5 Tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe và những món ăn ngon từ ngải cứu

5/5 - (4551 bình chọn)

Ngải cứu là một vị thuốc thường dùng để chế biến các món ăn tẩm bổ cho cơ thể. Vậy bạn đã biết tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe con người như thế nào chưa cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình tìm hiểu nhé!

1. Nguồn gốc và đặc điểm của ngải cứu

Nguồn gốc

Ngải cứu có nguồn gốc từ những vùng ôn đới thuộc châu Âu, châu Á, bắc Phi, AlaskaBắc Mỹ, trong đó một số vùng coi nó là cỏ dại xâm lấn có hại và cần loại bỏ.

Loại rau này nổi tiếng khi được sử dụng trong absinthe, một loại rượu mùi của Pháp được nhiều nghệ sĩ thế kỷ 19 yêu thích, bao gồm cả họa sĩ Hà Lan Vincent Van Gogh. Tuy nhiên loại rượu này có tiềm ẩn những tác dụng phụ như gây ảo giác và ngộ độc và chính vì thế nó bị cấm ở Hoa Kỳ từ năm 1912 – 2007.

Tuy nhiên với những lợi ích được nghiên cứu sau này thì ngải cứu đã được hợp thức hóa trên toàn thế giới.

Ngải cứu là loại thảo mộc giúp bồi bổ cơ thể

Đặc điểm

Ngải cứu còn có các tên gọi như thuốc cứu, ngải diệp (miền Nam), nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H’mông), cỏ linh li (Thái), danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae), thân thảo sống lâu năm cao 0.4 – 1m, cành non có lông.

Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, 2 mặt lá có màu khác nhau trên xanh sẫm và dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc, hoa hình củ có màu sáng hoặc vàng nhạt. Từ lâu tất cả các bộ phận của ngải cứu đều được sử dụng làm thuốc.

Ngải cứu

2. Tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe

Tác dụng giảm đau hiệu quả

Ngải cứu là một loại thảo dược giúp giảm đau và chống viêm hiệu quả đã được sử dụng từ lâu. Trong một nghiên cứu trên người bị thoái khớp cho thấy việc bôi thuốc có chứa 3% ngải cứu sẽ giảm thiểu mức độ đau đáng kể. Tuy nhiên không bôi trực tiếp ngải cứu lên da vì sẽ dễ gây tình trạng bỏng rát.

Về tác dụng làm dịu cơn đau của ngải cứu cần được nghiên cứu thêm để có các bằng chứng xác thực.

Chất giảm đau hiệu quả

Chứa chất chống oxy hóa

Trong ngải cứu có chứa chamazulene là một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ có nhiều trong giai đoạn trước khi ngải cứu ra hoa. Chất này có thể chống lại stress oxy hóa giúp giảm thiểu khả năng mắc các bệnh liên quan đến ung thư, bệnh tim, Alzheimercác bệnh khác.

Chứa chất chống oxy hóa

Tác dụng chống viêm

Trong ngải cứu có chứa artemisinin là một chất chống viêm mạnh mẽ có khả năng ức chế cytokine là hợp chất thúc đẩy quá trình viêm hay giảm chứng Crohn mà đặc trưng là viêm niêm mạc đường tiêu hóa.

Mang tác dụng chống viêm

Điều trị đau bụng kinh

Xông ngải cứu (Moxibustion) được sử dụng để điều trị chứng đau bụng kinh. Khi sử dụng quá trình này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn đến tử cung và các tĩnh mạch xung quanh từ đó giải quyết tình trạng ứ đọng máu gây đau bụng kinh. Ngoài ra phương pháp này còn giúp trị bốc hỏa thời kỳ mãn kinh.

Điều trị đau bụng kinh

Ngăn ngừa ung thư

Artemisinins, thành phần cơ bản của cây ngải cứu là một chất tác động mạnh mẽ đến tế bào ung thư đặc biệt là ung thư vú.

Tuy nhiên chất này cũng tác động không nhỏ đến các tế bào bình thường vì thế cần lưu ý khi sử dụng hỗ trợ điều trị ung thư và cũng cần các nghiên cứu kĩ hơn để xác thực vấn đề này.

Chứa chất chống ung thư

3. Những lưu ý khi dùng ngải cứu

Ngải cứu mang nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó còn gây ra không ít tác dụng phụ liên quan đến sức khỏe con người và có thể gây hại nếu dùng không đúng cách và quá liều:

Dị ứng

Nếu bị dị ứng với các cây thuộc họ Cúc, chẳng hạn như cỏ phấn hương và cúc vạn thọ thì bạn cũng không nên dùng ngải cứu vì có thể chúng sẽ làm cho các triệu chứng dị ứng xuất hiện.

Gây dị ứng

Có thể gây sẩy thai

Ethanolic được tìm thấy trong cây ngải cứu là một chất phá thai tự nhiên vì thế các thai phụ không nên dùng loại cây này để tránh bị sẩy thai.

Có thể gây sẩy thai

Tiêu thụ nhiều có thể gây ra động kinh

Thujone trong ngải cứu kích thích não bộ và gây ra các cơn co giật. Ngải cứu cũng có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chống co giật thông thường, chẳng hạn như gabapentin và primidone làm triệu chứng động kinh nặng hơn có thể gây tử vong.

Dùng nhiều có thể gây động kinh

Gây ra các vấn đề về thận

Ngải cứu nằm trong danh sách các loại thảo mộc chứa axit Aristolochic là một chất rất độc cho thận và có thể làm tăng nguy cơ suy thận vì thế đối với người đang có bệnh về thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm này.

Có thể gây suy thận

Tác dụng với một số loại thuốc

Các hợp chất trong ngải cứu tác động đến các thuốc điều trị động kinh như gabapentin và primidone làm bệnh tình không thuyên giảm, cũng như tác động đến warafin dùng điều trị bệnh tim gây chảy máu đường ruột.

Tác dụng với các loại thuốc

Như vậy, ngải cứu tuy tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn thường xuyên hàng ngày. Đối với một số trường hợp như đã nêu trên thì cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng loại thảo mộc này nhé.

4. Các món ăn dinh dưỡng từ ngải cứu

Óc heo hấp ngải cứu

Óc heo béo ngậy kết hợp với ngải cứu thơm lừng, vừa không gây ngán lại tốt cho sức khỏe là một sự lựa chọn hoàn hảo để bồi bổ cơ thể cũng như đổi vị trên bàn ăn.

Óc heo hấp ngải cứu

Trứng chiên ngải cứu

Nếu đã quá ngán với các món trứng chiên thông thường thì tại sao bạn không thử ngay món trứng chiên ngải cứu độc đáo mới lạ thơm ngon, chắc chắn gia đình bạn sẽ bất ngờ cho xem.

Trứng chiên ngải cứu

Bánh ngải cứu

Bánh ngải cứu có màu xanh sẫm với mùi thơm đặc trưng của lá ngải, hương vị nhẫn đắng nhè nhẹ thêm phần nhân ngọt ngào béo thơm. Đây là món quà ẩm thực thơm ngon của vùng đất Lạng Sơn.

Bánh ngải

Lẩu gà ngải cứu

Lẩu gà với vị ngọt từ thịt gà kết hợp với các loại thảo dược cùng mùi thơm đặc trưng của lá ngải tạo nên một món ăn mà ai cũng thích ai cũng mê.

Lẩu gà ngải cứu

Gà hầm ngải cứu

Gà ác tần ngải cứu là món ăn bổ dưỡng vì thế nên ăn lúc nóng là ngon nhất. Món ăn dậy mùi vị của ngải cứu, thịt gà mềm, dễ xé miếng khiến cho nồi lẩu trở nên hấp dẫn hơn.

gà ác hầm ngải cứu

Ngải cứu là một loại thảo mộc tốt cho sức khỏe. Hy vọng những chia sẻ của Mẹo vặt Gia đình sẽ góp phần cung cấp cho bạn thông tin về một loại thảo mộc tuyệt vời này.

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như: Wikipedia, Healthline

5/5 - (4551 bình chọn)

Bài viết liên quan