Đại hồi là gì? Tiểu hồi là gì? Công dụng, cách phối hợp và lưu ý sử dụng

4.9/5 - (4045 bình chọn)

Đại hồi, tiểu hồi thường được biết đến với vai trò là một loại gia vị được sử dụng để tăng hương vị cho món ăn. Hôm nay, mục mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình giải đáp mọi thắc mắc về Đại hồi là gì? Tiểu hồi là gì? Công dụng, cách phối hợp món ăn và lưu ý sử dụng nhé!

1. Hoa hồi – đại hồi là gì?

Đặc điểm và nguồn gốc của đại hồi – hoa hồi

Đại hồi hay còn được gọi là đại hồi hương hoặc bát giác hồi hương, thuộc họ cây thường xanh cao từ 6 – 8m. Hoa thường mọc riêng lẽ hoặc xuất hiện tại kẽ lá từ 2 – 3 cái, hoa có màu trắng ở phía ngoài, có màu hồng thắm bên trong. Quả hồi thường có từ 6 – 8 cánh xếp thành hình ngôi sao, có khi còn có từ 12 – 13 cánh, chúng thường bị nhầm lẫn thành hoa hồi.

Quả khi còn sống sẽ có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu nâu hồng, được biết đến như một loại gia vị mang mùi thơm. Quả của đại hồi có hình sao được thu hoạch trước khi nó kịp chín, là thành phần chính tạo nên ngũ vị hương và là thành phần quen thuộc có trong món phở tại Việt Nam.

Đại hồi

Đại hồi được sử dụng khá rộng rãi trong ẩm thực Trung Hoa vì thế không khó hiểu khi loài cây này xuất hiện khắp nơi và thu hoạch quanh năm tại Trung Quốc.

Ngoài ra đại hồi còn được trồng tại khu vực Đông Nam Á và Indonesia. Xét tại nước ta, đại hồi thường có tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Lai Châu và Hà Giang thuộc vùng Đông Bắc Bộ.

Khu vực trồng đại hồi

Phân loại đại hồi

Các loại đại hồi thường thấy trên thị trường chủ yếu là:

Loại 1: Đại hồi loại này, quả có 8 cánh to, kích thước các cánh đều nhau và có màu đỏ sẫm. Còn được gọi là đại hồi hồng.

Loại 2: Đại hồi loại này thường bao gồm những quả hồi có cánh lép hơn đại hồi loại 1, quả mang màu sắc nâu đen.

Đại hồi loại 2

Loại 3: Những quả đại hồi có 3 cánh trở lên bị lép và các cánh có màu nâu đen sẽ được xếp vào nhóm đại hồi loại 3.

Đại hồi loại 3

Công dụng của đại hồi

Chứa nhiều chất dinh dưỡng

Trong đại hồi có chứa một lượng lớn các hoạt chất sinh học có lợi cho sức khoẻ, thành phần chủ yếu có thể nhắc đến là: Linalool, Quercetin, Anethole, Axit shikimic, Axit gallic hay Limonene,…Chúng được biết đến như những hợp chất tăng cường sức khoẻ, tăng sức đề kháng, chống lại quá trình oxy hoá, chống viêm,..

Hoa hồi còn chứa các loại hợp chất quan trọng như flavonoidpolyphenolic, giúp nâng cao giá trị các chất dinh dưỡng có trong hoa hồi, nâng cao khả năng chữa bệnh của nó.

Một số nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm chỉ ra rằng khả năng chống oxy hóa của đại hồi thậm chí có thể có đặc tính chống ung thư, chẳng hạn như giảm kích thước khối u.

Chứa nhiều chất dinh dưỡng

Khả năng chống vi rút mạnh mẽ

Ở hoa hồi người ta còn tìm thấy các thành phần có chứa hàm lượng axit shikimic nhất định, thành phần này giúp đại hồi có tác dụng kháng vi rút mạnh mẽ. Axit shikimic còn được biết đến với vai trò là thành phần chính trong Tamiflu – một loại thuộc chuyên dùng để trị cảm cúm.

Một số nghiên cứu trong ống nghiệm cũng đã chỉ ra rằng tinh dầu chiết xuất từ đại hồi có thể điều trị các loại bệnh nhiễm vi rút khác, bao gồm cả herpes simplex loại 1.

Khả năng chống vi rút mạnh mẽ

Chống nấm

Được tìm thấy trong một số nghiên cứu nông nghiệp, trong đại hồi còn có chứa thành phần trans -anethole. Chất này có tác dụng gây ức chế sự phát triển của các loại nấm gây bệnh trên một số loại cây ăn được.

Một số thành phần khác thu được từ tinh dầu hôi đã cho kết quả tích cực về tác dụng của đại hồi với việc chống lại quá trình hình thành các loại nấm truyền nhiễm trên cơ thể người.

Kháng khuẩn

Chiết xuất từ hoa hồi có tác dụng tích cực trong việc chống lại các loại vi khuẩn kháng thuốc, hạn chế khả năng phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh thông thường. Đặc biệt, hoa hồi còn có tác dụng trong quá trình điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn E. Coli, tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định chắc chắn hơn về công dụng thực sự của đại hồi.

Kháng khuẩn

Cách phối hợp với món ăn

Đại hồi dùng trong nấu ăn có thể được dùng riêng lẽ hoặc kết hợp với các loại gia vị khác. Có thể dùng dạng bột hoặc để nguyên cả quả. Đại hồi được dùng chủ yếu trong các món ăn như súp, cà ri, lẩu, phở,… vì chúng góp phần tạo nên mùi hương đặc trưng cho món ăn.

Hoa hồi còn được dùng như một loại trà khi pha với nước hoặc pha trà sữa như trà chai masala, chúng có thể được thêm vào các món tráng miệng, món ngọt,…

Cách phối hợp với món ăn

Lưu ý khi sử dụng đại hồi

Chú ý liều lượng

Với bất kì loại thảo mộc nào việc sử dụng đúng liều lượng là bắt buộc. Đại hồi cũng không ngoại lệ, tuỳ thuộc vào từng đối tượng, độ tuổi, thể trạng mà có liều dùng khác nhau. Tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.

Thường thì đại hồi được dùng từ 4 – 8gr ở dạng thuốc hãm, rượu thuốc hoặc dùng khoảng 1 – 4gr nếu ở dạng thuốc bột mỗi ngày.

Không dùng quá nhiều đại hồi

Đại hồi nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra các tác động ngược đến sức khoẻ con người. Trong một số trường hợp tuỳ theo thể trạng riêng biệt ở mỗi người mà có thể gây ra các triệu chứng như: say, run tay chân, sung huyết não và phổi, có khi co giật như động kinh,..

Chú ý khi sử dụng với trẻ sơ sinh

Chưa có nghiên cứu rõ ràng về mức độ phù hợp của đại hồi với thể trạng của trẻ sơ sinh. Trong khi đó, đã có ghi nhận trường hợp trẻ tử vong do sử dụng đại hồi ở trẻ. Do đó, chúng được khuyến cáo không được phép sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Chú ý khi sử dụng với trẻ sơ sinh

Ngộ độc hồi Nhật Bản

Hoa hồi Nhật Bản được nhắc đến như một họ hàng với dòng hồi Trung Quốc nhưng khác ở chỗ hoa hồi Nhật Bản lại chứa độc tố. Chúng được cho là có các thành phần độc tố thần kinh mạnh, có thể dẫn đến các triệu chứng thể chất nghiêm trọng, biểu hiện rõ ràng nhất là co giật, xuất hiện ảo giác và cảm giác buồn nôn. Vì vậy bạn cần xác nhận rõ ràng về nguồn gốc của loại đại hồi đang được sử dụng.

Phân biệt đại hồi nhật bản có độc

2. Tiểu hồi là gì

Đặc điểm và nguồn gốc của tiểu hồi

Tiểu hồi là một loại cây thân thảo, cao từ 0.9m trở lên. Các lá ở gốc cây tối giản càng lên phía ngọn cây lá bắt đầu xuất hiện và có hình dáng như lông chim, dài khoảng 1 – 5cm. Hoa có màu trắng hoặc màu vàng, có đường kính rất nhỏ khoảng 3mm. Quả thường có dáng thuôn dài, kích thước từ 3 – 6mm.

Cây tiểu hồi

Phân bố

Cây hồi xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập và vùng Trung Đông, theo nhiều tài liệu cho thấy sự tồn tại của cây hồi ở Ai Cập cách đây khoảng 4000 năm. Sau đó được lan rộng sang khu vực Châu Âu.

Cây hồi được cho là sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở những vùng có điều kiện đất màu mỡ, thoát nước tốt, thích hợp gieo trồng vào thời điểm mùa xuân.

hoa hồi

Công dụng của tiểu hồi

Giàu chất dinh dưỡng

Theo nghiên cứu cho thấy trong tiểu hồi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, có tác dụng tích cực với sức khoẻ của con người như: cung cấp calo, chất đạm, chất xơ, chết béo, carb, sắt, mangan, canxi,… Tuy khối lượng không nhiều nhưng giá trị dinh dưỡng tồn tại ở tiểu hồi là không thể phủ nhận.

Hỗ trợ quá trình sản sinh tế bào máu, thúc đẩy quá trình chống oxy hoá, cung cấp các chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất hằng ngày trong cơ thể,…

Hỗ trợ quá trình sản sinh máu

Giảm triệu chứng trầm cảm

Trên một số thí nghiệm được tiến hành trên cơ thể chuột cho thấy tinh dầu chiết xuất từ tiểu hồi có tác dụng tích cực trong việc điều trị chứng trầm cảm một cách hữu hiệu. Chúng được đánh giá là có tính hiệu quả như một loại thuốc phổ biến để điều trị trầm cảm.

Một số nghiên cứu trên người cũng chỉ ra rằng dùng hạt hồi hoặc dầu hồi có thể giảm trầm cảm sau sinhcác tình trạng trầm cảm từ nhẹ đến trung bình.

Hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm

Hỗ trợ điều trị loét dạ dày

Trong những nghiên cứu sơ bộ, cho thấy tác dụng của hoa hồi có thể làm giảm hoạt động tiết axit ở dạ dày, từ đó có thể ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày và hỗ trợ điều trị loét dạ dày, góp phần làm giảm các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu,..

Hỗ trợ điều trị loét dạ dày

Kháng nấm và vi khuẩn

Tiểu hồi có tác dụng chống lại sự hình thành của các loại nấm, bao gồm cả nấm mem hay nấm da. Anethole là thành phần được tìm thấy trong tinh chất chiết từ tiểu hồi, đây được biết là chất giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn. Tuy nhiên vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn về tác dụng của tiểu hồi với tác động của vi khuẩn trên người.

Kháng nấm và vi khuẩn

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Tiểu hồi đã thông qua quá trình nghiên cứu sơ bộ cho thấy được tác dụng trong việc mô phỏng theo tác động của estrogen trong cơ thể người, tạo ra khả năng làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn, hỗ trợ ngăn ngừa trạng thái loãng xương.

Cân bằng đường trong máu

Anethole – thành phần chính có trong tiểu hồi thể hiện khả năng kích thích các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin, hỗ trợ kiềm hãm lượng đường trong máu ở mức cho phép. Tuy nhiên đây chỉ là nghiên cứu sơ khai và cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định được tác dụng mà tiểu hồi mang lại.

Cân bằng đường trong máu

Giảm viêm

Tiểu hồi có chứa các chất mang lại tác dụng tích cực trong quá trình làm giảm sưng và cảm giác đau. Hỗ trợ hiệu quả cho quá trình giảm viêm của vết thương từ đó thúc đẩy sự phát triển của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật.

Giảm các triệu chứng sưng, viêm

Cách phối hợp với món ăn

Tiểu hồi mang hương thơm dịu nhẹ, có thể sử dụng dạng hạt, dạng bột được xay nhuyễn hoặc để nguyên đều được. Chúng thường được dùng để pha trà, là thành phần của một số loại bánh kẹo,…

Ở Ấn Độ người ta còn dùng các loại bánh có chứa tiểu hồi như một món tráng miệng giúp dễ tiêu hoá sau khi ăn.

Ngoài ra, tiểu hồi còn được dùng trong việc ủ rượu, loại nguyên liệu này khi kết hợp với các nguyên liệu khác sẽ tạo nên mùi thơm dịu.

Trà từ tiểu hồi

Lưu ý khi sử dụng tiểu hồi

Dị ứng

trong đa số trường hợp việc sử dụng tiểu hồi khá an toàn, trừ các trường hợp riêng biệt như dị ứng. Nếu trước đó bạn có các biểu hiện dị ứng với các thành phần như thì là, rau ngò, cần tây, mùi tây,.. thì nên tránh sử dụng tiểu hồi vì chúng có các thành phần tương tự như nhau, được xét là chung dòng họ. Hoặc cần thông qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác động đến estrogen

Như đã nhắc đến trước đó về tác dụng mô phỏng theo chức năng của estrogen nên ở tiểu hồi cũng có thể gây ra trạng thái kích thích sự nhạy cảm của hormone, nghiêm trọng có thể dẫn đến ung thư vú hoặc lạc nội mạc tử cung. Vì vậy cần thông qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

3. Các món ăn có sự kết hợp của đại hồi và tiểu hồi

Phở

Phở là món ăn quá quen thuộc với người Việt Nam và đại hồi là thành phần quan trọng góp phần tạo nên mùi thơm hấp dẫn mà bát phở toả ra khi thưởng thức. Đại hồi khi kết hợp cũng các gia vị khác có thể khiến món phở trở nên tròn vị hơn, cuốn hút hơn rất nhiều!

Phở

Lẩu Tứ Xuyên

Với món lẩu Tứ Xuyên mang hương vị đặc trưng cay nồng, thêm ít tiểu hồi khiến món ăn càng trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn.

Lẩu Tứ Xuyên

Rượu mai quế lộ

Rượu mai quế lộ được tạo ra từ các thành phần như đại hồi, tiểu hồi, kết hợp cùng với các nguyên liệu khác và theo một trình tự thích hợp. Rượu mang hương vị đặc trưng với mùi thơm dịu nhẹ, giữ mùi lâu và được dùng làm gia vị để chế biến món ăn khá phổ biến.

Rượu mai quế lộ

Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về đại hồi và tiểu hồi và những lưu ý liên quan đến việc sử dụng những loại gia vị, dược liệu quen thuộc này!

*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn như: HealthlineWikipedia

4.9/5 - (4045 bình chọn)

Bài viết liên quan