Các loại cà phê phổ biến, cách phân biệt cà phê Arabica và Robusta

4.9/5 - (4487 bình chọn)

Để nạp năng lượng cho một ngày mới năng động, ai cũng thích chọn cho mình một vị cà phê quen thuộc. Thế nhưng, dù uống mỗi ngày, chúng ta có lẽ vẫn chưa hiểu rõ hết và phân biệt được các loại cà phê. Nếu bạn cũng thắc mắc thì cùng vào bếp và tìm hiểu ngay nhé!

1. Tổng quan về cà phê

Cà phê là gì?

Đã quá quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, cà phê là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê, thức uống từ loại hạt này có chất caffein giúp người uống tỉnh táo hơn.

Đầu tiên, cà phê được trồng ở các vùng nhiệt đới châu Phi, vùng Madagascar, Comoros, Mauritius, Réunion và các vùng thuộc đường xích đạo. Ngoài châu Phi, cà phê đã được trồng ở hơn 70 quốc gia, đặc biệt là các khu vực như Ấn Độ, Đông Nam Á, Nam Mỹ.

Sau khi chín, quả cà phê sẽ được hái, chế biến và phơi khô rồi đem rang trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau. Khi đã rang chín tuỳ theo ý thích, cà phê được xay nhuyễn và ủ với nước sôi để tạo thành những món thức uống hấp dẫn.

Dù là cà phê nóng hay lạnh, nguyên chất hay pha thêm sữa, cà phê vẫn mang hương vị rất đặc biệt, thơm ngon khó cưỡng và khiến bao người chỉ cần thiếu là không thể tỉnh táo được!

Cà phê là gì?

Lịch sử cà phê

Lịch sử cà phê Việt Nam

Vào những năm 1850, cà phê lần đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam. Hơn nữa, Tây Nguyên không phải là vùng đất đầu tiên được trồng cà phê như bạn vẫn nghĩ, mà thay vào đó, cà phê được trồng từ năm 1900 ở các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Ninh Bình hay các tỉnh miền Trung là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị.

Những ngày đầu ở vùng đất Tây Nguyên, cây cà phê được trồng nhiều nhất là cà phê Chè (hay cà phê Arabica), nhưng do giống cây Chè trở nên thoái hoá do không thích hợp với điều kiện thời tiết nê cây cà phê Vối (hay cà phê Robusta) và cà phê Mít (Coffea Exelsa) được thay thế và trồng đến tận bây giờ.

Cũng nhờ cà phê, kinh tế và đời sống người dân Việt Nam đã được cải thiện với chưa đến 10% người sống dưới mức nghèo khổ theo thống kê năm 1994. Năm 1990, Việt Nam là nước đứng đầu Đông Nam Á về mảng xuất khẩu cà phê, đứng thứ 2 thế giới về sản xuất, xuất khẩu cà phê xanh chỉ sau Brazil.

Lịch sử cà phê Việt Nam

Lịch sử cà phê thế giới

Cà phê được người chăn dê ở Kaffa (Ethiopia ngày nay) phát hiện năm 1671 nhờ những chú dê của mình. Sau một lần họ thấy dê ăn loại cây có hoa trắng, quả đỏ đã có thể chạy nhảy đến tận đêm mà không mệt mỏi. Câu chuyện dần đến tai của những người ở tu viện, họ thử uống nước ép từ loại quả kỳ lạ đó và hơn cả mong đợi, họ đã có thể cầu nguyện đến tận đêm mà không hề buồn ngủ.

Châu Phi và Ả Rập đã từng là hai nơi duy nhất có được giống cây cà phê này, thế nhưng, các thương gia người châu Âu đã thành công khi hạt cà phê nảy mầm tại vùng đất Amsterdam, Hà Lan năm 1710. Chỉ sau 100 năm, người Ả Rập đã mất đi vị trí độc tôn của mình khi hạt cà phê được gieo trồng khắp nơi trên thế giới, và trở thành loại hàng hoá được xuất khẩu có lợi nhuận cao nhất ở thế kỷ 18.

Lịch sử cà phê thế giới

2. Các loại hạt cà phê phổ biến

Các loại hạt cà phê phổ biến ở Việt Nam

Robusta

Là loại cà phê được trồng chủ yếu ở Việt Nam, hạt cà phê Robusta khá nhỏ, được sấy trực tiếp và không phải lên men nên rất phù hợp với người yêu thích vị đắng đậm đà và hương thơm khó cưỡng.

Robusta

Arabica

Cà phê Arabica thường được trồng ở độ cao 600m trở lên, khí hậu mát mẻ, đặc biệt chỉ có ở vùng Lâm Đồng nước ta. Cây cà phê khi trưởng thành có độ cao lên đến 4 – 6m, mỗi quả có 2 hạt cà phê.

Quả của cà phê Arabica sau khi được thu hoạch, lên men, làm sạch rồi sấy, do đó đặc điểm nổi bật của loại cà phê này vị chua nhẹ đồng thời vị đắng cũng nhạt hơn so với Robusta.

Ngoài ra, cà phê Arabica còn có một số dòng nổi bật được trồng ở Việt Nam như Moka có mùi thơm quyến rũ, vị nhạt; còn Catimor có mùi thơm nồng nàn, vị hơi chua.

Arabica

Culi

Không giống các quả cà phê có hai hạt, cà phê culi “độc nhất vô nhị” chỉ có một hạt trong mỗi quả. Dù có vị đắng mạnh, nhưng bù lại là hương thơm ngây ngất, nước cà phê đen sóng sánh khiến bao nhiêu người phải mê mẩn.

Culi

Cherry

Được trồng ở vùng đất khô đầy gió và nắng ở Cao nguyên nước ta với 2 dòng chính là Liberica và Exelsa. Hạt cà phê Cherry vàng và sáng bóng, hương vị thoang thoảng khi pha và chút chua nhẹ sảng khoái của Cherry được nhiều người yêu thích đặc biệt là các chị em phụ nữ.

cà phê cherry

Moka

Là một chi của dòng Arabica, Moka được biết đến là một loại cà phê có giá thành cao hơn tất cả bởi sự hiếm có, quy trình trồng trọt và chăm sóc vô cùng tỉ mỉ. Vì được trồng ở độ cao hơn 1500m, hạt cà phê khi được rang có vị ngon và hương thơm không lẫn vào đâu được, vị chua thanh thoát, uống một lần là không thể nào quên.

Moka

Cách phân biệt hai loại hạt cà phê Arabica và Robusta

Arabica

Robusta

Hình dạng

Hạt to và dài, phần rãnh ở giữa có hình chữ S

Hạt nhỏ, hình bầu dục hoặc tròn, rãnh ở giữa chỉ là đường thẳng nhỏ

Màu sắc

Màu sẫm bình thường sau khi rang xay

Màu đậm hơn Arabica sau khi rang xay

Mùi vị

Mùi vị phong phú, thơm, chua và ít đắng

Có vị đắng nhiều và ít thơm

Đặc điểm địa lý

Thường được trồng ở độ cao từ 800m trở lên (so với mực nước biển). Những nơi có khí hậu mát mẻ từ 15 – 24 độ C, lượng mưa trung bình khoảng 1200 – 2200mm/năm

Những nơi có nhiệt độ từ 18 – 36 độ C, có độ cao từ 900m, lượng mưa trung bình khoảng 2200 – 3000 mm/năm

Đặc điểm sinh học

Có khả năng chống lạnh cao, khó trồng.

Dễ dàng thích nghi với môi trường sống, có khả năng chống bệnh gỉ sắt, sâu đục thân,…

3. Các loại cà phê phổ biến

Các loại cà phê phổ biến ở Việt Nam

Cà phê đen

Từng giọt cà phê đen óng chầm chậm rơi xuống ly từ phin nóng tạo nên một cảm giác thư giãn không ngờ, cà phê có mùi thơm nức, màu đen đẹp mượt mà, nếu thích ngọt, bạn có thể cho thêm 1 ít đường, uống cùng đá lạnh, nếu thích nhâm nhi chậm rãi, bạn có thể chọn để cà phê nguyên vị, cái đắng tan trên đầu lưỡi đến không thể kiềm lòng mà nhấm thêm chút nữa.

Cà phê đen

Cà phê sữa

Đối với những tín đồ yêu thích cà phê nhưng không thể chịu được vị đắng chát, thì cà phê sữa là lựa chọn tuyệt vời. Phần sữa béo nhẹ, thơm ngon vừa phải được cho vào cà phê, khuấy đều, đập thêm ít đá là đã hoàn thành. Chỉ cần uống một chút cà phê sữa, ngày mới của bạn sẽ tràn đầy năng lượng.

Cà phê sữa

Bạc xỉu

Bạc xỉu là từ mà người Sài Gòn gọi tắt của cụm từ “bạc tẩy xỉu phé” trong tiếng Quan Thoại của người Hoa Sài Gòn xưa. Một món uống dễ chịu, dễ thương hệt như tên gọi của nó với phần sữa nhiều hơn phần cà phê, rất phù hợp cho ai lần đầu tiên uống thử loại thức uống gây nghiện này.

Một ly bạc xỉu nóng với bánh quẩy hoặc bánh tiêu là món ăn sáng được yêu thích của nhiều người, còn khi thêm một ít đá lạnh, ly bạc xỉu lại trở nên thơm ngon và đậm đà hơn. Ngày nay, bạc xỉu được thêm cốt dừa, kem béo,… nhưng dù thế nào đi nữa, bạc xỉu luôn có sức hút và vị ngon không thể chê vào đâu được.

Bạc xỉu

Các loại cà phê Ý nổi tiếng

Espresso

Là nền tảng cho nhiều loại đồ uống từ cà phê khác như cà phê latte, cappuccino, mocha, americano,… Espresso có vị đậm đặc nhất và được pha chế với nhiều loại hạt cà phê, rang xay.

espresso

Cappuccino

Một tách cà phê cappuccino bao gồm ba phần đều nhau: cà phê espresso pha loãng, sữa nóng và bọt sữa mịn, dày. Để tách cà phê thêm đẹp mắt và tròn vị, người ta thường rải lên trên tách cà phê cappuccino là bột ca cao hoặc bột quế.

Cappuccino

Latte

Latte là kiểu cà phê sữa của Ý, được làm từ nguyên liệu chính là espresso, sữa nóng và bọt sữa. Điều đặc biệt để tạo nên một ly latte hấp dẫn đó chính là lớp bọt sữa được tạo hình nghệ thuật và bắt mắt phía trên. Điểm khác biệt giữa latte và cappucino chính là lượng espresso ít hơn và lượng sữa nóng sẽ nhiều hơn.

Latte

Macchiato

Macchiato hay còn được gọi là Cafe Macchiato hay Espresso Macchiato, là loại cà phê espresso có một lớp bọt sữa beo béo ở trên với hương vị mạnh mẽ hơn nhiều loại thức uống khác. Ngày nay, macchiato không chỉ là thuật ngữ dùng để gọi tên cà phê của Ý, mà nó còn được sử dụng phổ biến để chỉ các loại thức uống có lớp bọt sữa phía trên.

macchiato

Mocha

Giống với tách cà phê latte, cà phê mocha có lớp nền là espresso và sữa nóng nhưng có thêm sốt socola và chất làm ngọt, thường là bột cacao và đường. Ngoài sử dụng siro socola, người ta còn trang trí thêm kem tươi, kẹo dẻo, bột quế, bột ca cao,… giúp cà phê thêm thơm và đẹp mắt hơn.

Mocha

Americano

Cà phê Americano, hay còn được gọi là Caffe Americano hoặc café Americano là một loại cà phê được tạo ra bằng cách thêm nước nóng vào espresso, không khuấy đều mà để dòng nước tự hòa vào cà phê.

Americano

Không chỉ là người thưởng thức cà phê, nay bạn đã am hiểu hơn về các loại cà phê phổ biến, cách phân biệt cà phê Arabica và Robusta nhờ những thông tin hữu ích đến từ Mẹo vặt Gia đình rồi đó!

*Thông tin tham khảo và tổng hợp từ nguồn Wikipedia

4.9/5 - (4487 bình chọn)

Bài viết liên quan