 tháng 10 âm lịch mỗi năm.

Mùa rươi có từ thời gian nào

2. Con rươi có tác dụng gì?

So với nguồn dinh dưỡng từ thịt bê non (trong 100 gram bê non nó 78.2g nước, 20g protid, 0.5g lipid, cung cấp được 87calo) thì rươi không thua kém mà còn vượt xa.

Cứ trong 100g rươi thì có 81.9gr nước, 12.4gr protid, 4.4gr lipid, cung cấp cho cơ thể được 92 calo. Ngoài ra, rươi còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng với sức khỏe như canxi, photpho, sắt, kẽm…

Trong thịt rươi có chứa 1 lượng chất đạm kha khá so với cơ thể của chúng, chính vì thế mà khi ăn rươi sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn và cơ thể khoẻ khoắn hơn.

Giúp cơ thể khỏe khoắn

Thêm vào đó, nếu bạn đang có vết thương thì việc ăn rươi sẽ cung cấp đạm cho cơ thể từ đó kích thích việc cấu tạo các mô tế bào giúp vết thương mau lành lại hơn.

Lượng canxi có trong rươi sẽ giúp cho bạn có 1 cơ thể và hệ xương chắc khoẻ.

Sắt, kẽm và photpho là một trong những khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người và trong con rươi có chứa hết các khoáng chất này.

Chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể

Bên cạnh đó con rươi kết hợp nấu với củ niễng còn có thể phòng và chữa được 1 số bệnh như bệnh về tim mạch. Chính vì những lợi ích đó mà những món ăn từ rươi luôn được mọi người yêu thích.

Con rươi có tác dụng gì?

3. Các lưu ý khi ăn rươi mà bạn cần biết

Tại sao lại ăn rươi với vỏ quýt

Có 1 nguyên tắc ngầm khi chế biến rươi thành thức ăn đó là phải nấu kèm với vỏ trần bì (vỏ quýt). Bởi rươi là sinh vật sống ở dưới đáy nước, nơi nhiều bùn cát nên rươi chứa nhiều độc tố. Cùng với việc cấu tạo của rươi có nhiều chân tua rua nên những bụi bẩn cũng như độc tố sẽ dễ tích tụ và tích tụ lâu hơn.

Nếu ăn phải rươi chết sẽ dễ bị ngộ độc, sình bụng, khó tiêu, tiêu chảy cấp, nếu nặng hơn có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Ăn rươi rất dễ bị đau bụng

Theo Đông y, vỏ quýt hay còn được gọi là vỏ trần bì, có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ như: kích thích nhẹ đường tiêu hóa, điều trị chứng khó tiêu, cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn, gây ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn.

Tất cả những tác dụng này có trần bì đều khắc chế những tác dụng phụ từ rươi. Đặc biệt là vỏ quýt có tác dụng làm kiềm chế, hóa bỏ những chất độc hại do rươi thải ra.

Vì vậy khi nấu các món ăn từ rươi, người ta sẽ cho thêm cả vỏ quýt. Đây dường như đã trở thành 1 nguyên liệu bắt buộc cho những món ăn làm từ rươi.

Tại sao lại ăn rươi với vỏ quýt

Ăn rươi dễ bị dị ứng và ngộ độc

Rươi vốn sống ở môi trường đáy nước, nhiều cát bụi nên chúng sẽ dễ nhiễm chất độc từ môi trường sống. Những vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella, E.coli có thể tồn tại trong rươi gây ra tiêu chảy, bệnh đường ruột nếu chế biến không đúng.

Rươi sống tại vùng nước nhiều vi khuẩn

Đạm từ rươi không mang tính lành như đạm trong thịt heo, bò,… cùng với việc trong rươi có rất nhiều đạm cho nên nhiều người khi ăn có thể bị ngộ độc vì lý do chất đạm này sẽ ngấm vào cơ thể gây ra các phản ứng xấu.

Rươi phải đảm bảo còn tươi sống mới có thể an toàn ăn được, điều này gây khó khăn cho việc vận chuyển, nếu trong quá trình vận chuyển rươi bị chết thì chúng sẽ tạo ra những độc tố có hại cho cơ thể có thể gây ra các chịu chứng như: bị nổi ban, đau đầu, nôn ói, tiêu chảy,…

Chả rươi thơm ngon

Những ai không nên ăn rươi?

Người có tiền sử dị ứng với hải sản

Như đã nói ở trên, chất đạm trong rươi rất dễ gây dị ứng, nên nếu bạn là một trong những người có cơ địa nhạy cảm và dị ứng với hải sản thì không nên ăn những món ăn từ rươi.

Một điều đặc biệt quan trọng là những người đã từng một lần bị ngộ độc rươi thì không nên ăn tiếp món này lần hai, điều này sẽ làm nguy hiểm đến tính mạng bởi ngộ độc lần sau sẽ nặng và nguy hiểm hơn lần trước.

Người có tiền sử dị ứng với hải sản

Người vừa bệnh

Khi ăn thịt rươi bạn phải có cơ thể thực sự khỏe mạnh, nếu bạn vừa bị ốm hay vừa khỏi ốm thì sức đề kháng và hệ tiêu hóa sẽ kém hơn bình thường thì không nên ăn rươi. Bởi cơ thể bạn sẽ dễ bị nhiễm độc từ rươi gây ra các triệu chứng nôn mửa, choáng váng,… đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng.

Người vừa bệnh

Phụ nữ mang thai

Cũng vì lý do rươi giàu đạm, cho nên bà bầu nên tránh ăn món này trong suốt thai kỳ bởi chúng có thể gây khó tiêu, sình bụng, giảm hệ miễn dịch tiêu hóa gây ảnh hưởng không tốt đến em bé.

Phụ nữ mang thai

Trẻ em

Bởi vì rươi có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella, E.coli,… chúng sẽ gây ra tiêu chảy hay các bệnh liên quan đến đường ruột, mà đối với trẻ em, hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn chỉnh, cho nên không nên cho trẻ ăn một lúc nhiều rươi.

Những ai không nên ăn rươi?

Người có hệ tiêu hóa kém

Nếu bạn là người có hệ tiêu hóa yếu kém, dễ mẫn cảm với những loại thức ăn lạ thì cũng không nên thử món này, chúng rất dễ gây nhiễm khuẩn đường ruột, ngoài những triệu chứng khi mắc bệnh đường ruột ra thì nó còn làm cho đường ruột trở nên nhạy cảm hơn sau này.

Người có hệ tiêu hóa kém

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn biết con rươi là gì? Những tác dụng của chúng và những điều cần lưu ý khi ăn. Thường xuyên ghé thăm chuyên mục mẹo vào bếp để thu thập thêm những kiến thức khác nữa nhé!

*Tham khảo thông tin từ nguồn Wikipedia

5/5 - (1033 bình chọn)

Bài viết liên quan