Phân biệt các loại bột mì làm bánh thông dụng

4.9/5 - (1475 bình chọn)

Bột mì hay (Bột lúa mì) là một loại bột được sản xuất từ việc xay lúa mì và được sử dụng làm nguyên liệu chủ yếu trong quy trình sản xuất bánh mì. Bột mì được sản xuất nhiều hơn so với các loại bột khác. Người ta sản xuất bột mì bằng cách xay nghiền hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc khác. Trong quá trình này vỏ cám và phôi được tách ra và phần còn lại của hạt lúa mì (nội nhũ) được nghiền nhỏ tới độ mịn thích hợp (ra thành phẩm là bột mì).

Plain flour (bột mì đa dụng)

Đây là loại bột đa năng nhất, trong thành phần bột không chứa men, thích hợp để làm nhiều loại bánh, ngon nhất vẫn là bánh mì và bánh pizza và một số loại bánh cookie cứng. Bột này chứa protein gluten cao, từ 12,5-14%. Nó cũng được xem là loại bột căn bản để từ đó người ta có thể pha trộn, gia giảm các thành phần để tạo ra một loại bột mới.

Bột mì số 11 hay Bread Flour/ Bột Mì Cứng/ Bột Bánh Mì

Bột mì số 11

Mặc dù bột mì đa dụng có thể dùng làm bánh mì, nhưng “chuyên dụng” hơn – bread flour vẫn là số một. Loại bột này “chuyên trị” các loại bánh có vỏ cứng, giòn. Lượng gluten cao chứa trong bột sẽ tương tác tốt với men để tạo nên độ nở và dai cho bánh mì.

Là loại bột mì có hàm lượng protein cao, công dụng để làm bánh mì gối, đế bánh pizza, bánh mì baguette… bởi bột bánh này sau khi làm xong sẽ có độ dai hơn hẳn các loại khác. Protein trong bột mì số 11 sẽ tương tác với men nở, phát triển và tạo nên kết cấu dai, chắc cho bánh mì.

Cake flour là gì?

Cake flour

Bột cake flour được làm từ hạt lúa mì mềm xay mịn, có hàm lượng tinh bột cao và rất thấp hàm lượng protein khoảng 7 – 8.5%. Bằng mắt thường thì bột luôn ở dạng mịn và có những hạt nhỏ li ti.

Khi sử dụng, người ta hay tẩy trắng bột để giúp các phân tử bột liên kết với chất lỏng tốt hơn. Đây cũng là đặc trưng để cake flour thường được sử dụng làm các loại bánh xốp, mềm.

Self-raising flour là gì?

Self-raising flour

Đây là loại bột được trộn sẵn với baking powder (bột nở) và muối, thường là theo tỉ lệ: 110g bột mì đa dụng: 3g bột nở: 1g muối. Bột này thường được sử dụng để làm các loại bánh nướng, bánh quy và nhiều loại bánh xốp, có tác dụng tiết kiệm đáng kể thời gian pha trộn. Tuy nhiên, việc trộn bột nở vào sẵn nếu để lâu, tác dụng của bột sẽ giảm, ảnh hưởng đến độ xốp của bánh.

High – Gluten Flour (họ hàng với bột mì số 11)

High – Gluten Flour

Đây là loại bột mì chuyên dụng để làm các kiểu bánh mì có phần vỏ cứng, giòn như bagel hay đế bánh pizza.

Với những thông tin nêu trên, hy vọng các bạn yêu thích công việc làm bánh đã hiểu rõ các loại bột mì phổ biến trong nấu nướng. Hiểu rõ tính chất và công dụng của bột mì giúp việc làm bánh và nấu ăn trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công!

Bột mì số 8 là gì?

Bột mì số 8 là gì?

Bột mì số 8 là loại bột được trộn từ lúa mì cứng và lúa mì mềm – không chứa thành phần bột nổi, có độ ẩm cao với hàm lượng protein trong khoảng 8 – 9%, dùng làm bánh thì thành phẩm sẽ mềm – xốp hơn những loại bột khác. Bột mì số 8 còn được gọi là bột mì đa dụng, bột bánh ngọt.

Xem thêm nhiều bài viết khác tại chuyên mục Mẹo vặt cuộc sống.

4.9/5 - (1475 bình chọn)

Bài viết liên quan