Riềng và tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của củ riềng

5/5 - (4751 bình chọn)

Ngoài dùng để làm tăng hương vị và mùi thơm cho các món ăn thì trong Đông y riềng cũng được xem như là một loại dược liệu chữa bệnh với tên gọi cao lương khương. Bênh cạnh đó thì trong y học hiện đại tinh chất riềng cũng được sử dụng nhiều để điều trị một số loại bệnh.

Củ riềng là củ gì?

Riềng là một cây thuộc họ gừng, thường dùng phần củ, hạt và lá. Củ riềng được hình thành do rễ riềng phình to, khi còn non sẽ có màu đỏ nâu đến khi già ngả sang màu vàng nhạt. Lớp vỏ ngoài khá dày cứng, có nhiều mắt được chia thành nhiều đốt với kích thước không đồng đều bao bọc phần thịt ruột thường có màu trắng hoặc hơi vàng, rất thơm, vị cay nóng và có nhiều sợi xơ.

Tác dụng chữa bệnh của củ riềng

Tăng khả năng tình dục ở đàn ông: Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết củ riềng có thể làm tăng khả năng giường chiếu cũng như kích thích sản sinh tinh trùng.

Bên cạnh đó theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), vì riềng là loại củ có vị cay, tính ấm nên có thể chữa chứng khó tiêu, hắc lào, lang ben, tiêu chảy, viêm họng, giảm đờm, và đau xương khớp.

Tăng khả năng tình dục ở đàn ông

Hạn chế lão hóa da: Trong một nghiên cứu được công bố trên Costerics and Toilettries, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chiết xuất của riềng giúp làm tăng sản sinh axit hyaluronic, một chất có tác dụng dưỡng ẩm, hạn chế nếp nhăn.

Kết quả là những người tham gia nghiên cứu có sự thay đổi rõ rệt như da tăng độ đàn hồi và trở nên rạng rỡ hơn.

Ngoài ra thì chiết xuất riềng cũng giúp làm giảm các bệnh về da như chàm, bỏng ngứa và nấm.

Hạn chế lão hóa da

Chống ung thư: Theo báo cáo của nghiên cứu F.A Alasmary và cộng sự, so với thuốc vinblastine thì hoạt tính chống ung thư của riềng cao nhất đối với ung thư biểu mô phổi và ung thư biểu mô trực tràng.

Bên cạnh đó thì chiết suất riềng cũng cho kết quả khả quan đối với các dòng ung thư khác như biểu mô đại tràng, biểu mô cổ tử cung và ung thư tuyến tiền liệt.

Chống ung thư

Kháng khuẩn: Trong nghiên cứu đặc tính kháng khuẩn của riềng (2006) của Tomoko Suzuki và các công sự cho rằng các loại tinh dầu từ củ riềng có thể loại bỏ vi khuẩn, nấm men, và ký sinh trùng nhờ vào chất terpinen-4-ol, một loại chất có tính kháng khuẩn mạnh.

Kháng khuẩn

Một số bài thuốc từ củ riềng

Dưới đây là một số bài thuốc được chia sẻ từ bác sĩ Hoàng Sơn:

Trị hắc lào: Thái lát 100g riềng già, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Bôi hỗn hợp trên từ 2-3 lần/ngày vào phần da bị hắc lào.

Rượu riềng Trị hắc lào

Trị viêm họng, ho, đầy hơi: Thái riềng thành từng lát mỏng sau đó muối chua, khi dùng ngậm chung với muối hoặc nhai nhỏ rồi nuốt dần.

Riềng trị viêm họng, ho, đầy hơi

Làm thuốc xoa bóp: Phơi khô và thái nhỏ 20g riềng,16g thiên niên kiện, 24g quế, 20g thạch xương bồ, 16g trần bì. Sau đó đổ ngập rượu vào ngâm trong 10 ngày.

Khi sử dụng lấy bông nhúng vào thuốc sau đó xoa lên chỗ đau, kếp hợp day bấm nhẹ. Thuốc này có thể dùng khi bị đau xương, trật ngã, sưng đau khớp, đau nhức cục bộ,…

Rượu riềng làm thuốc xoa bóp

Trị phong thấp: Riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi loại 60g, sấy khô sau đó tán nhỏ. Dùng từ 5-7 ngày mỗi lần khoảng 4g pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, một ngày uống 2 lần.

Bột riềng trị phong thấp

Riềng quả là có nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ, nếu bạn thường xuyên bị đau bụng, viêm họng, đầy hơi,.. hoặc các chứng bệnh kể trên thì nên mua sẵn riềng để trong nhà để tiện khi dùng đến nhé.

Xem thêm:

>> Những tác dụng tuyệt vời của gừng trong nấu nướng

>> Liều thuốc từ gừng trị cảm lạnh cùng nhiều căn bệnh khác

>> Củ sắn là gì? Ăn củ sắn có tác dụng gì?

5/5 - (4751 bình chọn)

Bài viết liên quan