7 tác dụng của hoa hồng và các loại hoa hồng phổ biến tại Việt Nam

5/5 - (2629 bình chọn)

Ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp và hương thơm ngất ngây của hoa hồng, bạn có thực sự biết rõ về những công dụng của nó. Vậy đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây mà chuyên mục Mẹo vào bếp Mẹo vặt Gia đình bật mí cho bạn về 7 tác dụng của hoa hồng cùng với những loại hoa hồng đang được phổ biến tại Việt Nam nhé!

1. Nguồn gốc và đặc điểm của hoa hồng

Nguồn gốc của hoa hồng

Hoa hồng là loại hoa phần lớn có nguồn gốc từ bản địa châu Á và một số ít thì có nguồn gốc từ châu Âu, Bắc Mỹ và Tây Bắc Phi. Ngoài ra, nhờ các mẫu hóa thạch được tìm thấy mà người ta ước chừng hoa hồng đã xuất hiện cách đây 35 triệu năm.

Và có bằng chứng khác người ta còn tin rằng: Trung Quốc có thể là nơi đầu tiên thuần hóa được giống hoa hồng cách đây khoảng 5000 năm. Thế nhưng, mãi đến đầu thế kỷ 18, thì những giống hoa hồng của Trung Quốc mới được lan sang các quốc gia châu Âu vì cho đến ngày nay các giống hoa hồng tại châu Âu đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Tại Đức, bên ngoài một thánh đường ở Hildesheim vẫn còn tồn tại bụi hồng cổ xưa nhất và có nhiều tài liệu ghi chép rằng nó đã ở chỗ ấy từ những năm 815. Bụi hồng ấy dù bị phá hủy do bén lửa từ các vụ bom của quân liên minh (trong thế chiến thứ 2) rơi vào những khu vực gần đó, nhưng hệ thống rễ của nó vẫn còn và phát triển cho đến tận bây giờ.

Nguồn gốc của hoa hồng

Đặc điểm của hoa hồng

Hoa hồng là loài thực vật có hoa, họ Rosaceae và thuộc dạng cây leo hoặc cây bụi. Đây là loại hoa được phân bố rộng từ vùng ôn đới đến nhiệt đới.

Tùy mỗi loại mà hoa hồng có đặc điểm khác nhau, nhưng nhìn chung thân cây đều có gai nhọn, lá kép hình lông chim, viền lá có hình răng cưa và màu xanh nhạt đến màu xanh đậm. Hoa thì có kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau (được tạo nên bởi nhiều cánh hoa mềm mịn) nhưng đều sở hữu hình dáng rất bắt mắt cùng với hương thơm từ dịu nhẹ đến nồng nàn.

Đặc điểm của hoa hồng

2. Các loại hoa hồng phổ biến ở Việt Nam

Cho đến ngày nay, hoa hồng được ước chừng có hơn 150 loại được phân bố đều khắp bán cầu bắc, từ Alaska cho đến Mexico rồi qua luôn cả Bắc Phi. Ở Việt Nam, bạn có thể bắt gặp một số loại hoa hồng phổ biến như:

Hoa hồng leo (hồng dại hay hồng bò): Thuộc cây leo, thân gỗ, các cành buông rũ và được phủ nhiều gai nhọn. Lá kép hình lông chim, phiến lá hình ovan và có răng cưa ở mép lá. Hoa to, nở bung rực rỡ với nhiều màu sắc như hồng, trắng, đỏ, tím,…. Hương thơm dịu nhẹ.

Hoa hồng leo (hồng dại hay hồng bò)

Hoa hồng nhung: Thuộc dạng cây bụi cao (lên đến 2m), thân gỗ mọc đứng, màu xanh và nhiều cành, tán lá rộng. Lá kép hình lông chim, có màu xanh nhạt cho đến xanh đậm và có răng cửa ở mép lá. Hoa lớn, màu đỏ hồng nhung, cánh hoa đơn và ít. Hương thơm nhẹ.

hoa hồng nhung

Hoa hồng cổ Hải Phòng: Thuộc dạng cây leo, thân mềm và có nhiều cành vươn dài. Lá có hình bầu dục, hơi thuôn về phía ngọn lá và có răng cưa ngắn ở viền lá. Hoa có đường kính khoảng 7cm, được tạo bởi nhiều cánh hoa lớn nhỏ xếp xen kẽ với nhau và có màu đỏ nhung. Hương thơm đậm.

hoa hồng cổ hải phòng

Hoa hồng phấn: Thuộc dạng cây bụi (chiều cao trung bình 40 – 60cm), có gai và tán rộng. Lá có hình bầu dục, răng cưa. Hoa nhỏ, dày đặc vì được tạo thành bởi nhiều cánh hoa xếp lớp và có màu phấn hoặc màu hồng phấn. Hương thơm nhẹ.

Hoa hồng phấn

Hoa hồng bạch ho: Thuộc dạng cây bụi, thân gỗ, có màu xanh đậm và nhiều gai. Lá dáng thon, có răng cưa viền lá và màu xanh bóng. Hoa có màu trắng tinh khiết, được tạo bởi những cánh hoa to và mỏng, phom cúp lại. Hương thơm nhẹ nhưng rất đặc biệt.

Hoa hồng bạch ho

Hoa hồng bạch xếp: Thuộc dạng cây bụi, nhiều cành – nhánh và có gai. Lá kép hình lông chim mọc cách và có răng cửa viền lá. Hoa cánh kép, mỏng và xếp chồng lên nhau để tạo thành bông hoa nở bung xòe, màu trắng ngần. Hương thơm nhẹ.

Hoa hồng bạch xếp

Hoa hồng đào cổ: Thuộc dạng cây bụi, thân gỗ, nhiều cành và gốc cây màu xanh rêu đậm. Thân có nhiều gai. Lá nhỏ, ngắn, hơi nhọn và có răng cưa dày. Hoa có cánh kép, cánh hoa nhỏ và mỏng, màu hồng phấn (thậm chí màu của nó còn phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và nhiệt độ). Hương thơm dịu, quyến rũ.

Hoa hồng đào cổ

Hoa hồng văn khôi: Thuộc dạng cây bụi, phân nhiều cánh – nhánh, trên thân có lông và gai. Lá hình bầu dục thuôn dài, màu xanh, răng cưa ngắn và thưa ở phần viền lá. Hoa mọc đơn, to và ở giữa tâm hoa được xếp cuộn xoáy bởi nhiều cánh hoa, có màu hồng phấn nhẹ. Hương thơm dịu, lan tỏa rộng.

Hoa hồng văn khôi

Hoa hồng quế kép: Thuộc dạng cây bụi, thân cứng và cành lá phát triển nhiều. Lá hình bầu dục, màu xanh. Hoa nở chùm, to, cánh kép và có màu hồng cánh sen. Hương thơm nồng nàn.

Hoa hồng quế kép

Hoa hồng tầm xuân: Thuộc dạng cây leo, thân có nhiều gai. Lá kép hình lông chim, nhỏ và có lông tơ trên bề mặt lá. Hoa nhỏ, có màu hồng nhạt, cánh hoa mảnh và mọc kép. Hương thơm dịu nhẹ.

Hoa hồng tầm xuân

3. Tác dụng của hoa hồng đối với sức khỏe

Hoa hồng không chỉ đẹp mà còn mang lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, cùng Mẹo vặt Gia đình điểm nhanh qua một số công dụng như sau:

Hỗ trợ giảm cân

Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh rằng: một số hợp chất trong hoa hồng có khả năng cải thiện sự trao đổi chất diễn ra trong cơ thể, nhằm loại bỏ độc tố.

Có lẽ vì thế, mà từ lâu trong y học Trung Hoa, người ta đã sử dụng trà hoa hồng với tác dụng điều hòa khí huyết, giúp an thần, giảm bớt tình trạng căng thẳng cũng như kích thích việc lưu thông máu ở khu vực quanh bụng. Đây cũng là nguyên nhân làm cho hoa hồng có tác dụng hỗ trợ giảm cân.

Cách dùng hoa hồng để giảm cân: Bạn chỉ cần lấy khoảng 10 – 15 cánh hoa hồng tươi, rửa sạch và cho vào ly nước sôi ủ khoảng 5 phút rồi uống. Khi uống, bạn có thể cho thêm một ít mật ong và bột quế để tạo hương vị đặc biệt. Thời điểm tốt nhất để uống nước hoa hồng là vào buổi sáng.

Hoa hồng hỗ trợ giảm cân

Kích thích ham muốn tình dục

Theo Y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda) cho thấy rằng: tinh dầu hoa hồng có tác dụng làm cho hệ thần kinh được thoải mái, giúp an thần và thậm chí còn làm tăng khả năng hưng phấn, nhu cầu trong hoạt động tình dục.

Bạn có thể dùng trà hoa hồng, ngửi tinh dầu hoặc chỉ đơn giản là cắm hoa hồng trong phòng ngủ, sẽ giúp cho tinh thần của bạn trở nên thoải mái, tràn đầy sức sống và nhu cầu ham muốn tình dục cũng được cải thiện.

Hoa hồng có thể kích thích ham muốn tình dục

Giảm bớt triệu chứng căng thẳng và trầm cảm

Nhờ công dụng an thần từ tinh dầu hoa hồng nên đây là loại hoa giúp cho bạn giảm bớt các triệu chứng căng thẳng trong cuộc sống, áp lực công việc hay sau giờ học căng thẳng.

Đây cũng là kết quả đã được chứng minh thông qua một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa sinh lý và bệnh lý của trường Đại học Paraíba-Caixa.

Ngoài việc sử dụng trà hoa hồng, bạn có thể tắm nước nóng với những cánh hoa hồng tươi. Tinh chất hoa hồng sẽ bốc hơi cùng với hơi nước, và khi bạn ngửi phải sẽ giúp cho tinh thần cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn.

Hoa hồng giảm bớt triệu chứng căng thẳng và trầm cảm

Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng chảy máu do trĩ

Nhờ hoa hồng chứa nhiều chất xơ, nước và một số hợp chất có khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, nên đây là loại hoa giúp bạn cải thiện được một số triệu chứng chảy máu và đau do bệnh trĩ.

Cách dùng hoa hồng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, bạn lấy một nắm cánh hoa tươi nghiền nát cùng với 50ml nước, để tạo ra hỗn hợp sền sệt. Bạn uống vào buổi sáng trong 3 ngày liên tục để cảm nhận được sự hiệu quả.

Hoa hồng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng chảy máu do trĩ

Giúp làm lành vết thương

Hoa hồng được sử dụng nhiều trong mục đích làm đẹp. Nếu như bạn đã biết đến công dụng của nước hoa hồng – giúp se lỗ chân lông, cân bằng độ ẩm cho da, làm mềm và cải thiện độ tươi sáng, thì tinh chất hoa hồng còn được biết đến như một loại chất tẩy rửa tự nhiên hiệu quả.

Cánh hoa hồng chứa nhiều chất chống oxy hóa và một số hợp chất kháng khuẩn nên hoa hồng có tác dụng làm cho vết thương mau lành cũng như làm dịu da, tránh bị kích thích hay bị ngứa.

Hoa hồng giúp làm lành vết thương

Điều trị mụn trứng cá

Nhờ đặc tính kháng khuẩn, tinh chất hoa hồng giúp cho các vết mụn giảm bớt một cách nhanh chóng đồng thời cũng bổ sung thêm độ ẩm cho da. Ngoài ra, hợp chất phenyl ethanol có trong hoa hồng là một hợp chất sát khuẩn nên càng làm tăng tác dụng của hoa hồng trong việc điều trị mụn trứng cá.

Cách sử dụng hoa hồng để điều trị mụn trứng cá, bạn hãy ngâm vài hạt cỏ cà ri trong nước cho nở, rồi thêm nước hoa hồng. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên da mặt (sau khi được làm sạch) trong vòng 20 phút, rửa lại với nước sạch. Bạn chỉ nên đắp mặt nạ vào buổi tối và tần suất 3 lần/tuần để cảm nhận sự thay đổi.

Hoa hồng điều trị mụn trứng cá

Làm hồng môi tự nhiên

Tinh chất trong hoa hồng tươi còn làm cải thiện màu sắc trên đôi môi của bạn mà không cần phải sử dụng kem dưỡng, vừa có tác dụng làm hồng vừa làm cho môi mềm mại.

Hơn thế nữa, hoa hồng còn có tính sát khuẩn nhẹ, có thể giúp lấy đi những tế bào chết trên môi, trả lại đôi môi mềm mại và tông màu sáng hơn.

Cách sử dụng hoa hồng để làm hồng môi tự nhiên, bạn hãy trộn vài cánh hoa tươi với một muỗng canh sữa chua cùng vài giọt mật ong. Đắp hỗn hợp này lên môi khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Hoa hồng làm hồng môi tự nhiên

4. Các món ăn từ hoa hồng

Hoa hồng đẹp không chỉ để ngắm mà còn trở thành nguyên liệu làm ra nhiều món ngon hấp dẫn có lợi cho sức khỏe, như:

Cháo hoa hồng

Bạn đã nếm thử vị cháo hoa hồng chưa? Đây là món cháo có lợi cho sức khỏe mà người Trung Quốc tin rằng không chỉ có cháo hoa hồng mà cháo từ các loại hoa khác đều có những công dụng đặc biệt đối với sức khỏe. Hoa hồng có vị ngọt khi được dùng để nấu cháo, giúp cải thiện đường ruột và tăng cường lưu thông máu.

Cháo hoa hồng

Thạch rau câu hoa hồng

Cũng giống như các nguyên liệu khác, hoa hồng còn được dùng để làm thạch rau câu với màu sắc và hương vị rất đặc biệt. Bạn hãy thử làm đi!

Thạch rau câu hoa hồng

Siro hoa hồng

Đây là thức uống không chỉ giải khát mà còn có công dụng đẹp da và có lợi cho tiêu hóa, chỉ vài thao tác đơn giản là bạn có thể thưởng thức được ngay ly siro hoa hồng mát lạnh.

Siro hoa hồng

Hy vọng với những thông tin chia sẻ phía trên, Mẹo vặt Gia đình đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 7 tác dụng của hoa hồng cùng với các loại hoa hồng phổ biến tại Việt Nam ra sao!

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như: WikipediaSức khỏe đời sống.

5/5 - (2629 bình chọn)

Bài viết liên quan