Tìm hiểu về các loại chất chống dính trên nồi chảo

5/5 - (3068 bình chọn)

Thông thường, người tiêu dùng có thói quen chọn những chiếc chảo chống dính trong sinh hoạt hằng ngày bởi nó giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lớp phủ trên những chiếc chảo đó là gì. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các chất liệu đó.

Các loại chảo chống dính hiện nay sử dụng các chất liệu vô cùng đa dạng

Teflon

Đây là một chất liệu được sử dụng những ngày đầu tiên chiếc chảo chống dính được ra đời. Hợp chất này hay còn được gọi là Polytetrafluoroethylene (PTFE) lần đầu được giới thiệu vào năm 1938 bởi nhà khoa học Roy Plunkett và đã được đăng ký thương hiệu vào năm 1945 bởi nhà sản xuất DuPont.

Thành phần hoá học của hợp chất trên có chứa các nguyên tố như C và F có liên kết hoá học vô cùng chặt chẽ, nhờ vậy nên nó chỉ phân huỷ ở nhiệt độ từ 300 – 400 độ C. Tuy nhiên, việc nấu nướng của bạn cũng chỉ đạt đến mức nhiệt 250 độ là tối đa, và thường thì nó nằm trong khoảng nhiệt độ 130 – 190 độ C.

Có một số người sợ rằng việc sử dụng những chiếc chảo này lâu ngày sẽ có tác động tới sức khoẻ, tuy nhiên giáo sư Phạm Văn Khôi thuộc Viện Hóa học Việt Nam đã phủ nhận điều này bởi cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ hợp chất này, và chúng sẽ bị đào thải ra ngoài trong quá trình tiêu hoá.

Loại chảo Teflon hiện nay khá an toàn để bạn sử dụngLoại chảo Teflon hiện nay khá an toàn để bạn sử dụng

Chất chống dính Ceramica (Ceramic)

GreenGourmet là dòng chảo đầu tiên trên thế giới sử dụng loại chất liệu gốm chống dính này. Đây cũng là tiền đề để xuất hiện các loại thiết bị nấu nướng sau này, chẳng hạn như lòng nồi áp suất, lòng nồi cơm điện,…

Thông thường các sản phẩm này có giá thành cao bởi vì thành phần hoá học của chúng được làm từ các hợp chất khoáng vô cơ và bền với nhiệt, chỉ phân huỷ ở nhiệt độ trên 450 độ C. Nhiều người lựa chọn những sản phẩm này vì chúng có khả năng chống dính tốt, đồng thời không gây hại cho sức khỏe.

Chảo chống dính Ceramica thường có giá thành khá caoChảo chống dính Ceramica thường có giá thành khá cao

Chất chống dính đá hoa cương

Bề mặt của loại chảo này có phủ một lớp chất chống dính đá hoa cương cùng với một lớp chất nano bạc có khả năng kháng khuẩn. Phần còn lại của chảo có thể được làm từ kim loại như thép cứng hoặc là nhôm. Bề mặt của chiếc chảo có in thêm các hoạt tiết đá hoa cương bắt mắt.

Loại chảo này có độ chống dính cao thế nên không cần dùng nhiều dầu ăn trong quá trình chế biến, và chúng cũng không chứa các hợp chất như PTFE hay PFOA.

Chảo chống dính chất liệu đá hoa cương cho khả năng chống dính cực kỳ tốtChảo chống dính chất liệu đá hoa cương cho khả năng chống dính cực kỳ tốt

Chất chống dính Greblon

Loại chất liệu này được tạo thành từ các phân tử PTFE có khả năng chịu nhiệt tốt, lên đến 440 độ C và đã được đạt tiêu chuẩn LFGB của Đức và được các nước tại EU chấp nhận. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống chịu axit hay kiềm tốt, có độ ma sát thấp và không có chứa các chất như Alkylphenol Ethoxylate (APEO) hay là PFOA.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cơ thể của bạn thì bạn chỉ nên đun nấu trong khoảng thời gian 15 – 20 phút ở mức nhiệt 230 – 250 độ C để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn.

Chảo chống dính Greblon chỉ nên sử dụng trong khoảng thời gian ngắnChảo chống dính Greblon chỉ nên sử dụng trong khoảng thời gian ngắn

Chất chống dính Whitford

Loại chất chống dính này là phiên bản cũng khá bền với nhiệt, lên đến mức nhiệt độ 440 độ C. Bên trong chúng chứa PTFE và không có các hợp chất như APEO và PFOA thế nên cũng được chấp nhận rộng rãi ở các nước như Mỹ, Nhật, Trung Quốc hay các nước thuộc khối EU.

Tương tự với loại vật liệu Greblon, bạn chỉ nên nấu nướng ở mức nhiệt độ 230 – 250 độ C trong vòng 15 đến 20 phút.

Chất liệu Whitford hoàn toàn an toàn cho sức khỏe của bạn

Chảo chống dính Dyflon

Đây cũng là một loại vật liệu chống dính tốt và được tổng hợp từ các khoáng vô cơ tương tự như chất liệu gốm.

Ngoài ra, chúng cũng có bề mặt bóng loáng, có khả năng chống chịu với các tác nhân gây ăn mòn và không tạo ra các hợp chất có hại cho sức khỏe của bạn.

Chất liệu Dyflon không hề tạo ra chất độc hại nào cho thức ănChất liệu Dyflon không hề tạo ra chất độc hại nào cho thức ăn

Trên đây là một số loại chất liệu được sử dụng rộng rãi trên các chiếc chảo chống dính mà bạn có thể tìm thấy trên thị trường. Hy vọng với gợi ý trên thì bạn có thể chọn được loại chảo phù hợp với nhu cầu của mình dựa trên giá tiền cũng như là nhu cầu sử dụng.

Xem thêm:

>> Chia sẻ một số kinh nghiệm chọn mua chảo chống dính tốt, bền

>> Bí quyết bảo quản chảo chống dính hiệu quả

>> Hồ biến chảo thông thường thành chảo chống dính trong 1 nốt nhạc

Tham khảo: Điện Máy Xanh

5/5 - (3068 bình chọn)

Bài viết liên quan