Cách bảo quản đũa như thế nào để không bị mốc
Vừa qua mình có đề cập đến vấn đề đũa muỗng bị nấm mốc sau thời gian dài nghỉ Tết khiến rất nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi vậy làm sao để đũa nhà mình không bị mốc nữa đây. Đó là lí do bạn đừng bỏ qua bài viết này.
Nguyên nhân chủ yếu khiến đũa bị nấm mốc đó chính là làm sạch đũa không đúng cách, khiến đũa bị ẩm lâu ngày dẫn đến nấm mốc. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như để lâu ngày không rửa, rửa bằng các loại nước rửa chén tự chế không đảm bảo khả năng diệt sạch vi khuẩn,… cũng dẫn đến tình trạng nấm mốc ở đũa gây nguy hại đến sức khỏe.
Nếu dùng nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, nặng thì bị ung thư gan.
Không dùng đũa ngay sau khi mua về
Đũa khi mua về đừng nên sử dụng ngay vì những chiếc đũa này cũng đã để rất lâu ở môi trường không được sạch. Khi mua về bạn nên ngâm đũa trong nước sôi có pha muối loãng rồi phơi khô, sau đó có thể sử dụng.
Trước khi dùng đũa phải lau sạch
Trước khi dùng đũa phải lau sạch đũa với khăn khô để tránh trường hợp đũa vẫn còn ẩm. Tránh dùng khăn ẩm lau đũa, vì sẽ làm cho vi khuẩn dễ lây lan từ khăn ẩm sang đũa.
Phải rửa đũa thật kỹ sau khi sử dụng
Sau khi dùng đũa phải rửa ngay với nước rửa chén để loại bỏ dầu mỡ, thức ăn thừa. Dầu mỡ, thức ăn thừa chính là điều kiện để vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.
Nếu đũa bị dính nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn mà việc tẩy rửa thông thường không loại bỏ được, hãy “luộc” đũa với một nhúm muối, một vài lát chanh hoặc giấm để dầu mỡ hoặc thức ăn thừa bong ra, đồng thời phòng tránh vi khuẩn sinh sôi.
Ngoài ra khoảng một tuần một lần bạn nên luộc đũa với nước sôi và chanh hoặc giấm để diệt vi khuẩn và giúp đũa khó bị nấm mốc hơn.
Đặc biệt, tuyệt đối không ngâm đũa quá lâu trong nước. Nhiều gia đình không có thói quen rửa chén ngay sau khi ăn cơm mà thường để rất lâu sau đó hoặc sau một đêm mới rửa.
Thói quen này vô cùng có hại, vì vi khuẩn dễ dàng phát triển trong khoảng thời gian đó. Khi ngâm đũa vào nước có chứa dầu mỡ, thức ăn thừa, vi khuẩn từ nước này càng dễ xâm nhập vào đũa và làm đũa bị mốc.
Phơi đũa sau khi rửa sạch
Sau khi rửa sạch đũa, hãy phơi đũa ngoài ánh nắng mặt trời.
Nếu bạn rửa đũa vào ban đêm, hãy để đũa ở nơi thoáng mát hoặc hơ đũa qua lửa.
Không khí ẩm ướt, thiếu ánh nắng mặt trời là điều kiện hoàn hảo để vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Ngoài ra nếu thời tiết không có nhiều nắng hoặc bạn chỉ có thể rửa chén đũa vào buổi tối thì nên lưu ý những việc sau khi phơi đũa:
– Có thể phơi đũa trong ống đũa có lỗ thoát nước thoáng, hướng đầu đũa nhỏ lên trên.
– Không đặt đũa thành bó hoặc nằm ngang khi phơi. Như vậy đũa rất khó ráo nước, dễ ẩm mốc.
– Nên tranh thủ ngày cuối tuần luộc đũa với nước sôi và phơi dưới ánh nắng.
Vệ sinh khay đựng đũa thường xuyên
Lưu ý vệ sinh khay đựng đũa thường xuyên, tránh tình trạng khay quá bẩn dẫn đến vi khuẩn phát sinh và gây nấm mốc trên đũa.
Lưu ý hạn sử dụng đũa
Đũa gỗ và đũa tre có hạn sử dụng từ 3 đến 5 tháng, do đó bạn nên thường xuyên thay đũa. Ngoài ra, khi đũa xuất hiện các chấm đen hoặc những vệt màu trắng, bạn không nên dùng đũa đó nữa để đảm bảo sức khỏe gia đình bạn.
Bạn cũng nên cập nhật thêm Đũa muỗng dùng bao lâu nên thay mới một lần để biết hạn sử dụng của từng loại đũa muỗng khác nhau.
Bạn còn những cách nào khác để phòng tránh đũa bị nấm mốc? Hãy chia sẻ với chúng tôi và đừng quên theo dõi những bài viết kinh nghiệm hay của chúng tôi nhé!
Bạn sẽ quan tâm: