16 tác dụng của măng tây đối với sức khỏe và các lưu ý khi sử dụng

5/5 - (3540 bình chọn)

Măng tây nổi tiếng là thực phẩm tốt cho sức khỏe với nhiều món xào hấp dẫn nhưng bạn đã thực sự biết hết về chúng? Vậy hãy cùng chuyên mục mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình để tìm hiểu rõ hơn về 16 công dụng tuyệt vời và một số tác dụng phụ mà có thể bạn chưa biết về măng tây nhé!

1. Nguồn gốc và đặc điểm của măng tây

Măng tây là gì?

Măng tây là loại cây thảo có thân mọc ngầm dưới đất, tên khoa học là Asparagus officinalis, có nguồn gốc từ Âu Châu, Bắc Phi và Tây Á. Ngày nay, măng tây được trồng nhiều nơi ở những khu vực quốc gia khác nhau và được sử dụng như một loại rau với hơn 300 loài khác nhau.

Thân rễ của cây măng tây dày, xốp, sở hữu nhiều bộ rễ dài với đường kính 5 – 6cm và có màu nâu sáng. Phần thân mọc đứng trong không khí với lá hình kim, thuộc lá thật tiêu giảm. Hoa nhỏ, hình chuông và dài khoảng 6mm, màu xanh lục, thường mọc thành nhóm (4 – 6 cái) ở nách lá. Quả dày, hình cầu có màu đỏ.

Măng tây là gì?

Các loại măng tây phổ biến

Tùy vào khu vực ở châu Âu, măng tây được thu hoạch vào khoảng thời gian từ tháng 3 cho đến tháng 5. Không những thế, người ta còn phân biệt măng tây theo 3 loại: măng tây trắng, măng tây tím và măng tây xanh.

Trong đó, măng tây trắng thường được trồng ở khu vực hạn chế ánh sáng mặt trời nên bị thiếu chất diệp lục và khó tạo ra được sắc tố xanh. Còn loại măng tây tím thường chứa nhiều chất phytochemical và anthocyanins nên mang lại màu sắc độc đáo cho rau này.

Các loại măng tây phổ biến

2. Giá trị dinh dưỡng của măng tây

Được sử dụng như một loại rau và cũng được đánh giá cao về đặc tính công dụng chữa bệnh, măng tây mang cho mình nhiều giá trị dinh dưỡng. Chẳng hạn, măng tây là nguồn cung cấp tuyệt vời về các loại vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C, E, K và folate), khoáng chất (canxi, magie, sắt, phốt pho, mangan, kẽm, selen, kali) và protein thiết yếu. Đặc biệt là hàm lượng chất xơ rất nhiều.

Ngoài ra, măng tây còn chứa lượng calo rất thấp, ít natri và dường như không chứa cholesterol.

Theo FoodData Central, trung bình cứ 100gr măng tây sống chứa:

  • 20 calo
  • 93,22gr nước
  • 2,2gr chất đạm
  • 0,12gr chất béo
  • 3,88gr carbs
  • 2,1 chất xơ
  • 1,88 đường
  • 5,6mgr vitamin C
  • 24mgr canxi
  • 2,14mgr sắt
  • 14mgr magie
  • 52mgr phốt pho

Và nhiều hàm lượng dinh dưỡng chất khoáng khác nữa.

Giá trị dinh dưỡng của măng tây

3. Mười sáu tác dụng của măng tây

Cùng Mẹo vặt Gia đình khám phá rõ hơn về 16 công dụng nổi bật của măng tây mà bạn không thể bỏ qua:

Duy trì mức homocysteine

Nếu bị thiếu hụt vitamin B, thì cơ thể của bạn có nguy cơ bị tổn thương mạch máu, huyết khối tĩnh mạch (đông máu trong tĩnh mạch, xơ vữa động mạch) cũng như các triệu chứng rối loạn tim mạch khác.

Nói một cách khác, vitamin B giúp duy trì lượng đường trong máu bằng cách đảm bảo sự chuyển hóa tinh bột và đường trong cơ thể.

Măng tây được xem là nguồn cung cấp vitamin B để duy trì hàm lượng homocysteine ở mức vừa phải trong máu. Đặc biệt, loại vitamin B6, B12 và folate, giữ vai trò chính trong việc chuyển đổi homocysteine thành cysteine, rồi sau đó được chuyển đổi trở lại thành axit amin methionine theo chu kỳ methyl hóa bình thường.

Măng tây giúp duy trì mức homocysteine

Hỗ trợ thai nhi phát triển tối ưu

Hàm lượng folate trong măng tây khá cao nên giúp cho chị em phụ nữ mang thai tránh được tình trạng thai nhi bị dị tật bẩm sinh và nguy cơ nhẹ cân sau khi chào đời. Folate rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Không những thế, chất folate còn giúp cho phụ nữ mang thai tiểu tiện tốt hơn để giảm thiểu các biến chứng của phù nề (hoặc giữ nước trong các mô cơ thể).

Măng tây hỗ trợ thai nhi phát triển tối ưu

Giảm các triệu chứng do kinh nguyệt

Chiết xuất từ măng tây được sử dụng hiệu quả để làm dịu đi triệu chứng đầy hơi trước khi xảy ra kinh nguyệt. Đồng thời, một số chất dinh dưỡng khác trong măng tây còn cải thiện tình trạng mệt mỏi, trầm cảm và giảm đi triệu chứng đau bụng do hành kinh – vì kiểm soát được lượng máu bị mất và duy trì sự cân bằng nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt.

Măng tây giảm các triệu chứng do kinh nguyệt

Cải thiện khả năng sinh sản

Phần rễ măng tây được đánh giá cao trong liệu pháp Ayurvedic (với cái tên khác là Shatavari) nghĩa là dược tính trong rễ măng tây có khả năng kích thích tình dục và được sử dụng trong việc điều trị các nội tiết tố và chữa rối loạn tình dục ở nam lẫn nữ.

Ở nam giới, măng tây giúp giảm bớt triệu chứng lo âu, suy nhược về thể chất và tinh thần, đồng thời tăng khả năng ham muốn tình dục, cải thiện số lượng và sức khỏe của tinh trùng.

Ở nữ giới, măng tây có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị hội chứng mãn kinh và thiếu máu. Ngoài ra, còn có tác dụng để cải thiện chất lượng và số lượng sữa từ những phụ nữ sau khi sinh. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng măng tây có tác động tích cực lên bộ phận sinh dục và tuyến vú của những đối tượng nữ thường xuyên tiêu thụ lượng măng tây cần thiết mỗi ngày.

Măng tây giúp cải thiện khả năng sinh sản

Cải thiện hệ tiêu hóa

Măng tây còn chứa một lượng dưỡng chất inulin đáng kể, đây là một loại carbohydrate phức tạp và thường được biết đến là prebiotic. Inulin không bị tiêu hóa cho đến khi nó được nuôi dưỡng bởi một loại vi khuẩn tốt như lactobacilli trong ruột già. Nói một cách khác, inulin hỗ trợ cải thiện sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Ngoài ra, măng tây còn cung cấp lượng chất xơ dồi dào, có đặc tính nhuận tràng để hỗ trợ cho ruột được hoạt động trơn tru nhằm ngăn ngừa tình trạng đầy hơi và táo bón cũng như hiệu quả trong việc chữa tiêu chảy, kiết lị và các triệu chứng khó chịu ở bụng (cảm giác nóng rát, đau rốn trong hoặc sau khi ăn). Hơn thế nữa, chất xơ còn góp phần làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

măng tây cải thiện hệ tiêu hóa

Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Theo một cuộc nghiên cứu vào năm 2012 khi được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh, đã chứng minh rằng chiết xuất măng tây có đặc tính chống lại bệnh tiểu đường và cải thiện bài tiết insulin.

Ngoài ra, thêm một nghiên cứu khác (trên cơ thể chuột) được công bố trên Tạp chí Sinh học Thực nghiệm Ấn Độ, cho thấy rằng măng tây có thể cải thiện tình trạng hoạt động của thận trong giai đoạn đầu tiên của bệnh tiểu đường.

Nói một cách khác, nhờ một số khoáng chất như crom mà việc tiêu thụ măng tây có thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Từ đó, kiểm soát tốt lượng đường, cải thiện điều tiết insulin cũng như mang lại hiệu quả chống bệnh tiểu đường.

Măng tây giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Điều trị bệnh hangovers

Hangovers được xem là một hiệu ứng sinh lý khó chịu do cơ thể tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn, như tình trạng lo lắng, mệt mỏi, rối loại dạ dày (buồn nôn, mất nước,…).

Có nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng: phần lá và chồi của măng tây có chứa hàm lượng khoáng chất vô cơ tương đối lớn, giúp tế bào gan được bảo vệ khỏi tác hại của rượu bia có cồn. Đồng thời, chiết xuất măng tây còn chứa các axit amin thiết yếu, có tác dụng chữa hiệu quả về các triệu chứng hangovers.

Măng tây giúp điều trị bệnh hangovers

Bảo vệ thị lực

Nhờ lượng vitamin A dồi dào, măng tây giúp thị lực được cải thiện đáng kể. Đặc biệt nhờ chất chống oxy hóa, việc tiêu thụ măng tây còn bảo vệ được võng mạc tránh khỏi sự tổn thương do các gốc oxy tự do gây ra. Chẳng hạn, glutathione giúp giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về mắt như quáng gà và đục thủy tinh thể.

Măng tây giúp bảo vệ thị lực

Điều trị bệnh thấp khớp

Viêm khớp dạng thấp được xem là một bệnh mãn tính và gây ra các triệu chứng viêm các khớp.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêu thụ thực phẩm giàu folate cụ thể ở đây là việc dùng măng tây, sẽ mang lại khả năng chống viêm, giúp giảm đau và giảm bớt đi tình trạng hoạt động kém của các khớp khi bị viêm khớp.

Măng tây hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp

Giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Trong măng tây có chứa nhiều rutin – là một flavonoid có đặc tính chống viêm và được sử dụng trong việc điều trị bệnh trĩ và ngăn ngừa chứng đông máu.

Ngoài ra, rutin còn hỗ trợ tăng cường tính thấm của mao mạch, để củng cố các mạch máu và ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch khi giảm được độ nhớt của máu, góp phần làm giảm huyết áp, lượng cholesterol cũng như duy trì sức khỏe tim mạch tối ưu.

Măng tây giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Điều trị bệnh lao

Măng tây còn được nghiên cứu khi có tác dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh viêm phế quản và bệnh lao. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ măng tây còn giúp cải thiện chức năng của các mô phổi cũng như hỗ trợ điều trị nhiễm trùng ở cổ họng.

Tốt cho sức khỏe hệ thần kinh

Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy: chất phytoestrogen trong măng tây có tác dụng hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, HuntingtonParkinson.

Măng tây hỗ trợ điều trị bệnh lao

Giảm nguy cơ trầm cảm

Khi bạn ăn măng tây cũng giống như bạn đang sử dụng một loại thuốc có tác dụng chống lo lâu và tiệu chứng trầm cảm. Ngoài ra, nó còn giúp bạn tăng cường trí nhớ, sản xuất và bài tiết estrogen để phục hồi và làm dịu đi sự căng thẳng của hệ thần kinh.

măng tây giảm nguy cơ trầm cảm

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Các nghiên cứu chỉ ra rằng: măng tây có tác dụng chống tiết niệu cũng như giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì đặc tính lợi tiểu vốn có của rau, nên việc tiêu thụ măng tây góp phần làm tăng tần suất đi tiểu và khối lượng nước tiểu. Từ đó, các chất độc trong cơ thể được loại bỏ dễ dàng.

Một số người khi ăn măng tây có thể làm cho nước tiểu có mùi lạ, thậm chí khá hăng nhưng đây là hiện tượng bình thường. Vì do măng tây làm phá vỡ đi các thành phần của amoniac, thành các hợp chất hóa học dễ bay hơi.

Măng tây hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Duy trì hàm lượng cholesterol tối ưu

Nhờ chất chống oxy hóa mà măng tây có khả năng điều trị stress oxy hóa và một số rối loạn khác như tình trạng tăng hàm lượng lipid và tăng cholesterol trong máu – đây vốn là mối đe dọa lớn cho các tình trạng tử vong do bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch gây ra.

măng tây giúp duy trì hàm lượng cholesterol tối ưu

Giúp ngăn ngừa bệnh ung thư

Theo kết quả từ một nghiên cứu đã được công bố trên tờ Cancer Letters, chất saponin được tìm thấy trong chồi măng tây có thể ngăn ngừa khối u phát triển nhờ vào khả năng gây chết tế bào. Ngoài ra, măng tây cũng góp phần nâng cao lượng glutathione trong cơ thể – đây vốn là một hợp chất chống oxy hóa và giải độc.

Măng tây giúp ngăn ngừa bệnh ung thư

3. Lưu ý khi dùng măng tây

Tuy măng tây được xem là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có một số tác dụng phụ khi sử dụng nên bạn cần chú ý như sau:

Đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Măng tây có thể làm thay đổi sự cân bằng của nội tiết tố và có tác dụng kiểm soát sự sinh sản (như đã đề cập trong phần 16 công dụng của măng tây), nên việc tiêu thụ măng tây cần được hỏi ý kiến bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra.

Đối với người đang hoặc dễ bị dị ứng

Việc ăn măng tây có thể gây dị ứng cho những người nhạy cảm, nhất là dễ bị ứng với hành tây, tỏi tây cũng như các loại thực phẩm cùng họ với măng tây.

Tác dụng phụ của măng tây

Hy vọng với những chia sẻ phía trên, Mẹo vặt Gia đình đã giúp bạn hiểu rõ hơn về măng tây là gì? 16 công dụng tuyệt vời và một số tác dụng phụ mà có thể bạn chưa biết về loại thực phẩm này.

*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ: Wikipedia, OrganicfactsHello Bác sĩ.

5/5 - (3540 bình chọn)

Bài viết liên quan