Đây là lí do cha mẹ la hét khi dạy con cái sẽ không đạt hiệu quả

Đánh giá bài viết này

Trẻ em rất hay phản đối lại những gì chúng thấy khó chịu, do đó khi dạy con cái nếu cha mẹ la hét sẽ không đạt hiệu quả, xem ngay những lý do vì sao và cách khắc phục nhé!

Trẻ em rất dễ bị tổn thương và thường sẽ có thái độ phản ứng ngược trước những gì cha mẹ cấm hoặc hay cáu gắt khi dạy bảo con cái. Chính vì lý do này, cha mẹ cần phải dựa vào việc nắm bắt tâm lý độ tuổi của con em mình để có cách dạy phù hợp, giúp trẻ nghe theo mà không phản kháng, hãy cùng Mẹo Vặt Gia Đình tìm hiểu ngay những lý do và tác hại nếu cha mẹ la hét khi dạy con cái nhé!

Vì sao cha mẹ la hét khi dạy con cái sẽ không đạt hiệu quả?

La mắng hay la hét là một phương pháp giáo dục truyền thống của nhiều cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Nhưng trên thực tế thì phương pháp này không có tác dụng đối với trẻ em. Việc la hét khi nuôi dạy con cái sẽ tạo nên tâm lý chống đối cho trẻ, gây phản tác dụng và con cái sẽ không nghe theo lời của cha mẹ.

La hét khi dạy con cái không phải là một phương pháp giáo dục đúng đắnLa hét khi dạy con cái không phải là một phương pháp giáo dục đúng đắn

Về góc độ của cha mẹ thì nghĩ rằng việc la hét trẻ em để uốn nắn, sửa chữa hành vi sai trái cho trẻ là một phương pháp hiệu quả, nhằm răn đe trẻ dưới hình thức thể hiện thái độ tức giận, làm trẻ sợ hãi và nhận ra lỗi sai của mình. Hành vi này của cha mẹ có thể làm trẻ nhận ra và chỉnh sửa lỗi sai của mình tại thời điểm đó.

Nhưng cha mẹ đang hình thành một phương pháp nuôi dạy sai cách đối với tâm lý của trẻ em. Khi dạy con cái, cha mẹ la hét quá nhiều sẽ khiến trẻ hình thành phản ứng ngược, nhằm chống đối lại những lời răn đe từ cha mẹ, tạo tính nết bướng bỉnh hơn trước. Do đó, việc la hét khi dạy con cái không phải là một phương pháp giáo dục đúng đắn.

Tác hại của việc cha mẹ la hét con cái quá nhiều

Tác hại của việc cha mẹ la hét con cái quá nhiềuTheo trang New York Times, một nghiên cứu năm 2014 trên Tạp chí Phát triển Trẻ em cho thấy rằng la hét sẽ làm tăng mức độ lo lắng, căng thẳng và trầm cảm cùng với sự gia tăng các vấn đề về hành vi, ảnh hưởng đến thể chất của trẻ.

Thể hiện sự bất lực, giao tiếp kém với con cái

La hét cũng là một hình thức giao tiếp, cần sự trao đổi giữa hai chiều người nghe và người nói. Khi dạy con, bạn phải để con mình đưa ra ý kiến, nói ra những suy nghĩ của mình để hiểu tâm lý của trẻ hơn thay vì xả những cơn nóng giận và hét vào mặt con.

Khiến cha mẹ và con cái ngày càng xa cách hơn

Trong khoảng thời gian dạy con, bạn cứ la hét sẽ làm bé thu mình lại và gây ra bất lợi cho mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái. Nếu tiếp tục sử dụng phương pháp này để giao tiếp chỉnh sửa những lỗi sai cho bé, bạn sẽ không đạt được mục đích của mình, mà ngược lại sẽ làm bé càng xa cách với cha mẹ mình hơn vì bé không cảm nhận được sự đồng cảm, lắng nghe và thấu hiểu từ cha mẹ.

Tác hại của việc cha mẹ la hét con cái quá nhiềuTác hại của việc cha mẹ la hét con cái quá nhiều

Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Việc cha mẹ la hét quá nhiều khi dạy trẻ sẽ hình thành cho trẻ tâm lý sợ hãi, lo lắng và bất an mỗi khi giao tiếp với cha mẹ. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ làm trẻ mắc các bệnh về tâm lý như lo âu, trầm cảm và tự ti, tự thu mình lại và ngại giao tiếp với mọi người.

Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Khi cha mẹ la hét con quá nhiều, trẻ sẽ bị ảnh hưởng cả tinh thần lẫn thể chất. Vì khi trẻ bị stress, ảnh hưởng đến trí tuệ và sự phát triển của trẻ, tâm trạng không tốt sẽ khiến bé ảnh hưởng đến học tập và những hoạt động sinh hoạt khác, làm tác động đến thể chất không hề nhỏ.

Gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Việc bị la hét thường xuyên có thể làm trẻ bị giảm khả năng ngôn ngữ, khiến trẻ trở nên ít nói hoặc ngại giao tiếp, không muốn chia sẻ và nói chuyện với mọi người, dẫn đến khó khăn khi giao tiếp.

Cách dạy con mà không la hét

Nếu bạn muốn trẻ cư xử ngoan ngoãn và ngăn nắp hơn thì nên tiếp cận với trẻ, lắng nghe trẻ tâm sự và chia sẻ, phân tích và hiểu rõ tại sao trẻ làm hành động như vậy. Nếu trẻ đang vướng mắc một vấn đề nào đó thì cha mẹ có thể giúp trẻ giải quyết mà không cần sử dụng phương pháp la hét.

Từ đây, trẻ sẽ cảm nhận được tình thương và cởi mở hơn trong việc trò chuyện với bạn, nhờ như vậy bạn mới có thể điều khiển tâm lý của trẻ về một quỹ đạo quy tắc, ranh giới và phân định đúng sai cho trẻ hiểu rõ hơn về mọi điều.

Cách dạy con mà không la hétCách dạy con mà không la hét

Như vậy, Mẹo Vặt Gia Đình đã cùng bạn tìm hiểu những lý do cha mẹ la hét khi dạy con cái sẽ không hiệu quả rồi nhé! Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để nuôi dạy trẻ bằng phương pháp phù hợp nhất.

Nguồn: phunuvietnam.vn

Đánh giá bài viết này

Bài viết liên quan