9 tác dụng không ngờ từ mía và các món ăn thơm ngon bổ dưỡng

5/5 - (4809 bình chọn)

Nước mía có vô vàng công dụng hữu ích từ sức khỏe đến đời sống mà bạn chưa biết. Cùng chuyên mục mẹo vặt của Điện máy XANh tìm hiểu về những lợi ích đáng ngờ từ nước mía nhé!

1. Nguồn gốc, thành phần của nước mía và các loại mía trên thị trường

Nguồn gốc và đặc điểm của mía

Mía có tên khoa học là Saccharum. Mía được xem là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae của họ Hòa thảo, cây mía chủ yếu phát triển tốt pử khu vực nhiệt đớiôn đới ấm của Cựu thế giới. Đặc điểm của mía là phần thân to mập được chia thành nhiều đốt vgiữa các đốt có các mắt và chứa nhiều đường sacaroza. Độ cao của cây mía trong khoảng từ 2 -6 m.

Ở mía hàm lượng đường được tập trung nhiều nhất ở phần gốc để nuôi dưỡng cây và do sự bốc hơi nước diễn ra ở lá nên ở phần ngọn cây mía luôn thường nhiều nước hơn phần gốc, để đảm bảo cây được cung cấp đầy đủ nước cho lá. Vì vậy, khi ăn phần ngọn mía sẽ có vị nhạt hơn là phần gốc.

mía

Thành phần dinh dưỡng có trong mía

Mía thuộc họ cỏ có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong thân mía chứa chủ yếu đường saccarozo và nhiều khoáng chất khác: can-xi, crôm, cô-ban, đồng, ma-giê, man-gan, phốt-pho, kali và kẽm. Cung cấp sắt và vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6,các phytonutrient, chất chống ô-xy hóa, protein và chất xơ hòa tan khác cần thiết cho cơ thể.

thành phần dinh dưỡng

Các loại mía phổ biến trên thị trường

Mía có 2 loại phổ biến là mía tím và mía xanh:

  • Mía xanh: có vỏ mỏng hơn mía tím và thân có màu xanh lá. Mía xanh có tính hàn lạnh nên những người có bệnh liên quan đến lá lách hay dạ dày nên hạn chế ăn để tránh ảnh hưởng không tốt đến bệnh tình.
  • Mía tím: có vỏ dày hơn mía xanh, thân cây có màu tím. Trong mía tím chứa hàm lượng đường sucroso thấp hơn mía xanh. Về hương vị thì mía tím ăn sẽ ngon hơn mía xanh vì có vị ngọt giòn và dễ ăn hơn mía xanh.

loại mía

2. 9 Tác dụng của mía giúp bạn khỏe hơn

Cung cấp năng lượng nhanh

Nước mía có thể tiếp thêm năng lượng cho bạn trong khoảng thời gian ngắn và bù nước cho bạn khi bạn đang trong lúc mệt mỏi hay kiệt sức. Nhờ các loại đường đơn có trong nước mía được cơ thể hấp thụ dễ dàng nên cơ thể bạn có thể được tăng lượng đường tự nhiên.

tác dụng

Tăng cường chức năng gan

Mía có thể duy trì nồng độ glucose trong cơ thể bạn và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, nước mía có tính kiềm tự nhiên có thể giúp duy bạn trì độ cân bằng điện giải trong cơ thể, giúp bảo vệ gan. Ngoài ra nước mía góp phần kiểm soát các sắc tố da cam, hạn chế phát triển bệnh vàng da.

tăng cường chức năng gan

Giúp phòng ngừa bệnh ung thư

Nước mía chứa flavonoid có thể giúp bạn ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Sự hiện diện của Kali trong nước mía giúp bạn cân bằng tốt độ pH trong dạ dày, hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Ngoài ra nước mía còn có tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm dạ dày.

cải thiện hệ tiêu hóa

Giảm nhẹ bệnh tiểu đường

Đường trong nước mía là đường tự nhiên chỉ số của nó phản ánh tốc độ tăng đường huyết của thực phẩm thấp. Do đó, uống nước mía sẽ giúp bạn ngăn chặn sự gia tăng quá nhanh của mức glucose trong máu.

Duy trì sức khỏe thận

Vì tnước mía không chứa cholesterol, ít natri và không chất béo bão hòa, và có khả năng làm tăng lượng protein trong cơ thể, cho nên nước mía có thể giúp bạn duy trì và bảo vệ sức khỏe thận. Ngoài ra mía có tính dưỡng ẩm giúp cơ thể ngăn chặn và loại bỏ sỏi thận hiệu quả.

duy trì sức khỏe thận

Giảm đau do một số bệnh

Pha nước mía với nước dừa để uống rất tốt để cải thiện tình trạng nóng rát của bệnh nhân các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thân và viêm tuyến tiền liệt.

giảm đau do một số bệnh

Hỗ trợ xương và răng phát triển

Mía giàu canxi nên có thể giúp xương và răng phát triển tốt hơn.

Cải thiện vấn đề về răng miệng

Nhờ những khoáng chất sẵn có trong mía như canxi và phốt pho sẽ giúp bạn củng cố men răng và giảm nguy cơ sâu răng. Ngoài ra nước mía còn giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Ngoài uống nước mía bạn có thể ăn mía để giảm tình trạng vàng răng hiệu quả.

cải thiện răng miệng

3. Một số món ăn và thức uống từ mía

Món ăn

Món bắp bò kho mật mía: Món bắp bò kho mật mía hấp dẫn với vị mặn ngọt hòa quyện lẫn nhau.

Xem cách làm chi tiết: Bắp bò kho mật mía

bắp bò mật mía

Chạo chay nướng mía: Món chạo chay nướng mía thơm nức mũi, có vị bùi bùi của khoai môn, thanh ngọt từ nước mía, vị béo của đậu hũ, thanh thanh của đậu xanh, béo béo của tương nếp, của mè, của đậu phộng, thêm xíu the the của ớt.

Xem cách làm chi tiết: Chạo chay nướng mía

chạo chay nướng mía

Cá thu kho mía: Cá thu kho rất thích hợp cho bữa cơm của mọi gia đình, món ăn với mùi thơm nồng, vị ngọt của mía thấm vào từng thớ thịt của cá và thịt heo mềm đậm vị là yếu tốt tạo nên sự khác biệt của món cá thu kho mía với những món kho còn lại.

Xem cách làm chi tiết: Cá thu kho mía

cá thu kho mía

Thức uống

Nước mía sữa tươi macchiato: Nước mía sữa tươi macchiato có vị ngon ngọt, thanh mát, lành lạnh và thêm chút béo béo của lớp macchiato giúp xua tan đi cái nóng của những ngày hè oi bức.

Xem cách làm chi tiết: Nước mía sữa tưỡi macchiato

nước mía sữa tươi macchiato

Nước mía cốt dừa Mỹ Tho: Nước mía cốt dừa Mỹ Tho có vị ngọt thanh của nước mía, hòa quyện cùng vị thơm béo ngậy từ nước cốt dừa. Đây là một món nước rất thơm ngon lại có các vitamin có lợi cho sức khỏe, giúp giải nhiệt và tăng sức đề kháng, tránh mất nước cho cơ thể trong những ngày nắng nóng.

Xem cách làm chi tiết: Nước mía cốt dừa Mỹ Tho

nước mía cốt dừa Mỹ Tho

Nước mía rong biển: Nước rất thơm mùi thảo mộc, mía lau.Rất thanh mát, giòn sần sật của rong biển. Đây là một món nước mát có công dụng giải khát, thanh nhiệt cho cơ thể trong mùa nắng nóng này. Cùng làm cho gia đình thưởng thức nhé!

Xem cách làm chi tiết: Nước mía rong biển

nước mía rong biển

Một số lưu ý khi ăn mía

Mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người có đường ruột yếu, hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa thì khuyên bạn không nên sử dụng nước mía thường xuyên. Cũng chính vì hàm lượng đường cao có trong mía nên uống quá nhiều nước mía sẽ dẫn đến béo phì vì dư thừa năng lượng.

Trong chế biến, bạn nên sử dụng mía sạch, quy trình chế biến đảm bảo vệ sinh, nước mía sau khi ép bạn không nên để quá lâu, thời gian không quá 15 phút, trong trường hợp không uống ngay thì bạn nên đậy kín lại rồi bảo quản trong tủ lạnh để giữ được lâu hơn nhưng không để qua ngày vì quá trình oxy hóa sẽ làm mất đi dưỡng chất trong nước mía.

Trên đây là bài viết chỉ ra những tác dụng không ngờ từ nước mía và các món ăn thơm ngon bỗ dưỡng. Mong rằng từ những thông tin trên, bạn có thể chế biến và tận dụng hết công dụng tuyệt vời từ nước mía!

*Nguồn tham khảo tổng hợp: hellobacsi

5/5 - (4809 bình chọn)

Bài viết liên quan