5 tác dụng tuyệt vời của quả sung có thể bạn chưa biết

4.9/5 - (3419 bình chọn)

Nghe đến quả sung nhưng bạn lại chưa bao giờ ăn thử bởi hương vị lạ miệng khiến bạn cảm thấy không quen. Vậy hãy để Mẹo vặt Gia đình bật mí cho bạn về 5 tác dụng tuyệt vời của quả sung qua chuyên mục Mẹo vào bếp mà có thể bạn chưa biết trước đây, để có hướng sử dụng loại quả này tốt cho sức khỏe nhé!

1. Giá trị dinh dưỡng của quả sung

Quả sung là một loại trái cây và tên gọi khoa học là Ficus carica. Hình dạng quả sung trông như giọt nước và có kích thước to bằng cỡ ngón tay cái.

Vỏ quả màu tím hoặc xanh lục và bên trong chứa nhiều hạt nhỏ đều có thể ăn được. Phần thịt quả sung thì có màu hồng, vị ngọt nhẹ.

Bạn có thể sử dụng quả sung theo 2 dạng:

  • Quả sung tươi thường giàu chất dinh dưỡng, nhiều loại vitamin và khoáng chất nhưng ít calo.
  • Quả sung khô thường chứa nhiều đường và calo hơn.

Người ta sử dụng quả sung và lá của cây sung phục vụ mục đích sức khỏe như cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và kiểm soát lượng đường trong máu.

Giá trị dinh dưỡng của quả sung

Một quả sung tươi (khoảng 40g) chứa các chất dinh dưỡng như:

  • Năng lượng: 30 calo
  • Carbohydrate: 8g
  • Chất xơ: 1g
  • Vitamin B1 (thiamine): 2% DV (giá trị hàng ngày)
  • Vitamin B2 (riboflavin): 2% DV
  • Vitamin B6: 3% DV
  • Vitamin K: 2% DV
  • Nhiều chất khoáng như đồng 3% DV, magiê 2% DV, kali 2% DV,…

Đặc điểm cây sung

2. Tác dụng của quả sung

Quả sung có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhất là đối với sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa. Vậy hãy để Mẹo vặt Gia đình bật mí thêm cho bạn về một số tác dụng nổi bật của quả sung ra sao:

Tăng cường hệ tiêu hoá

Nhờ chứa chất xơ, quả sung từ lâu đã trở thành một phương thuốc hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.

Chẳng hạn, chất xơ sẽ có tác dụng làm mềm và làm nặng khối lượng phân, dễ dàng đưa ra ngoài cũng như giảm tình trạng bị táo bón. Hoặc chất xơ trở thành nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe hơn.

Ngoài ra, chất xơ có thể giảm đáng kể các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng và táo bón như trong kết quả nghiên cứu trên 150 người bọ hội chứng ruột kích thích kèm theo táo bón (IBS-C) khi tiêu thụ khoảng 4 quả sung khô (45g) 2 lần/ngày.

Theo nhiều cuộc nghiên cứu trên động vật còn cho thấy chiết xuất quả sung làm tăng tốc độ di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như viêm loét đại tràng và kể cả táo bón.

Quả sung tăng cường hệ tiêu hoá

Cải thiện hệ sức khoẻ mạch máu và tim

Hoạt chất trong quả sung có thể cải thiện tình trạng huyết áp và làm giảm lượng mỡ trong máu, từ đó cải thiện sức khỏe mạch máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Theo nghiên cứu trên những con chuột có huyết áp bình thường và huyết áp cao cho thấy chiết xuất từ quả sung có khả năng làm giảm huyết áp. Ngoài ra, chiết xuất từ lá sung còn cải thiện được cholesterol toàn phần, cholesterol HDL (tốt) và cholesterol trung tính.

Quả sung cải thiện hệ sức khoẻ mạch máu và tim

Kiểm soát lượng đường trong máu

Đồ uống từ chiết xuất quả sung có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn so với các loại đồ uống khác, nghĩa là quả sung có tác dụng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Bằng chứng là trong một nghiên cứu thực hiện vào năm 1998, được tiến hành trên 10 người mắc bệnh tiểu đường loại 1 có độ tuổi từ 22 – 38, cho thấy: việc uống trà lá sung vào buổi sáng làm giảm hoạt động insulin đến 12%.

Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc đến việc sử dụng quả sung khô, vì ở dạng khô thì quả sung chứa nhiều đường hơn, có thể làm tăng lượng đường trong máu chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Quả sung kiểm soát lượng đường trong máu

Đặc tính chống ung thư tiềm năng

Nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy tác dụng của lá sung và nhựa mủ tự nhiên của cây sung có hoạt tính chống lại tế bào ung thư, như ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử xung, ung thư vú và các tế bào ung thư gan.

Thế nhưng, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về việc sử dụng quả sung cũng như các hình thức và bộ phận khác của cây sung về tác dụng phòng chống các bệnh ung thư.

Quả sung có đặc tính chống ung thư tiềm năng

Cải thiện làn da khoẻ mạnh

Quả sung là thực phẩm có khả năng cải thiện sức khỏe làn da, nhất là đối với làn da khô, ngứa do bị dị ứng và viêm da dị ứng.

Theo kết quả nghiên cứu trên 45 trẻ em bị viêm da khi được bôi kem có chiết xuất từ quả sung 2 lần/ngày trong suốt 2 tuần liền, cho thấy giảm các triệu chứng viêm da hơn so với việc sử dụng kem hydrocortisone để điều trị.

Trong cuộc nghiên cứu khác trên động vật và trong ống nghiệm, chiết xuất từ quả sung cũng như các loại trái cây khác còn có tác dụng chống oxy hóa trên tế bào da, làm giảm sự phân hủy collagen, từ đó cải thiện tình trạng nếp nhăn.

Quả sung cải thiện làn da khoẻ mạnh

3. Cách chọn mua quả sung

Chọn mua quả sung ngon sẽ giúp bạn hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng từ loại quả này và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại. Vậy hãy áp dụng cách chọn mua quả sung mà Mẹo vặt Gia đình gợi ý cho bạn như sau:

Quả sung tươi

Quả sung tươi có màu sắc (như nâu, vàng, xanh lam, tím đậm) và kích thước nhỏ to cũng khá đa dạng. Bạn nên chọn những quả sung chín có độ đàn hồi tốt khi chạm vào và có hương vị ngọt nồng khi nếm thử. Bề mặt vỏ quả có thể bị xước nhẹ cũng không sao.

Tránh chọn quả sung còn cứng hoặc bị dập, bầm và nổi nấm mốc, thậm chí xuất hiện mùi chua, thối.

Cách chọn quả sung tươi

Quả sung khô

Chọn mua quả sung khô có trong bao bì, nguồn gốc và thời hạn sử dụng rõ ràng. Khi kiểm tra, quả sung không có mùi lạ và xuất hiện nấm mốc.

Cách chọn quả sung khô

4. Một số cách chế biến quả sung

Tùy theo nhu cầu mà bạn chọn hình thức tiêu thụ quả sung khác nhau, như:

Quả sung tươi: Được biết đến là loại quả có hàm lượng calo thấp và chứa nhiều chất dinh dưỡng nên quả sung tươi trở thành món ăn nhẹ tuyệt vời. Bạn có thể làm món tráng miệng, món salad hoặc làm mứt từ quả sung tươi.

Trước khi ăn, bạn nên rửa sạch quả sung dưới vòi nước và dùng tay chà nhẹ lên bề mặt của quả, tránh dùng bàn chải để chà. Sau đó, lau khô và ăn trực tiếp nguyên quả hoặc chế biến thành món ăn yêu thích. Bạn có thể gọt vỏ nếu như không thích.

Cách chế biến quả sung tươi

Quả sung khô: Là loại quả chứa nhiều calo và đường, trái ngược lại với quả sung tươi. Vì thế, bạn có thể sử dụng quả sung khô để hỗ trợ điều trị táo bón tại nhà.

Bạn có thể ăn quả sung khô như các loại trái cây sấy khô khác, hoặc sử dụng trong các món bánh, món cháo hoặc ăn kèm với sữa chua.

Lưu ý: Khi sử dụng quả sung khô trong các món ăn, bạn nên ngâm quả sung khô vào nước hoặc nước ép trái cây để qua đêm, hoặc có thể đun sôi nhẹ với nước. Cách làm này sẽ giảm bớt bụi bẩn và giảm lượng đường có trong quả sung khô trước khi chế biến.

Cách chế biến quả sung khô

Lá sung: Lá sung có giá trị dinh dưỡng cao và được chế biến theo nhiều cách khác nhau, thậm chí bạn có thể sử dụng lá sung để làm màng bọc cho các món ăn có cơm và thịt. Ngoài ra, trà lá sung cũng có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

Sử dụng lá sung

5. Món ăn từ quả sung

Nộm sung

Sung được chế biến thành món nộm truyền thống hoặc kết hợp với tai heo giòn sựt, hòa lẫn vị chua ngọt của nước gỏi ăn rất lạ miệng. Bạn có thể dùng kèm với bánh đa nướng hoặc phồng tôm.

Nộm sung

Mứt sung

Mứt sung có màu hồng đẹp mắt, trông giống mứt dâu tây nhưng có vị ngọt lịm và độ dẻo đặc trưng của quả sung. Đây là món ăn vặt có lợi cho sức khỏe và bạn có thể ăn không hoặc dùng kèm với bánh mì nướng để đổi mới khẩu vị.

Mứt sung

Như vậy, Mẹo vặt Gia đình đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về 5 tác dụng tuyệt vời của quả sung có thể bạn chưa biết rồi đấy! Chúc bạn có sức khỏe tốt khi sử dụng loại quả này.

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như Healthline.

4.9/5 - (3419 bình chọn)

Bài viết liên quan