8 tác dụng của quả chuối và các món ăn hấp dẫn từ chuối

4.9/5 - (1196 bình chọn)

Chuối là loại trái cây quen thuộc, dễ ăn và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ về việc sử dụng chuối đúng cách. Hãy hãy dành chút thời gian cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình tìm hiểu rõ hơn về 9 tác dụng của quả chuối và các món ăn hấp dẫn từ loại quả này nhé!

1. Một vài nét về quả chuối

Nguồn gốc

Chuối thuộc loại cây ăn trái, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á. Cho đến ngày nay vẫn còn nhiều loài chuối dại mọc lên ở một số nước như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines và New Guinea cũng như một số vùng khác tại Đông Nam Á.

Di tích về khảo cổ học tại đầm lầy Kul ở tỉnh Cao Nguyên Tây, Papua New Guinea cho thấy chuối có thể được trồng vào thời gian cuối của những năm 5000 TCN hoặc có thể bắt đầu từ những năm 8000 TCN.

Ngoài ra, chuối cũng có thể xuất hiện trước khi Hồi giáo ra đời tại một số nước thuộc khu vực Trung Đông. Thậm chí, vào thế kỷ 10, các tài liệu của Palestine và Ai Cập đã có đề cập đến chuối, rồi chuối xuất hiện ở cả Bắc Phi và Tây Ban Nha.

Nguồn gốc về quả chuối

Đặc điểm

Điểm đặc biệt của cây chuối có thể nằm ở thân cây, vì không ít người hay nhầm lẫn giữa thân giả và thân thật của cây chuối:

  • Thân thật (thân ngầm), còn được gọi là củ chuối, là bộ phận quan trọng của cây, nằm chủ yếu ở dưới đất và là nơi đế rễ, lá, mầm và cuống hoa mọc ra.
  • Thân giả, là các bẹ lá được phát triển từ phần đỉnh của thân thật (củ chuối) sau khi cây chuối trưởng thành, có chiều cao đến tận 7m, hình trụ và được tạo thành từ nhiều lá bẹ xếp lồng vào nhau.

Lá chuối to, dày, màu xanh đậm và bóng đối với lá chuối phát triển, còn màu xanh nhạt và mỏng đối với lá chuối mới mọc.

Hoa chuối thuộc lưỡng tính, phần đầu hoa thường ra một hoa đực riêng (còn gọi là bắp chuối được dùng như một loại rau ở khu vực Đông Nam Á).

Mỗi thân giả chuối có thể ra một buồng chuối có màu xanh, vàng hoặc màu đỏ (tùy loại giống).

Đặc điểm của quả chuối

2. Các loại chuối phổ biến ở Việt Nam

Ở Việt Nam, bạn có thể bắt gặp một số loại chuối với hình dạng, màu sắc vỏ và hương vị khác nhau như

Chuối cau: Nhỏ, tròn và mập trông giống như trái cau Việt Nam. Lớp vỏ mịn, những trái chuối được xếp sát nhau trên cùng một nải, có vị ngọt nhẹ dịu và thơm.

Chuối cau

Chuối sáp: Chuối này có kích thước nhỏ hơn so với các loại chuối khác. Chuối có màu xanh và chuyển sang vàng khi đã chín. Chuối thường có những mảng đen trên vỏ do côn trùng bám vào để hút mật.

chuối sáp

Chuối ngự: Có hình dạng khá giống với chuối cau nhưng có râu ở phần đầu quả, số lượng quả thưa và vị ngọt sắc hơn.

Chuối ngự

Chuối tiêu: Có hình dáng cong như lưỡi liềm, lớp vỏ màu xanh khi chưa chín chuyển sang màu vàng khi đã chín. Phần thịt bên trong có màu vàng nõn, vị ngọt và thơm.

Chuối tiêu

Chuối sứ (chuối hương, chuối xiêm): Kích thước lớn, không dài, thơm nhẹ, vị ngọt xen lẫn chút vị chát.

Chuối sứ (chuối hương, chuối xiêm)

Chuối hột (chuối chát): Vỏ màu xanh, ruột chuối có nhiều hột màu trắng và vị chát.

Chuối hột (chuối chát)

Chuối bơm: Lớp vỏ màu vàng khi chín, có râu ở phần đầu quả, thường được dùng để ăn sống hoặc làm chuối sấy.

Chuối bơm

Chuối lùn: Hình dáng mập, hơi ngắn, khi chín ăn rất mềm và ngọt.

Chuối lùn

Chuối tiêu hồng: Kích thước giống chuối lùn nhưng lớp vỏ có màu màu hồng bắt mắt. Phần thịt màu vàng non, ăn ngọt và thơm, đặc biệt là không bị nhão.

Chuối tiêu hồng

Chuối Laba: Kích thước giống chuối tiêu nhưng lớp vỏ màu vàng, thịt dẻo, ngọt và thơm rất đặc trưng.

Chuối Laba

Chuối táo quạ: Hơi dài, lớp vỏ màu vàng, không thể ăn trực tiếp mà cần phải luộc chín thì mới cảm nhận được vị bùi và dẻo, ngọt.

Chuối táo quạ

Chuối già hương: Kích thước dài, cong, lớp vỏ màu xanh, vị ngọt.

Chuối già hương

3. Giá trị dinh dưỡng của quả chuối

Chuối là một loại thực phẩm cực kì tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn lại có vị ngon và dễ ăn.

Trung bình cứ 100gr chuối gồm có các chất như:

  • Năng lượng: 425kcal
  • Protein: 5g
  • Chất béo: 22.5g
  • Carbohydrate: 67.5g
  • Chất xơ: 10g
  • Nhiều khoáng chất như 39mg canxi, sắt 5.75g, 855mg kali,….

Lượng carbs trong chuối xanh (khi chưa chín) chủ yếu gồm có tinh bột và tinh bột kháng, nhưng khi chuối chín thì tinh bột chuyển sang thành đường (như glucose, fructosesucrose). Hơn thế nữa, theo các chuyên gia của trường Đại học Sinh thái học thuộc Đại học Cornell (Mỹ) cho rằng: giá trị dinh dưỡng càng cao khi chuối càng chín.

Giá trị dinh dưỡng của quả chuối

4. Tác dụng của chuối đối với sức khỏe

Hàm lượng dinh dưỡng trong chuối rất cao, vậy cùng Mẹo vặt Gia đình điểm nhanh các tác dụng nổi bật mà loại trái cây này mang lại cho sức khỏe như thế nào:

Giảm lượng đường trong máu

Theo thông tin trên tạp chí Food Chemistry (Hóa thực phẩm), người ta đã phát hiện hàm lượng pectin – là một loại chất xơ có hình dạng cấu trúc xốp, chứa rất nhiều trong chuối và cũng là nguyên nhân làm chín chuối.

Cả hai chất (pectin và kháng tinh bột) có thể làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa nên giúp cho bạn tránh được cảm giác thèm ăn.

Tuy nhiên, giá trị trung bình chỉ số đường huyết của chuối được xác định là khoảng 51 trong thang đo từ 0 – 100. Nghĩa là chuối sẽ không tác động đến sự gia tăng đột biến lớn về lượng đường trong máu ở những người khỏe mạnh.

Đối với những người bị tiểu đường loại 2, nên cân nhắc đến việc ăn chuối. Vì nếu ăn với số lượng nhiều thì vẫn có nguy cơ bị tăng đường huyết. Vì thế, dù là người bị tiểu đường hay khỏe mạnh cũng đều nên kiểm soát khẩu phần chuối dùng mỗi ngày để có chỉ số đường huyết ổn định.

Chuối làm giảm lượng đường trong máu

Cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa

Chuối giàu chất xơ và tinh bột kháng, có thể cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột cũng như bảo vệ cơ thể chống lại ung thư ruột kết.

Trung bình với một quả chuối cỡ vừa chứa đến 3gr chất xơ nên đây là thực phẩm cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể bạn để ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh ung thư (bệnh tim động mạch vành, béo phì và cả tiểu đường).

Có 2 loại chất xơ có trong chuối là pectin (xuất hiện khi chuối chín) và tinh bột kháng (có trong chuối sống). Trong đó, tinh bột kháng dường như không được tiêu hóa ở ruột non và được tích tại ở ruột già – là nơi để các vi khuẩn có lợi trong đường ruột dùng làm thức ăn, nên giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh đó, kết quả của một số nghiên cứu được tiến hành trong ống nghiệm cho thấy thêm hàm lượng pectin trong chuối có thể giúp bảo vệ chống lại tình trạng ung thư ruột kết.

Chuối cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa

Giảm cân và duy trì cân nặng

Cả tinh bột kháng và pectin (có trong chuối chín) đều có tác dụng trong việc tránh gây cảm giác thèm ăn và mang lại cảm giác no lâu sau bữa ăn. Chẳng hạn, trong cuộc thử nghiệm gồm có 200 bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì đã chứng minh điều này.

Chuối chứa nhiều chất xơ nhưng lại ít calo, nên đây là thực phẩm hữu ích trong chế độ giảm cân. Cứ một trái chuối cỡ trung bình có hơn 100 calo, đủ để cung cấp năng lượng cho bạn đồng thời khiến bạn có cảm giác no lâu hơn nhờ lượng tinh bột kháng chứa nhiều trong chuối.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận nghiên cứu cụ thể nào về việc chứng minh chuối có tác dụng giảm cân hiệu quả cũng như duy trì cân nặng lý tưởng.

Chuối duy trì cân nặng

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Kali là một khoáng chất có lợi cho sức khỏe tim mạch, nhất là trong việc kiểm soát huyết áp. Dù vậy, không phải ai cũng có chế độ ăn uống đầy đủ chất kali.

Và chuối được xem là nguồn cung cấp kali dồi dào cho cơ thể, vì cứ 118gr chuối (cỡ 1 quả chuối kích thước trung bình) cung cấp đến 9% RDI kali. Có thể nói, nếu bạn sở hữu chế độ ăn giàu kali thì sẽ giúp làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim thấp tới 27%.

Ngoài ra, chuối còn chứa một lượng vừa đủ magie, đây cũng là chất khoáng tác động đến sức khỏe tim mạch.

Chuối hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Chứa chất chống oxy hóa mạnh

Chuối cũng chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh như dopamine và catechin. Các chất chống oxy hóa này có tác dụng làm giảm sự hoạt động của các gốc tự do (nguyên nhân gây ra bệnh ung thư) và giảm nguy cơ mắc một số bệnh khác.

Bên cạnh đó, chất dopamine có trong chuối có thể làm thay đổi hormone cũng như tâm trạng cơ thể.

Chuối chứa chất chống oxy hóa

Cải thiện độ nhạy cảm với insulin

Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy: nếu dùng 15 – 30gr lượng kháng tinh bột mỗi ngày (diễn ra trong 4 tuần liên tiếp) thì có thể cải thiện độ nhạy insulin lên tới 33 – 50%.

Trong khi đó, insulin là yếu tố tác động nhiều đến lượng đường trong máu, và chuối chưa chín được xem là nguồn cung cấp tinh bột kháng dồi dào. Điều này có nghĩa là việc ăn chuối sẽ giúp cơ thể cải thiện được độ nhạy cảm với insulin.

Chuối cải thiện độ nhạy cảm với insulin

Cải thiện sức khỏe của thận

Nhờ chứa hàm lượng lớn kali, chuối trở thành loại thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe của thận cũng như giảm đến 50% nguy cơ mắc bệnh thận.

Kali là khoáng chất cần thiết cho việc kiểm soát huyết áp và sự hoạt động của thận. Bằng chứng theo kết quả của một nghiên cứu kéo dài 13 năm ở phụ nữ đã cho thấy rằng: với những ai ăn chuối 2 – 3 lần mỗi tuần thì đều giảm nguy cơ mắc bệnh thận thấp hơn 33%.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cho thấy thêm: tần suất ăn chuối kéo dài 4 – 6 lần mỗi tuần cũng cho thấy rằng khả năng bị bệnh thận giảm đến gần 50% so với những người không ăn chuối.

Chuối cải thiện sức khỏe của thận

Hỗ trợ cho việc tập thể dục

Việc ăn chuối có thể hỗ trợ việc tập thể dục bằng cách giảm tình trạng chuột rút cơ bắp trong quá trình tập thể dục và giảm cảm giác đau nhức đến 95%.

Sở dĩ chuối là thực phẩm ưa chuộng cho các vận động viên là do nó chứa hàm lượng khoáng chất nhiều và carbs dễ tiêu hóa. Lượng carbs từ chuối sẽ được hấp thụ nhanh chóng để chuyển thành năng lượng. Đồng thời, chất khoáng như kali sẽ giúp cho người tập thể dục tránh bị mất nước.

Chuối hỗ trợ cho việc tập thể dục

5. Các món ăn hấp dẫn từ chuối

Chuối không chỉ là loại trái cây để ăn trực tiếp mà còn được chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn như:

Bánh chuối Thái Lan

Được xem là món ăn vặt khoái khẩu mà bạn không cần phải sang tận Thái Lan để thưởng thức, hãy vào bếp để làm ngay món bánh chuối Thái Lan với công thức mà Mẹo vặt Gia đình gợi ý ngay phía dưới.

Vỏ bánh mềm, nổi bật với vị ngọt, bùi bùi của chuối kết hợp với vị béo ngon ngọt của sữa và sô cô la, ăn một lần bạn sẽ nghiền đấy!

Bánh chuối Thái Lan

Kem chuối

Kem chuối có lẽ không còn quá xa lạ với hương vị ngon ngọt của chuối, vị béo của nước cốt dừa xen lẫn với vị bùi bùi của đậu phộng. Nhâm nhi món kem chuối vào những ngày trời nắng nóng hay sau bữa ăn thì còn gì bằng.

Kem chuối

Chuối nướng mật ong

Chỉ vài thao tác đơn giản là bạn có thể làm ra ngay món chuối nướng mật ong. Lớp màu nâu óng ả phía ngoài trông thật hấp dẫn, vị ngon ngọt của chuối nướng xen lẫn với vị chua ngọt của nước cốt chanh và mật ong. Đây còn là món giúp bạn đẹp dà và hỗ trợ giảm cân hiệu quả đấy!

Chuối nướng mật ong

Với những thông tin phía trên, Mẹo vặt Gia đình hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn về cách sử dụng chuối như thế nào để khai thác được 9 tác dụng của quả chuối và các món ăn hấp dẫn từ loại trái cây thơm ngon này nhé!

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như: Healthline, WikipediaTrái cây vuông tròn.

4.9/5 - (1196 bình chọn)

Bài viết liên quan