Nguồn gốc của hoa tam thất và 6 tác dụng của hoa tam thất đối với sức khỏe

4.9/5 - (1744 bình chọn)

Bạn đã bao giờ nghe đến hoa tam thất và sử dụng nó để giảm cân hay chưa? Hãy cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của hoa tam thất và 6 tác dụng của hoa tam thất đối với sức khỏe ra sao nhé!

1. Nguồn gốc và đặc điểm của hoa tam thất?

Nguồn gốc

Hoa tam thất có nguồn gốc từ phía nam Trung Quốc và được trồng từ rất lâu đời với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thậm chí, theo thông tin của Viện Nghiên cứu thực vật Vân Nam (năm 1975) và Thực vật phân loại học báo, còn cho biết thêm: hoa tâm thất có khả năng mọc và phát triển tự nhiên mà không cần phải nhờ đến bàn tay con người trồng.

Ở Việt Nam, hoa tam thất thường là giống cây được nhập trồng từ Trung Quốc (1970 – 1984). Tuy nhiên, có theo Sách đỏ Việt Nam (xuất bản năm 1996, tập II – Phần thực vật, trang 206) và Từ điển cây thuốc Việt Nam (xuất bản năm 1992) có đề cập hoa tam thất còn mọc tự nhiên ở vùng Sa Pa.

Nguồn gốc của hoa tam thất

Đặc điểm

Hoa tam thất là loại cây thân thảo, sống lâu năm cùng họ với nhân sâm nên có tên gọi khác là thổ sâm, sâm tam thất, kim bất hoán hoặc điều thất nhân sâm. Tên khoa học của hoa tam thất là Panax pseudoginseng.

Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân, hoa có màu lục vàng nhạt với 5 lá đài răng ngắn, 5 cánh hoa rộng ở phía dưới, 5 nhị và 2 ô bầu.

Quả của cây tam thất có hình cầu dẹt, chuyển sang màu đỏ khi chín cùng với hạt hình cầu màu trắng.

Cây tam thấy thường ra hoa vào khoảng thời gian từ tháng 5 – 7 và ra quả vào tháng 8 – 10. Người ta trồng cây tam thất để lấy bộ phận nụ hoa và rễ củ (được gọi là củ tâm thất) sử dụng với mục đích về sức khỏe.

Đặc điểm của hoa tam thất

2. Giá trị dinh dưỡng của cây tam thất

Cây tam thất chứa nhiều thành phần hóa học, nhất là saponin (chứa nhiều trong lá) và sanchinosid B1 (chứa trong rễ). Ngoài ra còn có một số hợp chất có lợi khác như flavonoid, phytosterol, polysaccharid và muối vô cơ.

Theo Đông Y, thì tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn và có công dụng phá huyết, tán ứ, tư bổ cường tráng và tiêu thũng đinh thống.

Đặc biệt trong nụ hoa có chứa hoạt chất nhân sâm rb1 và rb2 – đây là các chất mang lại công dụng đối với sức khỏe của những người bị bệnh như về tim mạch, khó ngủ,…. Ngoài ra, hoạt chất này còn có khả năng khử 16 axit amin (như valin, prolin, leucine, phenylalanin,…).

Giá trị dinh dưỡng của cây tam thất

3. Tác dụng của hoa tam thất

Hoa tam thấy cũng giống như các loài hoa khác đều có những công dụng riêng và đặc tính tốt để hỗ trợ cho sức khỏe mà các nhà nghiên cứu không bao giờ ngừng tìm hiểu. Hãy cùng Mẹo vặt Gia đình tìm hiểu một số tác dụng của hoa tam thất (nhất là phần nụ hoa) ra sao:

Hỗ trợ giảm chứng mất ngủ

Nhờ chất Saponin ginsenoid thuộc nhóm Rb có trong nụ hoa, mà hoa tam thất được xem là loại hoa có thể làm giảm bớt triệu chứng mất ngủ và giúp an thần. Hoạt chất này có công dụng chính là hỗ trợ ức chế hệ thống khu thần kinh trung ương, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó giúp đẩy lùi bệnh mất ngủ.

Hoa tam thất hỗ trợ giảm chứng mất ngủ

Hỗ trợ cho người bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao

Hoạt chất rutin chứa trong nụ hoa tam thất có tác dụng hỗ trợ và tăng cường hoạt động của các mạch máu, giúp cho mạch máu luôn được ổn định cũng như trở thành hợp chất có lợi cho những người bị huyết áp cao, phòng ngừa xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não.

Hoa tam thất hỗ trợ cho người bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao

Hỗ trợ cho người bị tiểu đường và mỡ trong máu

Người ta còn tìm thấy hoạt chất GS4 trong nụ hoa tam thất. Điều này có nghĩa rằng: những người bị tiểu đường và có mỡ trong máu cao khi sử dụng hằng ngày với liều lượng vừa phải sẽ giúp ích cho:

  • Hỗ trợ làm giảm quá trình hấp thụ đường ở ruột.
  • Hỗ trợ tăng men sử dụng đường ở các mô cơ.
  • Tăng cường khả năng bài tiết cholesterol qua đường phân cũng như giúp cơ thể giảm đi cholesterol đáng kể, nhất là hàm lượng lipid ở trong máu và trong gan.

Hoa tam thất hỗ trợ cho người bị tiểu đường và mỡ trong máu

Hỗ trợ giải độc và bảo vệ gan

Theo Đông Y, nụ hoa tam thất có tính bình, giải nhiệt và giải độc gan. Vì thế, nếu bạn sử dụng thường xuyên loại nụ này sẽ giúp cho tế bào gan được bảo vệ tốt hơn, tránh sự tác động của các tác nhân gây hại.

Ngoài ra, nụ hoa còn hỗ trợ tốt với công dụng thanh nhiệt hiệu quả cho những ai đang gặp phải vấn đề về gan như vàng da, nóng trong người, xơ gan, viêm gan hay gan nhiễm mỡ .

Hoa tam thất hỗ trợ giải độc và bảo vệ gan

Giúp phòng tránh các bệnh về tim mạch

Trong nụ hoa tam thất còn chứa hợp chất noto ginsenosid – có tác dụng phòng tránh các bệnh liên quan đến tim mạch và hỗ trợ giãn mạch.

Khi hoạt chất này được hấp thụ vào cơ thể, nó làm giảm bớt lượng homocysteine có trong máu. Vì thế, cơ thể sẽ giảm bớt đi các biến chứng nguy hiểm thường gặp ở tim mạch như co thắt ngực, nhồi máu cơ tim,….

Hoa tam thất giúp phòng tránh các bệnh về tim mạch

Hỗ trợ giảm cân

Nụ hoa tam thất còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân rất tốt. Vì nó giúp điều hòa và làm giảm lượng cholesterol trong máu. Đồng thời, cân lại lượng mỡ trong cơ thể để duy trì mức tối ưu nhất, tránh làm cho cơ thể bị béo phì.

Ngoài ra, việc sử dụng nụ hoa tam thất còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và thanh lọc cơ thể hiệu quả, nên càng làm góp phần cho quá trình giảm cân được thực hiện tốt hơn.

Hoa tam thất hỗ trợ giảm cân

Hy vọng, những thông tin chia sẻ phía trên sẽ giúp ích cho bạn về những kiến thức liên quan đến nguồn gốc và 6 tác dụng của hoa tam thất đối với sức khỏe ra sao.

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như: WikipediaSức khỏe đời sống.

4.9/5 - (1744 bình chọn)

Bài viết liên quan