Điện thoại chống nước: Không cẩn thận cũng hư như chơi

4.9/5 - (2984 bình chọn)
a5 2017

Xem thêm: Những sai lầm cực nguy hiểm khi cứu smartphone bị vào nước

1. Kiểm tra xem thiết bị của bạn chống chịu đến mức độ nào

Có rất nhiều mức độ chống chịu được đưa ra tùy theo thiết bị, dùng trong các mục đích khác nhau. Vì vậy không phải cứ mang cái mác “chống nước” là tất cả các đều có khả năng quăng vào nồi lẩu như nhau.

Điện thoại chống nước: Không cẩn thận cũng hư như chơi

Cách dễ nhất để biết được máy của bạn được sản xuất trên tiêu chuẩn nào là tra Google theo cụm từ khóa “tên máy” + “IP Rating” hoặc các từ khóa tương tự như “chống nước”, “IP mấy”, “test nước”,… Các video thử trực tiếp sẽ cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về khả năng của thiết bị.

2. Lưu ý phương pháp chống nước của điện thoại

Các tiêu chuẩn phổ biến hiện nay là IP67, IP68, IPx7, IPx8 với sức chống chịu khác nhau. Ngoài những phương pháp ngăn nước như sử dụng chân cao su trên các sản phẩm “nồi đồng cối đá” hoặc một số điện thoại Sony trước đây, smartphone hiện đại được phủ thêm lớp chống thấm trên các linh kiện hở. Hãy cẩn thận trước khi đưa máy xuống nước nhé.

Điện thoại chống nước: Không cẩn thận cũng hư như chơi

Với các dòng máy sử dụng nút cao su, xài một thời gian sẽ bị giãn nở, hoặc nếu đóng mở với tần suất cao cũng khiến các khe gắn bị lờn. Trường hợp nhẹ, bạn có thể sử dụng điện thoại với dòng nước trên bồn rửa tay hoặc đi dưới trời mưa, tuy nhiên cách đảm bảo an toàn nhất vẫn là thay các nắp cao su theo chu kì sử dụng.

3. Cẩn thận với nước biển

Nước biển bao gồm nhiều tạp chất, nhiều nhất là muối, nên khả năng ăn mòn, oxi hóa cao, dễ làm hỏng điện thoại hơn nước thường. Chưa kể bụi cát hòa lẫn trong nước biển có thể làm trầy xước màn hình, mặt kính,…

Điện thoại chống nước: Không cẩn thận cũng hư như chơi

Đây là điều không nên, tuy nhiên mình nghĩ lâu lâu đi biển chụp hình tí cũng không sao, nhưng đừng dùng quá nhiều và nên vệ sinh lại bằng nước ngọt để đảm bảo an toàn hơn.

4. Tắm xong thì phải lau khô

Cũng giống như người, sau khi tắm nếu có phần nước đọng lại ở đâu đó sẽ gây cảm giác ẩm thấp khó chịu, lâu ngày sẽ dẫn đến nấm và các bệnh da liễu. Các bạn nên vệ sinh sạch sẽ thiết bị sau khi được cho “lặn ngụp” bằng nước sạch, dòng nước nhẹ, không nên để nước xối xả và cũng không sử dụng nhiều các chất tẩy rửa.

Điện thoại chống nước: Không cẩn thận cũng hư như chơi

Lau khô thiết bị bằng khăn lụa hoặc các loại tương tự không đổ lông hoặc không để lại sợi. Hãy tìm mua loại khăn có nhãn “micro fiber” là tốt nhất. Nếu nước bám vào cổng sạc hoặc những ngách nhỏ, bạn có thể sử dụng đồ thổi hoặc rảy nhẹ để lấy nước ra. Tránh dùng tăm bông, các sợi bông sẽ mắc kẹt bên trong, khó lấy ra và gây hỏng hóc thiết bị.

Điện thoại chống nước: Không cẩn thận cũng hư như chơi

Một số trường hợp nước vào bên trong, loa thoại trở nên nhỏ hơn bất thường, cổng sạc không vô điện,… bạn cũng đừng nên lo lắng, hãy phơi thiết bị chỗ khô ráo, nhiệt độ không quá cao để tránh quá nhiệt linh kiện. Một thời gian sau có thể sử dụng như bình thường, nhà sản xuất cũng đã lường trước sẽ có màn “chơi khôn” của người dùng nên đã lót vài lớp chống thấm cho linh kiện, nhưng đừng chủ quan quá nhé.

5. Đừng xuống nước khi trang bị bảo vệ hư hỏng

Các điện thoại đã bị tổn hại về phần cứng như nứt kính, móp vỏ, lỏng nắp cao su hoặc bong lớp chống thấm,… không nên cho xuống nước, bởi chắc chắn đến 90% các thiết bị trên sẽ vào nước dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Áp suất nước và sự tàn phá của nó là một điều khá kinh khủng, không lường trước được.

Điện thoại chống nước: Không cẩn thận cũng hư như chơi

Một điều thú vị là mình đã từng trải qua chuyện này một lần rồi, chiếc “nồi đồng cối đá” Casio G’zone xài lâu, nắp lưng cao su bong ra nhưng vẫn ngoan cố cho đi lặn, kết quả là máy đã “ngủm” trong 48 tiếng. Tuy máy đã sống lại và sử dụng bình thường nhưng mình thành thật khuyên các bạn đừng nên thử, nếu không muốn bị thót tim giống mình.

Kết

https://www.thegioididong.com/tin-tuc/bo-anh-test-kha-nang-chong-nuoc-a3-2017-va-loa-samsung-slim-973383

Điều đáng buồn cười đó là các nhà sản xuất luôn miệng quảng cáo sản phẩm của tôi có khả năng chống nước cực mạnh, bá đạo, abc xyz,… tuy nhiên lại không chịu bảo hành sản phẩm bị vô nước. Đó là vì hãng cũng biết những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất và các tiêu chuẩn trên chỉ tạm bợ, nhờ vào các lớp keo chống thấm hoặc nút cao su,… mà các phương pháp này thì dễ bị tổn thương, hư hỏng.

Vì thế trước hết hãy trở nên người dùng thông thái, cẩn trọng với những lời hoa mỹ nếu không muốn mắc phải sai lầm “chục triệu” bạn nhé !

Xem thêm: Bộ ảnh test khả năng chống nước Galaxy A3 2017 và loa Samsung Slim tặng kèm

4.9/5 - (2984 bình chọn)

Bài viết liên quan