Vì sao giọng nói thay đổi ở tuổi dậy thì? Không bị vỡ giọng có sao không?

Đánh giá bài viết này

Khi đến tuổi dậy thì, đa số các bé sẽ bị vỡ giọng, tuy nhiên có một số bé lại không thay đổi giọng nói đáng kể. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn để này trong bài viết hôm nay!

Vỡ giọng là một trong những dấu hiệu phổ biến ở trẻ vị thành niên khi bước vào giai đoạn dậy thì. Vậy tại sao khi bước vào tuổi dậy thì thì giọng nói sẽ thay đổi? Cùng Mẹo Vặt Gia Đình tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Vì sao giọng nói thay đổi ở tuổi dậy thì?

Vì sao giọng nói thay đổi ở tuổi dậy thì?Vì sao giọng nói thay đổi ở tuổi dậy thì?

Khi đến độ tuổi dậy thì, các hormone sẽ sản xuất mạnh mẽ hơn, bên cạnh việc cơ thể tăng trưởng thì các đặc điểm sinh dục cũng phát triển rõ ràng hơn ở tóc, tuyến vú, tinh hoàn và cả giọng nói.

Thông thường tuổi dậy thì sẽ diễn ra từ độ tuổi 10 – 15 và hiện tượng vỡ giọng thường xảy ra ở độ tuổi 12 – 13, giọng nói của bé sẽ dần ổn định khi đạt 20 tuổi.

Sở dĩ có hiện tượng thay đổi giọng nói của bé trong độ tuổi dậy thì là vì trước khi dậy thì dây thanh quản của bé khá nhỏ và mỏng, điều này làm cho giọng nói của bé cao hơn người lớn rất nhiều. Khi đến tuổi dậy thì, dây thanh quản sẽ có những thay đổi rõ rệt làm thay đổi giọng nói của bé, chi tiết như sau:

  • Dây thanh quản của bé sẽ di chuyển đi xuống và trở nên to hơn. Ở bé trai dây thanh quản sẽ dày và dài thêm khoảng 10mm còn ở bé gái là khoảng 4mm. Chính vì có sự khác biệt này giọng nói của bé trai thường trầm hơn bé gái rất nhiều
  • Các cơ và các dây chằng xung quanh dây thanh quản cũng phát triển
  • Niêm mạc của dây thanh quản phân chia thành nhiều lớp mới
  • Ngoài ra sự thay đổi đột ngột về kích thước và độ dày của dây thanh quản cũng làm cho các cơ bị co thắt đột ngột và dẫn đến việc tiếng nói bị vỡ.

Không bị vỡ giọng có sao không?

Không bị vỡ giọng có sao không?Không bị vỡ giọng có sao không?

Trường hợp các bé trai không bị vỡ giọng sau khi đến tuổi dậy thì là điều hoàn toàn bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng khi bé nhà mình không thay đổi giọng nói sau khi đến tuổi dậy thì. Tùy theo tình trạng cơ thể của từng người mà sự thay đổi về kích thước dây thanh quản sẽ khác nhau, điều này dẫn đến việc giọng nói của từng bé sẽ có sự thay đổi khác nhau.

Bạn hãy hỗ trợ bé tập nói chậm hơn và rõ chữ hơn để dần dần cảm nhận sự thay đổi giọng nói của mình. Ngoài ra, nếu các bậc phụ huynh vẫn còn lo lắng nếu bé không vỡ giọng thì có thể đến các cơ quan y tế để được thăm khám.

Vỡ giọng ở tuổi dậy thì bao lâu thì hết?

Vỡ giọng ở tuổi dậy thì bao lâu thì hết?Vỡ giọng ở tuổi dậy thì bao lâu thì hết?

Theo Bác sĩ Hoàng Sơn cho biết, thông thường giai đoạn vỡ giọng, chuyển đổi giọng nói của các bé trai sẽ kéo dài từ 3 – 6 tháng và dần dần ổn định lại khi đến độ tuổi 20. Hiện tượng vỡ giọng có thể xảy ra qua từng giai đoạn tùy theo tình trạng cơ thể khác nhau của từng bé, có những bé sẽ xảy ra sự thay đổi đột ngột.

Các bé sẽ không thể kiểm soát cũng như tự điều chỉnh hiện tượng vỡ giọng ở bản thân khi đến tuổi dậy thì. Chính vì vậy bạn hãy khuyên bé nên học cách chung sống và chấp nhận sự thay đổi ở bản thân nhé!

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Mẹo Vặt Gia Đình đã tổng hợp cho bạn nhằm giải đáp thắc mắc tại sao giọng nói lại thay đổi khi đến tuổi dậy thì. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn đã hiểu được vấn đề trên và từ đó giải thích cho bé nhà bạn hiểu rõ hơn về cơ thể của mình nhé!

Nguồn: suckhoedoisong.vn, vinmec.com

Đánh giá bài viết này

Bài viết liên quan