Wonder week 26 của bé là gì? Biểu hiện của bé trong wonder week 26

Đánh giá bài viết này

Wonder week 26 là một bước nhảy vọt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu rõ hơn về wonder week 26 qua bài viết dưới đây nhé!

Wonder week 26 là giai đoạn bé học được nhiều kỹ năng mới và có sự phát triển về thể chất lẫn nhận thức. Hôm nay, Mẹo Vặt Gia Đình sẽ chia sẻ đến bạn những biểu hiện của bé trong wonder week 26 và cách vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng. Tìm hiểu ngay nhé!

Wonder week 26 là gì?

Wonder week 26 (tên tiếng anh là “The world of relationships”), hay còn gọi là tuần khủng hoảng 26 là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Đây là lúc bé trải qua sự nhảy vọt về thể chất, kỹ năng và nhận thức.

Ở wonder week 26, bé bắt đầu nhận ra được khoảng cách giữa các đối tượng khác nhau. Đây cũng là lúc bé thể hiện khả năng nhận thức về sự độc lập của các sự vật, sự việc trong cuộc sống.

Vào giai đoạn này, bé có thể bám mẹ nhiều hơn và thường quấy khóc mỗi khi xa mẹ.

Wonder week 26 là lúc bé trải qua sự nhảy vọt về thể chất và nhận thứcWonder week 26 là lúc bé trải qua sự nhảy vọt về thể chất và nhận thức

Wonder week 26 bắt đầu khi nào? Kéo dài bao lâu?

Wonder week 26 bắt đầu khi bé bước vào khoảng tuần tuổi thứ 23 đến tuần tuổi thứ 26. Để tính toán thời điểm bắt đầu wonder week 26, mẹ cần chú ý tính từ ngày dự kiến sinh của bé, không phải là ngày bé thực sự ra đời.

Ví dụ, nếu bé dự kiến sinh vào ngày 24/08, nhưng thực tế bé ra đời vào ngày 30/08, thì tuần tuổi của bé sẽ bắt đầu tính từ ngày 24/08.

Không có câu trả lời chính xác về thời gian kéo dài của wonder week 26. Tuy vậy, mẹ có thể quan sát biểu hiện “bớt khó ở” của bé để nhận biết thời điểm kết thúc của giai đoạn này.

Wonder week 26 bắt đầu khi bé bước vào khoảng tuần tuổi thứ 23 - 26Wonder week 26 bắt đầu khi bé bước vào khoảng tuần tuổi thứ 23 – 26

Những biểu hiện của trẻ trong wonder week 26

Trong wonder week 26, trẻ có thể thể hiện những biểu hiện sau đây:

  • Thường xuyên ném đồ vật và quấy khóc.
  • Luôn bám theo cha mẹ.
  • Bắt chước và nhại lại những âm thanh nghe được.
  • Thường xuyên đặt câu hỏi về hình dáng của các đồ vật.
  • Thể hiện sự tò mò bằng cách nhấc các đồ vật lên để xem có gì bên dưới hay không.
  • Chán ăn, bỏ bú.
  • Không thích tiếp xúc với người lạ.

Những biểu hiện của trẻ trong wonder week 26Những biểu hiện của trẻ trong wonder week 26

Sau khi kết thúc wonder week 26 trẻ sẽ học được gì?

Sau khi kết thúc wonder week 26, trẻ sẽ học được nhiều kỹ năng và có sự phát triển lớn về thể chất lẫn nhận thức. Cụ thể:

Sự phát triển về thể chất

  • Chiều cao: Bé trai thường cao khoảng 72cm, bé gái khoảng 70.1cm.
  • Cân nặng: Bé trai thường nặng khoảng 8.9kg, bé gái khoảng 8.2 kg.
  • Chu vi vòng đầu: Tăng thêm khoảng 0.5cm so với lúc trước.

Trẻ phát triển các kỹ năng vận độngTrẻ phát triển các kỹ năng vận động

Sự phát triển kỹ năng vận động

  • Bé có thể tự ngồi dậy từ tư thế nằm.
  • Tay và chân bé trở nên cứng cáp hơn.
  • Bé có thể kết hợp vận động tay và chân cùng một lúc.
  • Bé có thể bò một cách thành thạo.

Sự phát triển nhận thức

  • Bé thích nghe tiếng kêu của động vật.
  • Bé có khả năng lắng nghe và hiểu khi được giải thích.
  • Bé có thể bắt chước các hoạt động của người lớn.
  • Bé biết vẫy tay chào và nói vài từ đơn giản như “bai bai”, “baba”, “mama”,…
  • Bé có khả năng ghi nhớ vị trí của các đồ vật trong nhà và hiểu được khoảng cách giữa các sự vật.
  • Bé thích tạo ra các âm thanh như lắc chuông, làm rơi đồ đạc xuống sàn nhà,…

Trẻ phát triển về nhận thứcTrẻ phát triển về nhận thức

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ vào giai đoạn tuần khủng thứ 26?

Đảm bảo dinh dưỡng cho bé

Để đảm bảo bé có đủ dinh dưỡng trong giai đoạn tuần khủng thứ 26, cha mẹ nên cho bé ăn dặm với nhiều món cháo khác nhau để bé không bị ngán, chẳng hạn như cháo gà, cháo cá hồi, cháo thịt bằm, cháo cá ngừ,…

Cha mẹ nên cho bé ăn dặm với nhiều món cháo khác nhauCha mẹ nên cho bé ăn dặm với nhiều món cháo khác nhau

Tập cho bé một số kỹ năng

Ở wonder week 26, cha mẹ nên tập cho bé một số kỹ năng để bé có thể phát triển toàn diện. Cụ thể:

  • Tập cho bé kỹ năng nhai bằng cách cho bé tự cầm thức ăn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng phương pháp “Ăn dặm tự chỉ huy” (BLW – Baby Led Weaning) để cải thiện kỹ năng nhai và tự ăn của bé.
  • Tập cho bé kỹ năng trườn và vận động bằng cách đặt đồ chơi trước mặt và khuyến khích bé bò tới để lấy.
  • Đặt bé gần các chân bàn hoặc bờ tường để bé tập đứng.
  • Dành thời gian để trò chuyện và tương tác với bé để giúp bé phát triển ngôn ngữ.
  • Đảm bảo bé ngủ đủ giấc vào ban đêm và ngủ vừa phải vào ban ngày.

Ở wonder week 26, cha mẹ nên tập cho bé một số kỹ năngỞ wonder week 26, cha mẹ nên tập cho bé một số kỹ năng

Cách xoa dịu những nỗi lo của trẻ trong wonder week 26

  • Cho bé làm quen với sự chia cách: Ban đầu, bạn có thể thử để bé chơi với người thân mà bé quen biết trong một khoảng thời gian ngắn. Dần dần, hãy tăng thời gian chia cách bé để bé có thể thích nghi với việc ở xa cha mẹ.
  • Chia sẻ về những thay đổi sắp tới: Nếu bé đủ lớn, bạn có thể nói chuyện với bé về những kế hoạch sắp tới của mình. Điều này giúp bé chấp nhận những thay đổi một cách dễ dàng hơn.
  • Để lại một món đồ quen thuộc cho bé: Để lại cho bé một món đồ chơi quen thuộc mà bé yêu thích hoặc một món đồ có mùi của mẹ (ví dụ như áo, khăn quàng,…) có thể làm bé cảm thấy an tâm hơn khi mẹ không ở bên cạnh.
  • Kiên nhẫn: Hãy kiên nhẫn với bé trong quá trình thích nghi với sự chia cách. Bé sẽ không thể mãi mãi dựa vào mẹ. Dần dần, bé sẽ trở nên tự tin hơn và chấp nhận việc xa mẹ một cách tự nhiên.

Cách xoa dịu những nỗi lo của trẻ trong wonder week 26Cách xoa dịu những nỗi lo của trẻ trong wonder week 26

Trên đây là những chia sẻ của Mẹo Vặt Gia Đình về wonder week 26 của trẻ nhỏ. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ bỏ túi được những thông tin hữu ích. Cảm ơn vì đã theo dõi!

Nguồn: Trang thông tin và cộng đồng Mẹ & Bé

Đánh giá bài viết này

Bài viết liên quan