Vì sao khi ép mía lại cho tắc vào ép cùng?

4.9/5 - (2543 bình chọn)

Nước mía vốn rất được ưa chuộng bởi vị ngọt tự nhiên của mía và độ mát lạnh khi uống cùng với đá. Dần dần, nước mía còn được biến tấu với nhiều phiên bản kết hợp trái cây “xịn xò” hơn như nước mía dâu, nước mía sầu riêng, nước mía cốt dừa, nước mía trân châu,…

Tuy nhiên, có một điều vẫn còn giữ nguyên vẹn đó là khi ép mía người bán thường cho một quả tắc vào ép cùng. Vì sao lại vậy? Ép tắc cùng với nước mía có công dụng gì? Cùng tìm hiểu với Mẹo vặt Gia đình nhé.

Vì sao ép mía lại cho tắc vào ép cùng?

Thật ra câu trả lời vô cùng đơn giản, bởi vì vị chua thanh của tắc có thể làm dịu lại vị ngọt của mía. Khi thêm quả tắc vào cùng, nước mía sẽ không bị ngọt gắt cũng như có thêm hương thơm của tắc. Từ đó, nước mía sẽ thanh hơn, ngon hơn và dễ uống hơn.

Nước mía và tắc

Thông thường người bán chỉ ép 1 quả tắc cho 3 – 4 cây mía, vì nếu bỏ nhiều tắc sẽ làm mía bị chua hoặc có vị đắng chát từ vỏ và hạt tắc. Ngoài tắc, một số người bán còn cho vào 1 lát cam hay khóm vào với mục đích tương tự.

Nước mía

Cách kết hợp nước mía và tắc ngon

Nước mía

Cách 1: Trực tiếp cho quả tắc vào ép cùng với mía. Đây là cách được ưa chuộng vì nước tắc sẽ hòa quyện một cách “hoàn hảo” nhất cùng với nước mía ép. Và cũng là cách tiết kiệm thời gian nhất.

Cách 2: Khi bạn ép mía xong, cho nước mía và đá vào ly. Sau đó dùng dao cắt tắc, lọc bỏ hạt và vắt tắc vào ly mía. Cách này giúp tránh để nước mía bị đắng chát khi ép vỏ tắc. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý lượng tắc vắt vào ly, đừng để ly mía bị chua quá nhé.

Trên đây là những thông tin về lý do vì sao người ta thường ép mía cùng với tắc và cách ép tắc để ly mía ngon hơn. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm:

4.9/5 - (2543 bình chọn)

Bài viết liên quan