Những sự thật về ASMR mà có thể bạn chưa biết

4.9/5 - (635 bình chọn)

ASMR được viết tắt từ Autonomous Sensory Meridian Response, tạm dịch là Phản ứng cực khoái độc lập. Cảm giác ASMR mang lại không giống như cảm giác rùng mình khi bạn nghe một bài nhạc ấn tượng, đó là cảm giác dễ chịu râm ran từ gáy, xuống sống lưng và đôi khi lan khắp chân tay, thường xảy ra từng đợt chứ không liên tục.
>> Tham khảo tại bài viết: ASMR là gì và những lợi ích của nó mang đến cho con người

Hiện nay, khoa học vẫn chưa lý giải hết được hiện tượng ASMR đang gây bão trên Youtube này. Trong khi chờ đợi các bí ẩn về ASMR được tìm ra, mời bạn xem qua những sự thật bất ngờ về ASMR có thể bạn chưa biết dưới đây.

ASMR là phản ứng vật lý chứ không chỉ là cảm xúc

ASMR là phản ứng vật lý chứ không chỉ là cảm xúc

Thuật ngữ ASMR đã được đặt ra cách đây khoảng 1 thập kỷ mặc cho tính chất kỳ lạ của nó. Các nghiên cứu về giáo dục chỉ ra rằng ASMR là một hiện tượng vật lý trái ngược với cảm xúc. Một thí nghiệm đã được thực hiện trên 110 người, họ sẽ được xem các video ASMR và được kết nối với máy đo sinh học cùng lúc. Kết quả, những người tham gia thí nghiệm có nhịp tim chậm lại hơn 3 nhịp một phút. Hơn nữa, mức độ dẫn truyền của các sợi thần kinh trên da của họ tăng hơn so với những người không xem ASMR.

Không ai biết ASMR thật sự là gì?

Không ai biết ASMR thật sự là gì?

Thì thầm, nhấp lưỡi, gãi nhẹ hay hát với âm lượng thấp là những hình thức phổ biến để tạo ra ASMR. Tuy nhiên, một người đang cảm nhận cụ thể những gì từ ASMR thì chưa ai biết được rõ ràng. Thậm chí, người ta lập hẳn một trang web tên là “Đại học ASMR” (asmruniversity.com) để nghiên cứu về hiện tượng này, nhưng cho đến nay vẫn chỉ dừng ở mức là giải thích cách mà ASMR có thể hoạt động.

ASMR là một công cụ kiếm tiền

ASMR là một công cụ kiếm tiền

Một Youtuber chuyên làm các video về ASMR chia sẻ, cô có thể kiếm được khoảng 500 nghìn đô la mỗi năm nhờ doanh thu quảng cáo từ các video. Quả thực là một món hời khá lớn khi chỉ cần đầu tư vào các video bằng cách cào, gõ vào microphone.

Ngoài ra, một ngôi sao Instagram khác có tên Makenna Kelly chỉ mới 13 tuổi nhưng có thể kiếm được số tiền lên đến 900 đô mỗi ngày từ hơn 500 nghìn lượt theo dõi xem video ASMR của cô bé.

Một số ASMR có tính kích dục cao

Một số ASMR có tính kích dục cao

Mối tương quan giữa ASMR và tình dục là có thật. Tiến sĩ Craig Richard – người sáng lập trang web ASMR được kể ở trên đã nói rằng “Các video của ASMR tạo ra một phản ứng tình dục, nhưng nó lại chủ yếu là do các kích thích tình dục, chứ không phải do các yếu tố kích hoạt ASMR”. Ông còn nói thêm, chỉ khoảng 10% những người tham gia khảo sát cảm thấy kích thích tình dục bởi ASMR.

Những ngôi sao hạng A cũng tham gia vào trào lưu ASMR

Bộ phim Battle of the Sexes có sự tham gia của Steve Carell và Emma Stone được sản xuất năm 2017, là bộ phim nổi tiếng đầu tiên có nhiều cảnh được thiết kế cố tình gây ra ASMR. Trong phim có cảnh Emma Stone mang máy ảnh và microphone đến một tiệm làm tóc và dùng chúng để tập trung vào việc chạm vào tóc và các cử động tay trên tóc, giọng nói ngọt ngào và các động tác cắt xén tóc mê mị.

Hay trên một số của Tạp chí W. nổi tiếng, những người nổi tiếng của chúng ta thay nhau tạo những clip ASMR và có thể thấy những clip này sau đó được khá nhiều người quan tâm.

ASMR không chỉ gồm video

ASMR không chỉ gồm video

Mặc dù ASMR phổ biến đến mọi người dưới dạng video, nhưng thực ra nó không chỉ gồm 1 dạng đó. Nhìn chung, cảm giác ASMR có thể xuất hiện khi bạn tiếp xúc với các nguồn kích thích như âm thanh, hình ảnh, mùi hương, xúc giác. ASMR gây tò mò và thích thú cho bộ phận lớn người trẻ, do đó, nó đã trở thành một trào lưu trên Youtube. Những người dùng Youtube thường tạo cảm giác ASMR thông qua âm thanh như tiếng thì thầm, tiếng ăn uống, tiếng lật sách, ngoài ra còn phổ biến như tiếng mưa, tiếng rót nước, hay tiếng lá khô xào xạc.

Không phải ai cũng cảm nhận được ASMR

Không phải ai cũng cảm nhận được ASMR

Trong 60% những người có thể trải nghiệm ASMR, 20% cảm nhận được mạnh mẽ, 40% cảm nhận nhẹ hơn, như vậy, có 40% còn lại không cảm nhận được ASMR. Bởi vì ASMR là một phản ứng vật lý hơn là cảm giác, nên nó xảy ra ngẫu nhiên khi đủ điều kiện thích hợp, không phải là loại cảm giác sẵn có ở con người. Một số người mắc chứng misophonia (hội chứng sợ tiếng ồn) khiến người tham gia ASMR có thể bị kích động, hoảng loạn hoặc thậm chí tức giận bởi các hiệu ứng âm thanh từ ASMR.

Thật sự chưa từng nghĩ ASMR lại chứa nhiều sự thật thú vị như vậy đúng không nào? Hiện tượng vừa quen mà cũng vừa mới này đang ngày càng phổ biến hơn trong giới trẻ Việt Nam, một số Vlogger nổi tiếng đã và đang trải nghiệm ASMR trên video của họ, một trong số đó có thể kể đến là Cô bạn thân Giang Ơi Vlog đó!

Xem thêm:

>> Mukbang ASMR là gì? Vì sao giới trẻ lại nghiện xem video Mukbang đến như thế?

>> Tổng hợp 18 dạng âm thanh ASMR phổ biến nhất trên thế giới

>> 5 kênh Youtube về ASMR siêu hay của người Việt mà có thể bạn chưa biết

4.9/5 - (635 bình chọn)

Bài viết liên quan