9 tác dụng của cà chua đối với sức khỏe, cách ăn cà chua an toàn

4.9/5 - (4927 bình chọn)

Cà chua là nguyên liệu rau quả được sử dụng rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của gia đình. Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu rõ về công dụng của loại rau quả này. Vậy hãy dành chút thời gian cùng chuyên mục Mẹo vào bếp Mẹo vặt Gia đình để tìm hiểu rõ hơn về 9 tác dụng tuyệt vời của cà chua đối với sức khỏe cũng như cách ăn sao cho an toàn nhé!

1. Một vài nét về cà chua

Nguồn gốc

Tên gọi từ “cà chua” bắt nguồn từ tomatl trong tiếng Nahuatl, tạm dịch có nghĩa trái cây sung. Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được tiến hóa từ loại cây nhỏ có quả màu xanh phổ biến lúc bấy giờ ở vùng cao nguyên Peru.

Trong đó, loại cây có tên Solanum lycopersicum đã được vận chuyển đến Mexico và được người dân Trung Mỹ trồng trọt và tiêu thụ. Ngoài ra, loại cà chua được thuần hóa đầu tiên có thể là từ trái cây có màu vàng (giống như cà chua anh đào) được người Aztec miền Trung México trồng trọt và phát triển. Có thể nói, người Aztec và các dân tộc khác trong khu vực đã sử dụng cà chua trong các món ăn của họ.

Đặc điểm của trái cà chua

Đặc điểm

Cà chua là một loại rau quả, thuộc họ cây Bạch anh, chiều cao phát triển thường từ 1 – 3m và có những loại cây cà chua thân mềm bò trên mặt đất hoặc dây leo.

Khi còn sống, quả cà chua có màu xanh và khi chín thì ngả sang màu vàng đến màu đỏ. Vị cà chua hơi chua nhẹ và được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Hầu hết các loại cà chua đều có đường kính trung bình từ 5 – 6cm và có thể sinh trưởng trong những điều kiện phát triển khác nhau. Theo thống kê số liệu vào năm 2009, thì Trung Quốc là nước trồng cà chua nhiều nhất trên toàn cầu, sau đó là Hoa Kì, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

Nguồn gốc của cà chua

2. Giá trị dinh dưỡng của cà chua

Cà chua là một trong những loại rau quả có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là vitamin A, vitamin C và vitamin K, cùng với các hàm lượng chất khoáng khác như phốt pho, mangan, magiê, kali, đồng,….

Trung bình cứ 100gr cà chua thì gồm có

  • Nước: 94.52g
  • Năng lượng: 18kcal
  • Carbohydrate: 3.89g (trong đó đường là 2.63g và chất xơ là 1.2g)
  • Chất béo: 0.2g
  • Chất đạm: 0.88g
  • Vitamin C: 13.7mg

Ngoài ra, còn chứa 10mg canxi, 0.27mg sắt, 11mg magie, 24mg phốt pho, 237mg kali, 0/17mg kẽm,….

Giá trị dinh dưỡng của cà chua

3. Tác dụng của cà chua

Cà chua là loại rau quả tốt cho sức khỏe và có giá trị dinh dưỡng rất đáng để bạn khai thác trong chế độ ăn uống hằng ngày của bạn. Vì thế, đừng bỏ qua một số tác dụng mà cà chua mang lại như:

Cà chua giúp cải thiện thị lực

Trong cà chua có chứa lượng lớn vitamin A và vitamin C, đây là 2 loại vitamin giúp phòng ngừa bệnh quáng gà và cải thiện thị lực.

Theo kết quả nghiên cứu gần đây chứng minh rằng vitamin A trong cà chua có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng – bệnh này có thể dẫn đến mù mắt, và giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa khác trong cà chua còn có lutein, lycopene và zeaxanthin góp phần bảo vệ tốt cho đôi mắt.

Cà chua giúp cải thiện thị lực

Cà chua giúp phòng chống ung thư

Cà chua làm giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư, như cổ tử cung, dạ dày, phổi, vòm họng, đại tràng, trực tràng, thực quản và nhất là ung thư tuyến tiền liệu, nhờ chứa nhiều các chất chống oxy hóa.

Một trong những chất chống oxy hóa phải kể đến là lycopene – hàm lượng hợp chất này chứa trong cà chua rất nhiều.

Cà chua giúp phòng chống ung thư

Cà chua giúp làm sáng da

Hoạt chất lycopene có trong cà chua sẽ giúp làn da của bạn được bảo vệ tốt hơn, tránh khỏi sự tác động của ánh nắng mặt trời.

Vì thế, bạn có thể thoa ít bột cà chua lên da thô ráp sẽ giúp cải thiện tình trạng lỗ chân lông, tái tạo và làm săn chắc da mặt.

Cà chua giúp làm sáng da

Cà chua giúp giảm lượng đường trong máu

Hàm lượng carbohydrate trong cà chua khá ít nên góp phần làm giảm lượng đường trong máu.

Theo kết quả của một vài cuộc nghiên cứu đã công bố, người ta tìm thấy chất oxy hóa có trong cà chua có thể bảo bệ thành mạch và thận. Đây là 2 cơ quan dễ bị tổn thương do bệnh tiểu đường gây ra.

Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và chất khoáng crom còn giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Cà chua giúp giảm lượng đường trong máu

Cà chua giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon

Nhờ nguồn vitamin C và hợp chất lycopene dồi dào có trong cà chua, nên khi ăn nhiều cà chua bạn sẽ có cảm giác ngủ ngon hơn. Hãy bổ sung loại rau quả này vào chế độ ăn hàng ngày nhé!

Cà chua giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon

Cà chua giúp xương chắc khỏe

Với hàm lượng vitamin K và canxi có trong cà chua, góp phần làm cho xương của bạn trở nên chắc khỏe cũng như phòng chống bệnh loãng xương thường gặp.

Cà chua giúp xương chắc khỏe

Cà chua giúp chữa các bệnh mãn tính

Cà chua còn chứa các hoạt chất chống viêm như carotenoidbioflavonoid, giúp giảm đau các triệu chứng của bệnh mãn tính và tốt cho những người bệnh tim, thậm chí hội chứng Alzheimer.

Đã có kết quả nghiên cứu cho thấy: cứ uống 1 ly nước ép cà chua mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ TNF – Alpha trong máu (đây là một chất gây viêm).

Cà chua giúp chữa các bệnh mãn tính

Cà chua giúp ích cho mái tóc của bạn

Vì cà chua chứa nhiều loại vitamin và hàm lượng chất sắt đáng kể, nên việc ăn cà chua đồng nghĩa với việc bạn giúp cho mái tóc của bạn trở nên chắc khỏe, bóng mượt. Tính axit trong cà chua có thể cân bằng độ pH trong tóc.

Do đó, nếu bạn bị ngứa hoặc bị gàu thì hãy thử dùng nước ép cà chua tươi thoa lên tóc và da đầu của bạn khoảng 5 phút sau khi gội đầu, rồi rửa lại với nước sạch (có thể nước ấm). Tuy nhiên, tránh sử dụng thường xuyên, lạm dụng vì có thể gây khô tóc.

Cà chua giúp ích cho mái tóc của bạn

Cà chua giúp giảm cân

Cà chua chứa ít chất béo, hầu như không chứa cholesterol nên bạn có thể bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hằng ngày cho những người ăn kiêng. Ngoài ra, nhờ hàm lượng chất xơ và nước nhiều, dạ dạy bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn, tránh thèm ăn.

Cà chua giúp giảm cân

4. Thế nào là ăn cà chua đúng cách?

Dù cà chua tốt cho sức khỏe nhưng khi chọn dùng, bạn cũng nên chú ý đến một số vấn đề như:

Ăn cà chua chín tốt hơn cà chua sống (xanh)

Với những trái cà chua sống (còn xanh) thì chứa lượng chất alkaloid khá lớn, nếu tiêu thụ nhiều thì cơ thể dễ bị ngộ độc thực phẩm. Một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm do ăn cà chua xanh có thể là nôn mửa, buồn nôn, yếu sức, mệt mỏi,…. Trong khi những trái cà chua chín thì chứa lượng alkaloid ít hơn và sẽ biến mất trong trái cà chua chín đỏ.

Ngoài ra, nếu ăn cà chua sống, bạn nên chọn những trái có màu sắc tự nhiên, vỏ căng bóng, không bị úng hoặc dập nát. Đồng thời, rửa thật kĩ với nước muối pha loãng để loại bỏ hóa chất (kể cả thuốc trừ sâu) bám trên vỏ quả.

ăn cà chua chín tốt hơn cà chua sống (xanh)

Không nên ăn cà chua kèm dưa chuột

Enzyme catabolic có trong dưa chuột sẽ phá hủy vitamin C có trong các loại rau quả khác nếu như bạn tiêu thụ cùng một lúc. Vì hàm lượng vitamin C trong cà chua khá lớn, nên việc bạn ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc sẽ làm giảm lượng vitamin C mà cơ thể hấp thụ.

Không nên ăn hạt cà chua

Hạt cà chua cũng giống như hạt ổi, bạn không nên tiêu thụ vì trong quá vận chuyển thức ăn của đường ruột. Nó có thể lọt qua ruột thừa và gây viêm ruột thừa. Ngoài ra, đường ruột khó có thể tiêu hóa hay phân hủy loại hạt này.

Thế nào là ăn cà chua đúng cách?

Không nên ăn cà chua khi bạn đang đói

Khi cơ thể đang đói, lượng axit trong dạ dày khá cao. Nếu ăn cà chua trong lúc này, thì những chất như pectin và nhựa phenolic (vốn chứa nhiều trong cà chua) có thể sẽ phản ứng với axit, gây tình trạng nôn mửa, đau bụng.

Không dùng cà chua khi đã được nấu quá lâu hoặc để lâu

Việc nấu chín cà chua quá kĩ hoặc để cà chua quá lâu (không còn tươi) sẽ làm giảm đi hàm lượng chất dinh dưỡng có trong loại quả này và hương vị cũng sẽ không còn ngon. Thậm chí, khi ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng cơ thể bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Không nên quá lạm dụng cà chua

Cà chua cũng giống như các loại thực phẩm khác, bạn nên tiêu thụ với lượng vừa phải. Việc ăn cà chua quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng cơ thể không thể dung nạp thêm những loại thực phẩm khác. Ngoài ra, sẽ khiến bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng khác và dễ mắc phải các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như bí khí, đau dạ dày,….

Không nên quá lạm dụng cà chua với các thực phẩm khác

5. Các món ăn hấp dẫn từ cà chua

Sau khi tìm hiểu các loại giống, giá trị dinh dưỡng, tác dụng và cách dùng cà chua như thế nào, thì đã đến lúc bạn hãy vào bếp để chế biến ngay các món ăn ngon từ loại quả này, như:

Cá diêu hồng sốt cà chua

Thịt cá ngọt, thơm, lớp da giòn kết hợp với vị chua của nước sốt cà, là món ăn hấp dẫn từ màu sắc đến hương vị. Dù là trẻ nhỏ hay người lớn tuổi thì cũng đều ưa chuộng vị chua ngọt của món ăn này, thưởng thức cùng với cơm nóng thì càng tuyệt vời hơn.

Cá diêu hồng sốt cà chua

Salad cà chua và dưa hấu

Đổi vị với món salad cà chua dưa hấu, bạn đã từng nếm thử. Vị chua nhẹ của cà chua xen lẫn với vị ngọt của dưa hấu và vị béo của bơ, là món kích thích vị giác mà bạn chắc chắc phải thử đấy!

Salad cà chua và dưa hấu

Mứt cà chua bi

Mứt cà chua bi có màu đỏ hấp dẫn, vị ngọt thanh, chua nhẹ lạ miệng. Chỉ vài thao tác đơn giản là bạn có thể làm ra mứt cà chua để nhâm nhi khi trò chuyện cùng với bạn bè, người thân.

Mứt cà chua bi

Sinh tố cà chua

Màu hồng cam đẹp mắt, vị chua nhẹ đặc trưng của cà chua kết hợp cùng với vị béo của sữa, ngọt dịu của mật ong, chắc chắn bạn sẽ không bỏ qua ly sinh tố cà chua này đâu. Vừa dinh dưỡng lại vừa ngon.

Sinh tố cà chua

Với những chia sẻ phía trên, Mẹo vặt Gia đình hy vọng bạn sẽ biết thêm được nhiều thông tin bên cạnh việc hiểu rõ về 9 tác dụng tuyệt vời của cà chua đối với sức khỏe và cách ăn cà chua an toàn nhé!

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như WikipediaSức khỏe đời sống.

4.9/5 - (4927 bình chọn)

Bài viết liên quan