Lạ mắt với bánh Trung thu của các nước Châu Á và công thức

4.9/5 - (1310 bình chọn)

Có bao giờ bạn tò mò “nước ngoài có trung thu không nhỉ?”. Thật ra ở các nước châu Á đa phần đều có tết trung thu. Giống như Việt Nam, họ cũng có bánh trung thu và mang hương vị đặc biệt riêng của mỗi đất nước. Cùng Điện máy Xanh tìm hiểu vấn đề này và công thức đặc biệt của họ nhé.

1. Bánh dẻo, bánh trung thu, bánh pía – Việt Nam

Ở Việt Nam, bánh trung thu truyền thống có dạng hình tròn tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh, mặt trên của chiếc bánh thường được trang trí bởi những hoa văn trông rất tinh xảo, đẹp mắt theo kiểu cổ trang. nhân bánh mặn thường có trứng muối nếu bổ đôi ra trông giống như mặt trăng. Về sau bánh được sáng tạo thêm hình vuông, vừa thẩm mỹ mà còn dễ xếp vào hộp. Bánh trung thu ở Việt Nam có 3 loại phổ biến là bánh dẻo, bánh trung thu, bánh pía.

Bánh dẻo

Bánh dẻo đa phần đều được làm bằng bột nếp trắng nhồi với nước hoa bưởi và đường làm nên lớp vỏ dẻo vừa ngọt vừa thơm lừng, sau đó đúc trong khuôn gỗ hình tròn. Bên trong bánh ngọt là nhân đậu xanh hoặc nhân đậu đỏ tán nhỏ hoặc tán nhuyễn, bánh mặn thường có trứng muối tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn.

Bánh trung thu

Loại bánh này khá giống bánh trung thu nướng của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bánh của chúng ta vẫn mang hương vị đặc trưng riêng với phần nhân bánh làm nên sự khác biệt và độc đáo: từ bánh nhân sen đậu xanh, bánh nhân khoai môn đến bánh gà quay, bánh thập cẩm…

Bánh pía

Bánh pía cũng có nguồn gốc từ người trung hoa di cư sang Việt Nam và sáng tạo nên loại bánh này. Bánh có nhiều lớp vỏ xốp mềm được làm từ bột mì, bên trong là nhân đậu xanh có loại còn có sầu riêng với trứng muối béo béo và bùi bùi rất thích hợp uống với trà, có thể dùng để đãi khách đến nhà hay những buổi tiệc trà thú vị.

2. Songpyeon, bánh gạo hình bán nguyệt – Hàn quốc

Bánh Trung thu Hàn Quốc – Songpyeon được nặn theo hình trăng lưỡi liềm, thể hiện quan niệm ” Trăng khuyết rồi trăng lại tròn”. Vỏ bánh có nhiều màu khác nhau như màu trắng của bột nếp, màu đỏ nhờ có thêm dâu, màu xanh khi cho thêm ngải cứu hay lấy bí đỏ để làm nên màu vàng,…. Sau đó cho nhân đậu vào giữa, rồi được nặn theo hình bán nguyệt và đặc biệt quan trọng, cuối cùng bánh sẽ được hấp với lá thông tạo nên thành phẩm có lớp vỏ dẻo, dai mang vị ngọt thanh thanh, nhẹ nhàng và đặc biệt mang mùi vị của lá thông tươi.

3. Tsukimi Dango – Nhật bản

Vào tết Trung thu, người nhật thường trưng bày bánh này theo hình tháp tam giác, bên cạnh một vật có hình con thỏ trên kệ gỗ, trên bàn hay trên cửa sổ và bất kì chỗ nào có thể nhìn thấy được trăng, có lẽ họ làm vậy để vừa thưởng thức và vừa ngắm trăng tròn. Bánh này làm từ bột gạo đặc trưng của nhật bản tạo ra một chiếc bánh vừa dai vừa dẻo, sau đó bánh được đem đi nướng sơ cho giòn rồi quét mật đường lên, ăn kèm với bột đậu xanh hay đậu đỏ và uống với trà xanh. Mục đích chính của việc trưng bày món bánh này là để dâng lên thần linh, tổ tiên và mong muốn mùa lúa sắp tới được bội thu.

4. Bánh trung thu dẻo lạnh nhân sầu riêng – Singapore

Bánh trung thu tại Singapore được biến tấu từ bánh da tuyết của Trung Quốc, nhưng lại rất khác biệt và có nhiều thay đổi. Bánh trung thu của đất nước này có rất nhiều màu sắc, thông thường vỏ sẽ mang màu sắc cùng trong nhân như bánh màu xanh thì nhân matcha, vỏ màu vàng thì nhân sầu riêng, màu hồng thì nhân khoai môn,… Bánh mày cũng có lớp vỏ dẻo, bên trong mêm mịn mang hương vị ngọt thanh, ít dầu mỡ rất tốt cho sức khỏe.

5. Hopia – Philippine

Khác với bánh trung thu của một số nước, bánh Hopia của Philippine lại đơn giản hơn nhiều, không cầu kì về kiểu dáng, không hoa văn, màu săc cũng đơn giản. Tuy vậy hương vị lại hấp dẫn không kém với lớp vỏ giòn xếp lớp và phần nhân phong phú như có thể được làm từ đậu xanh, thịt lợn, khoai lang tím,… Và mang ý nghĩa là mon quà mang gia trị tinh thần, thể hiện khát vọng hạnh phúc đoàn viên.

6. Bánh trung thu nướng – Trung Quốc

Gần giống bánh trung thu Việt Nam, bánh trung thu nướng tại Trung Quốc cũng thường có hình tròn tượng trưng cho ý nghĩa đoàn viên, in chữ ngụ bên trên bánh để luôn hy vọng tốt lành. Lớp bánh làm bằng bột mì và được cán mỏng, trong nhân là hạt sen, đậu xanh hoặc trứng muối, được nướng chín vàng đều trong rất thu hút.

7. Bánh cốm dẹp – Campuchia

Loại bánh này có nguồn gốc từ nhiều quốc gia Đông Nam Á nhưng có bánh cốm dép của Campuchia luôn có sự đặc trưng và nét quyến rũ riêng. Món bánh cốm được gom góp hương vị từ những hạt lúa còn ngậm sữa, quyện với ít nước dừa tạo nên vị ngọt ngào và mùi thơm ngây ngất rất đặc trưng.

Các nước Châu Á đa phần đều có bánh truyền thống trong tết trung thu, mỗi loại bánh đều mang hương vị riêng, màu sắc riêng và nét văn hóa ẩm thực đặc trưng riêng của mỗi nước. Hy vọng thông tin trên bài viết này sẽ có ích cho bạn, nếu có góp ý hay thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

*Thông tin được tham khảo bởi báo Khoahoc.tv

4.9/5 - (1310 bình chọn)

Bài viết liên quan