Hải sâm là gì? Tác dụng của hải sâm với sức khỏe, cách chế biến món ngon

5/5 - (4046 bình chọn)

Chúng ta thường nghe nói hải sâm là “nhân sâm của biển cả”, có bao giờ bạn thắc mắc vì sao lại như thế? Hôm nay hãy cùng Mẹo vặt Gia đình ghé thăm chuyên mục mẹo vào bếp để tìm hiểu hải sâm là gì? Tác dụng và cách chế biến món ăn từ hải sâm nhé!

1. Hải sâm là gì?

Nguồn gốc của hải sâm

Đa phần hải sâm thường sống ở dưới đáy biển sâu trên toàn thế giới, đặc biệt có nhiều ở khu vực biển Châu Á Thái Bình Dương. Một số hải sâm đôi khi còn bị vùi lấp dưới đại dương sâu.Ở độ sâu hơn 8,9 km, hải sâm chiếm 90% tổng khối lượng của loài macrofauna.

Hải sâm hình thành từng đàn lớn di chuyển khắp các vùng sâu của đại dương, săn tìm thức ăn.

Đây là một trong những động vật da gai thích nghi tốt nhất ở độ sâu cực lớn.

Nguồn gốc của hải sâm

Đặc điểm cơ thể của hải sâm

Hải sâm là loại động vật không có xương sống, hình dạng bên ngoài trông giống như con đỉa. Chúng thường có cấu tạo hình ống thân sần sùi, không phân biệt được đầu – đuôi.

Cơ thể hải sâm được cấu tạo từ một mô sền sệt dai với các đặc tính độc đáo như cơ thể có từ 8 đến 30 chân ống trông giống như những xúc tu bao quanh miệng, điều này giúp chúng tiêu thụ thức ăn và giúp chúng có thể di chuyển dưới đáy đại dương.

Đặc điểm cơ thể của hải sâm

2. Thành phần dinh dưỡng

Trong 112gr hải sâm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như:

  • Lượng calo: 60
  • Chất đạm: 14 gram
  • Chất béo: < 1 gram
  • Vitamin A: 8% DV
  • Vitamin B2 (Riboflavin): 81% DV
  • Vitamin B3 (Niacin): 22% DV
  • Canxi: 3% DV
  • Magiê: 4% DV

Ngoài ra, trong hải sâm còn chứa nhiều hợp chất khác hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác như ung thư, tim mạch, đau khớp,… Do vậy từ lâu hải sâm được chọn làm một trong số các thực phẩm giúp bồi bổ cơ thể.

3. Tác dụng của hải sâm

Hỗ trợ phòng chống các bệnh ung thư

Trong hải sâm có chứa hợp chất triterpenoid glycoside, hợp chất này khi vào cơ thể sẽ gây ức chế khả năng sống sót cũng như khả năng xâm lấn của các tế bào ung thư.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy triterpene diglycoside được tìm thấy trong hải sâm Việt Nam có tác dụng gây độc trên 5 loại tế bào ung thư, bao gồm tế bào ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư da,… từ đó tăng khả năng chống lại các bệnh ung thư của cơ thể.

Ngoài ra thì hợp chất triterpenoid glycoside có trong hải sâm còn làm ức chế sự tăng sinh của các tế bào nội mô mạch máu của con người và hạn chế chúng di chuyển, từ đó tránh việc tế bào ung thư di căn sang những bộ phận khác.

Hỗ trợ phòng chống các bệnh ung thư

Đặc tính kháng khuẩn

Hải sâm có khả năng gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt ở những người bị suy giảm miễn dịch sẽ khiến nấm Candida albicans – một loại nấm men cơ hội gây nhiễm trùng cơ thể. Hải sâm hay các thực phẩm có chiết xuất từ hải sâm sẽ giúp chống lại loại nấm này.

Trong một nghiên cứu kéo dài một tuần ở 17 cư dân tại nhà bị nấm Candida, những người tiêu thụ thực phẩm có chiết xuất từ ​​hải sâm sẽ làm giảm sự phát triển quá mức của nấm hơn so với những người khác.

Đặc tính kháng khuẩn

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Hải sâm sẽ làm giảm đáng kể các cholesterol. Việc loại bỏ các cholesterol này sẽ giúp cân bằng lượng cholestero trong máu đảm bảo cho sức khỏe tim mạch, cải thiện sức khỏe của tim.

Hải sâm hay các thực phẩm có chiết xuất từ hải sâm còn giúp làm giảm nguy cơ tăng huyết áp, hỗ trợ việc kiểm soát huyết áp tốt hơn.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Giảm đau khớp

Trong hải sâm có chứa chondroitin sulfate, chất này có lợi cho những người mắc các bệnh về khớp như viêm xương khớp, đau khớp,…

Ăn nhiều hải sâm hay cung cấp các thực phẩm có chiết xuất từ hải sâm sẽ giúp giảm đau xương khớp đáng kể.

Giảm đau khớp

Giúp xương chắc khỏe

Lượng canxi có trong hải sâm sẽ giúp hỗ trợ xương chắc khỏe. Ngoài ra, hàm lượng collagen cao trong hải sâm đóng vai trò là thành phần cấu trúc để canxi bám vào, lượng canxi trong xương sẽ được giữ lại, từ đó làm tăng mật độ cũng như giữ gìn sức mạnh của xương.

Hơn nữa, trong hải sâm chứa rất nhiều hợp chất có cấu trúc liên quan đến chondroitin sulfate, một thành phần quan trọng của mô liên kết của con người được tìm thấy trong sụn và xương, có lợi cho những người mắc các bệnh về khớp như viêm xương khớp.

Giúp xương chắc khỏe

Cải thiện chức năng gan thận

Hải sâm còn có chức năng cải thiện chức năng gan thận. Ăn thịt hải sâm hay dùng các thực phẩm có chiết xuất từ hải sâm sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng căng thẳng oxy hóa và tổn thương gan trong cơ thể.

Cải thiện chức năng gan thận

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong hải sâm có chứa glycinearginine, đây là những hợp chất có lợi cho việc tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Những kháng thể này thực hiện một nhiệm vụ quan trọng trong việc loại bỏ các vật thể lạ ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Glycine sẽ có tác dụng kích thích sản xuất và giải phóng kháng thể tế bào IL-2.

Arginine sẽ hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch tế bào bằng cách thúc đẩy sự kích hoạt và tăng sinh của tế bào T, một loại tế bào bạch cầu chống lại mầm bệnh và tế bào ung thư.

Tăng cường hệ miễn dịch

Ngăn bệnh nướu răng

Sử dụng kem đánh răng có thành phần từ hải sâm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng.

Trong một nghiên cứu với 28 bệnh nhân bị viêm nướu mạn tính hoặc giai đoạn đầu của viêm nha chu mạn tính cho thấy, bệnh nhân đánh răng bằng kem đánh răng có thành phần hải sâm khoảng 2 lần mỗi ngày trong vòng ba tháng đã cải thiện tình trạng mảng bám và viêm hiệu quả.

Ngăn bệnh nướu răng

Giảm nguy cơ hen suyễn tái phát

Với khả năng giảm viêm dị ứng hô hấp, hải sâm còn được các chuyên gia cho rằng tác dụng của hải sâm còn giúp giảm các nguy cơ hen suyễn.

Ăn hải sâm có thể được ứng dụng như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh hen suyễn, ngăn ngừa cơn hen bộc phát cũng như tần suất xuất hiện của chúng.

Giảm nguy cơ hen suyễn tái phát

4. Lưu ý khi sử dụng hải sâm

Chứa chất chống đông máu

Mặc dù hải sâm đã được tiêu thụ khắp thế giới trong nhiều thế kỷ và được coi là tương đối an toàn, nhưng vẫn có một số lo ngại tiềm ẩn.

Đầu tiên, một số loài nhất định có đặc tính chống đông máu, không phải tất cả các loài hải sâm đều như vậy nhưng một số loài có đặc tính này, chúng có thể làm loãng máu.

Vì lý do này cho nên bạn phải cân nhắc khi ăn hải sâm trước và sau khi phẫu thuật hay những lúc có vết thương để ngăn ngừa việc mất máu quá nhiều.

Tương tự lý do trên, nếu bạn có các bệnh lý liên quan đến loãng máu thì hãy cân nhắc khi sử dụng hải sâm.

Chứa chất chống đông máu

Dị ứng

Thứ hai, nếu bạn là một người bị dị ứng với hải sản có vỏ, hãy cân nhắc khi sử dụng hải sâm vì nó có thể gây dị ứng. Mặc dù bản thân loại thực phẩm này không hề có vỏ nhưng chúng có thể bị ô nhiễm chéo tại các nhà hàng hải sản hoặc cơ sở chế biến.

Dị ứng

5. Cách chế biến hải sâm đúng cách

Hải sâm tươi

Giống như những loại hải sản tươi sống khác, hải sâm tươi sẽ có mùi tanh nên cần được sử lý đúng cách mới có thể ăn được.

Cách 1: Dùng muối và gừng

  • Để loại bỏ mùi tanh của hải sâm chúng ta có thể dùng muối và gừng. Trước tiên, chúng ta giã nhuyễn 3 – 4 củ gừng sau đó pha với 1 ít rượu, hải sâm sau khi đã làm sạch ruột thì cho vào hỗn hợp rượu và gừng ngâm trong khoảng 15 phút. Rượu và gừng sẽ giúp làm mất mùi tanh của hải sâm.
  • Tiếp theo chúng ta pha nước muối loãng, hải sâm sau khi ngâm xong thì cho vào nước muối, cuối cùng rửa lại bằng nước sạch là có thể chế biến được.

Cách 2: Nướng hải sâm

  • Nướng sơ hải sâm, việc nướng sơ hải sâm chẳng những giúp hải sâm không còn mùi tanh mà còn khiến chúng giảm đi độ mặn, tan độ giòn.
  • Trước tiên chúng ta tiến hành nướng sơ hải sâm, sau đó cạo bỏ lớp nhớt trên chúng rồi ngâm vào nước lạnh khoảng 30 phút.
  • Việc ngâm hải sâm trong nước lạnh sẽ giúp thịt hải sâm giảm bớt độ mặn. Cuối cùng là đợi phần hải sâm mềm ra thì bóc lớp vỏ ngoài sau đó luộc sơ và ngâm thêm trong nước lạnh để tạo nên độ giòn của hải sâm.

Cách chế biến hải sâm đúng cách

Hải sâm khô

Ngâm và lấy ruột, trước tiên chúng ta đem hải sâm đi ngâm nước ấm khoảng 12 – 16 tiếng cho đến khi thịt hải sâm mềm ra và có độ đàn hồi thì sẽ dễ dàng cho việc cắt thịt hải sâm. Dùng dao để nạo sạch phần ruột ra và rửa lại với nước sạch rồi để cho ráo nước.

Tiếp theo, giã nát 3 – 5 củ gừng cho vào 1 nồi nước, đun lửa nhỏ đảm bảo sao cho nước luôn nóng vừa phải là được. Nếu nước quá nóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của hải sâm, còn nước bị nguội dần sẽ khiến thịt hải sâm không được mềm và ngon.

Tiếp tục đun hải sâm trong vòng 30 phút, thấy thịt hải sâm mềm hẳn ra thì chuẩn bị 1 thau nước đá, cho hải sâm vào ngâm thêm 10 phút để giúp thịt hải sâm giòn và ngon hơn.

6. Các món ăn ngon từ hải sâm

Lẩu bào ngư

Một trong những món ăn bổ dưỡng từ hải sâm chính là lẩu bào ngư với nguyên liệu là các loại hải sản bổ dưỡng, trong đó có hải sâm, nước lẩu đậm đà kèm với rau củ. Xem ngay và vào bếp cùng Mẹo vặt Gia đình làm món lẩu này ngay nào!

Lẩu bào ngư

Cháo hải sâm

Món ngon từ hải sâm tiếp theo mà Mẹo vặt Gia đình muốn giới thiệu đến các bạn chính là món cháo nấu hải sâm. Cháo hải sâm thích hợp nhất cho các trẻ nhỏ bởi tính chất dễ ăn và đảm bảo được nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Nấu xong tô cháo hải sâm nóng hổi, rắc hành ngò vào và cho cháo ra chén, rắc thịt xay lên trên và thưởng thức ngay là được. Nếu nấu cho trẻ nhỏ, bạn có thể thả vào một muỗng dầu mè để giúp bé ngon miệng hơn.

Cháo hải sâm

Canh hải sâm

Canh hải sâm nấu với rau củ vừa dễ ăn lại lạ miệng. Dễ dàng chế biến lại đảm bảo mùi vị thươm ngon và không kén người dùng, món ngon này làm vào dịp cuối tuần cho cả nhà cùng thưởng thức là thích hợp nhất.

Hải sâm cùng rau củ hòa quyện vào nhau trong phần nước đậm đà, ăn với cơm hay ăn không đều thích hợp.

Canh hải sâm

Hải sâm tiềm thuốc bắc

Chỉ cần nghe tên món ăn thôi cũng đã liên tưởng được món ăn này mang lại giá trị dinh dưỡng như thế nào rồi. Món ăn này sẽ đặc biệt thích hợp với các sĩ tử, hay những người lớn tuổi, những người cần bồi bổ sức khỏe.

Vừa rồi Mẹo vặt Gia đình đã cùng các bạn tìm hiểu xem hải sâm là gì? Tác dụng của hải sâm đối với sức khỏe và những món ngon từ hải sâm, hy vọng bài viết có thể cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn. Đừng quên thường xuyên ghé thăm chuyên mục mẹo vào bếp để biết thêm nhiều kiến thức khác nhé!

Nguồn thông tin tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau như: Wikipedia, HealthlineNational Geographic

5/5 - (4046 bình chọn)

Bài viết liên quan