Cách sử dụng và bảo quản nồi đất dành cho chị em nội trợ

5/5 - (842 bình chọn)

Là một loại nồi có chất liệu đặc biệt hơn so với các loại nồi làm từ nhôm, inox thông thường, nồi đất dàn chiếm được cảm tình của nhiều chị em nội trợ bởi khả năng giữ nhiệt cùng mẫu mã đa dạng. Dù là thế nhưng loại nồi này cũng khiến không ít chị em hoang mang về cách sử dụng cũng như bảo quản.

Cách sử dụng nồi đất

Trước khi sử dụng, bạn ngâm nồi và nắp vào trong nước lạnh khoảng 10-15 phút. Sau đó, cho nồi kèm phần nắp lên bếp rồi mới bật lửa nhỏ để nhiệt được hấp thu từ từ. Không được đun nóng bếp trước khi đặt nồi lên, vì làm như vậy sẽ khiến nhiệt độ bị thay đổi đột ngột dẫn đến nứt hoặc vỡ nồi.

Vệ sinh nồi đất

Khi dùng xong

Cách sử dụng và bảo quản nồi đất dành cho chị em nội trợ

Sau khi chế biến xong, bạn đổ một ít nước nóng vào để tráng sạch phần thức ăn còn đọng lại trong nồi. Tiếp đến, bạn cho baking soda và giấm thẻo tỷ lệ 1:1 cùng cọ rửa để loại sạch vết bẩn cứng đầu. Đối với các vết dơ thông thường, bạn có thể dùng muốimiếng bọt biển để chùi rửa. Nên lưu ý là không được sử dụng nước rửa chén vì những hóa chất sẽ ngấm vào nồi và ngấm ngược lại trong thức ăn, gây nguy hại đến sức khỏe.

Ngoài loại bỏ vết bẩn cứng đầu, baking soda còn được sử dụng để loại vết cháy đen, tham khảo thêm tại: Không cần thuốc tẩy, mẹo này giúp rửa nồi bị cháy trong nháy mắt.

Khi để lâu ngày

Đối với các loại nồi dùng để nấu, đặc biệt là nồi đất, khi không được sử dụng trong một thời gian dài, nó sẽ để lại nấm mốc và bốc mùi hôi rất khó chịu. Để khử được mùi hôi này, bạn chỉ cần pha hỗn hợp baking soda cùng với nước theo tỷ lệ 1:1 và cho nồi ngâm khoảng 30 phút. Sau đó, dùng bàn chải chà sạch để loại bỏ vết nấm mốc cùng mùi hôi khó chịu.

Bảo quản nồi đất

Sau khi vệ sinh nồi đất sạch sẽ, bạn có thể đem phơi nắng hoặc úp ngược trên sàn chén để nồi làm khô tự nhiên. Khi cho vào trong tủ để bảo quản, nên bỏ thêm vào trong nồi vài tờ khăn giấy để hút ẩm, tránh được tình trạng nấm mốc xuất hiện.

Lưu ý khi sử dụng nồi đất

Cách sử dụng và bảo quản nồi đất dành cho chị em nội trợ

Như đã đề cập ở trên, nồi đất là một loại nồi giữ và truyền nhiệt cực kì hiệu quả, do đó, để tránh bị bỏng tay khi nấu ăn, bạn nên sử dụng găng tay dày để nhấc nồi ra khỏi bếp và đặt chúng trên bề mặt gỗ hoặc kim loại khô ráo, không để trên bề mặt ướt nếu bạn muốn chiếc nồi vỡ toang ra.

Trong quá trình chế biến món ăn, hạn chế phi hành, tỏi trực tiếp trong nồi đất với lửa lớn, bởi việc làm đó có thể khiếp lớp men nồi bị bong tróc, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mặt khác, trong lúc nấu ăn nếu phải sử dụng nước, bạn nên lấy nước nóng thay vì nước lạnh để tránh gây sốc nhiệt, dẫn đến nứt nồi.

Không ít gia đình thường hay có thói quen cho đồ ăn còn dư vào tủ lạnh để ăn tiếp vào những ngày sau. Khi lấy nồi ra khỏi, nhiều người thường để trực tiếp lên bếp đun nấu. Cách làm này hoàn toàn sai lầm, vì lúc này nồi đất đang lạnh, nếu để lên bếp nóng quá sẽ khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột, khiến nồi bị nứt vỡ ra. Vậy nên, để hạn chế tình trạng này, bạn nên đặt nồi ra bên ngoài không khí khoảng 30 phút để tỏa hết hơi lạnh, sau đó mới đưa lên bếp đun.

Nồi đất là một nét đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam từ xưa đến nay. Trưng bày món ăn trong loại nồi này không chỉ giữ được độ nóng, hương vị thơm ngon mà còn khiến bàn ăn trông đẹp mắt hơn. Hy vọng qua những thông tin mà mình đã chia sẻ, có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng cũng như bảo quản của loại nồi có chất liệu đặc biệt này.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (842 bình chọn)

Bài viết liên quan