Mẹo tiết kiệm điện khi dùng bếp điện cho gia đình

5/5 - (3130 bình chọn)

Bếp hồng ngoại hay bếp điện từ khi hiểu rõ nguyên lý hoạt động và cách sử dụng nó sẽ rất dễ để bạn sử dụng hiệu quả, nấu ăn với hiệu suất cao nhất, tiết kiệm điện tối ưu nhất.

Tiết kiệm điện cho bếp hồng ngoại

Chọn nồi nấu đáy phẳng

Vì chỉ với nồi đáy phẳng, tiết diện tiếp xúc với mặt bếp mới lớn nhất để bếp gia nhiệt nhanh nhất và đều trên nồi, giúp thức ăn mau chín, tiết kiệm điện năng.

Không dùng nồi nấu quá nhỏ, hay quá lớn

Nồi nấu với đường kính đáy dưới 10 cm thường không dùng được trên bếp điện. Và nếu dùng nồi quá lớn, sẽ thật tốn thời gian để bếp gia nhiệt hết đáy nồi, gia tăng điện tiêu thụ. Hãy chọn nồi kích thước hợp với vòng nấu của bếp.

Điều chỉnh công suất 2 – 3 phút 1 lần

Điều chỉnh công suất 2-3 phút 1 lần

Từ mức nhiệt nhỏ nhất cho đến tới mức nhiệt định chọn, sẽ giúp nồi nấu nóng đều và giảm tải điện hơn so với việc chọn ngay mức công suất cao ngay từ ban đầu.

Chọn đúng công suất thích hợp cho món nấu, vì bếp điện thường quy định sẵn công suất thích hợp theo công thức như món xào, canh, kho, nướng, hầm… Chọn công suất quá thấp sẽ tốn thời gian nấu chín, nhưng công suất quá cao sẽ khiến bếp ngốn điện nhiều hơn nhu cầu thực.

Nếu còn tiếp tục nấu món khác, đừng tắt bếp

Đừng tắt bếp nếu còn nấu món khác

Thay vào đó, bạn chỉnh bếp về mức nhiệt thấp nhất và cho nồi nấu mới lên. Vì mỗi lần bạn tắt và mở bếp, bếp hồng ngoại sẽ cần một dòng điện lớn để đốt nóng.

Khi chuyển về mức nhiệt thấp, bếp vẫn giữ được mức nhiệt đã có, và làm nóng nồi mới nhanh hơn.

Tắt bếp trước khi nấu gần xong

Chuẩn bị hoàn thành quá trình nấu, hãy tắt bếp trước vài phút. Mặt bếp hồng ngoại thường khá nóng do nguyên lý hoạt động làm nóng vùng nấu để gia nhiệt lên nồi nấu. Vậy hãy tận dụng nó bằng cách tắt bếp trước vài phút để món nấu chín hoàn toàn trên nhiệt lượng còn lại.

Tiết kiệm điện cho bếp từ

Chọn nồi nấu phù hợp

Chọn nồi phù hợp

Buộc phải chọn nồi nấu phù hợp, vì bếp từ kén nồi, nó sẽ chỉ làm nóng được với nồi nấu chất liệu nhiễm từ như inox 430, thép, gang, men sắt. Và đương nhiên, vẫn phải là nồi chảo đáy phẳng kích thước tối thiểu từ 10 cm để có thể được làm nóng tốt trên bếp từ.

Không cần mở bếp trước

Không cần mở bếp trước

Khác với bếp hồng ngoại cần làm nóng mặt bếp mới có thể làm nóng nồi nấu nên có thể mở bếp trước vài phút, nhưng bếp từ làm nóng trực tiếp nồi nên chỉ khi nào đặt nồi lên bếp bạn hãy khởi động bếp để tránh lãng phí điện năng vô ích.

Đặt nồi đúng trọng tâm vùng nấu

Nếu nồi không đặt ngay ngắn vào vùng nấu, từ trường tác động kém sẽ khiến bếp tốn nhiều thời gian hơn để làm nóng, làm nóng không đều, hao phí điện năng.

Nên chọn nấu bếp ở mức nhiệt trung bình

Chọn nấu ở mức nhiệt trung bình

Vì mức nhiệt càng cao đồng nghĩa bếp từ càng tốn công suất để làm nóng, hao phí điện và hao mòn độ bền của bếp. Cần thiết, chỉ chọn mức nhiệt cao, khi nồi đủ nóng nên hạ về mức nhiệt trung bình để đun nấu.

Cuối cùng, dù là bếp hồng ngoại hay bếp từ, khi không sử dụng, hãy rút dây điện nguồn, bạn sẽ tiết kiệm được lượng điện tiêu thụ ngầm. Dù nó không nhiều, nhưng nếu tính tích lũy, vẫn sẽ là 1 khoản kha khá cho cả tháng sử dụng điện nhé.

Dùng bếp điện vẫn hoàn toàn có thể tiết kiệm điện, chỉ cần một chút lưu ý trong thao tác sử dụng là bạn sẽ đạt được kết quả như ý. Ghi nhớ và thực hành để đánh giá kết quả nhé.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tủ lạnh tiết kiệm điện hẳn nhờ vận dụng những mẹo đơn giản này

>>> Mẹo dùng máy lạnh vừa mát mẻ, lại vừa tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng

>>> Mẹo nhỏ giúp tiết kiệm điện khi dùng lò vi sóng

Xem thêm nhiều mẹo vặt thú vị tại Mẹo vặt cuộc sốngHè rực rỡ.

5/5 - (3130 bình chọn)

Bài viết liên quan