Bạn có biết thời gian hoạt động của các cơ quan nội tạng?

Đánh giá bài viết này

Theo y học cổ truyền, các cơ quan trong cơ thể sẽ có những khung giờ làm việc khác nhau. Cùng Mẹo Vặt Gia Đình tìm hiểu thời gian hoạt động của các cơ quan nội tạng nhé!

Các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người có những khung giờ hoạt động khác nhau hay còn được gọi là đồng hồ sinh học của cơ thể. Để giúp cơ thể hoạt động hiệu quả thì việc hiểu rõ giờ hoạt động của các cơ quan sẽ rất cần thiết. Cùng Mẹo Vặt Gia Đình tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!

Lợi ích khi tuân thủ theo đồng hồ sinh học của cơ thể

Tuân thủ theo đồng hồ sinh học sẽ giúp chúng ta điều chỉnh thói quen sống mỗi ngày sao cho phù hợp với thời gian hoạt động của cơ quan nội tạng trong cơ thể. Từ đó, sẽ giúp tối ưu được hiệu suất hoạt động của các cơ quan và đem đến những lợi ích.

Lợi ích khi tuân thủ theo đồng hồ sinh học của cơ thểLợi ích khi tuân thủ theo đồng hồ sinh học của cơ thể

Thời gian hoạt động của các cơ quan nội tạng theo đồng hồ sinh học

5 giờ sáng đến 7 giờ sáng: Thời gian hoạt động của ruột già

Từ 5-7 giờ sáng là thời gian mà ruột già hoạt động mạnh mẽ nhất trong ngày. Do đó, đây là thời điểm lý tưởng cho việc đi vệ sinh để đào thải các chất thải, độc tố ra khỏi cơ thể được tích tụ từ đêm hôm trước.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chải đầu và rửa mặt vào thời gian này để giúp cơ thể thoải mái, khai thông tâm trí.

7 giờ sáng đến 9 giờ sáng: Thời gian hoạt động của dạ dày

Từ 7-9 giờ sáng là một trong những lúc dạ dày hoạt động mạnh mẽ, do đó bạn đừng nên bỏ bữa sáng nhé! Ăn vào thời gian này sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Bạn nên tiêu thụ những thực phẩm ấm nóng, ngon miệng và giàu dinh dưỡng để bổ sung năng lượng cho một ngày dài.

7 giờ sáng đến 9 giờ sáng: Thời gian hoạt động của dạ dày7 giờ sáng đến 9 giờ sáng: Thời gian hoạt động của dạ dày

9 giờ sáng đến 11 giờ sáng: Thời gian hoạt động của tụy và lá lách

Tụy và lá lách hoạt động mạnh mẽ vào thời gian ngày, 2 cơ quan sẽ tiết ra enzyme để hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn sau khi ăn xong, đồng thời cung cấp năng lượng thể chất để bạn có nhiều năng lượng hoạt động.

11 giờ sáng đến 1 giờ chiều: Thời gian hoạt động của tim

Mặc dù lúc nào tim cũng hoạt động để bơm máu, dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên, vào buổi trưa từ 11 giờ đến 13 giờ là thời gian mà tim hoạt động tích cực hơn.

Bạn nên ăn trưa và nghỉ một khoảng thời gian, có thể thưởng thức thêm tách trà để giúp cơ thể nhanh chóng có thêm năng lượng và tinh thần thư giãn.

11 giờ sáng đến 1 giờ chiều: Thời gian hoạt động của tim11 giờ sáng đến 1 giờ chiều: Thời gian hoạt động của tim

1 giờ chiều đến 3 giờ chiều: Thời gian hoạt động của ruột non

Ruột non hoạt động nhiều nhất trong thời gian này khi tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn đã ăn trước đó.

3 giờ chiều đến 5 giờ chiều: Thời gian hoạt động của bàng quang

Vào thời gian này, chất thải chuyển hóa di chuyển vào hệ thống lọc của thận do đó đây là thời gian mà bàng quang hoạt động nhiều hơn hẳn. Bạn nên bổ sung đủ nước hoặc tiêu thụ trà để hỗ trợ quá trình thanh lọc.

3 giờ chiều đến 5 giờ chiều: Thời gian hoạt động của bàng quang3 giờ chiều đến 5 giờ chiều: Thời gian hoạt động của bàng quang

5 giờ chiều đến 7 giờ tối: Thời gian hoạt động của thận

Thận là cơ quan nội tạng quan trọng có tác dụng lọc máu, cũng như liên quan đến hô hấp khỏe mạnh, ham muốn tình dục, xương khớp và lão hóa,…Từ 5-7 giờ tối bạn nên ăn tối, đi bộ, massage, duỗi cơ để kích hoạt tuần hoàn.

7 giờ tối đến 9 giờ tối: Thời gian hoạt động của tuần hoàn

Trong khoảng thời gian từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối, các chất dinh dưỡng sẽ được vận chuyển đến các tế bào, mao mạch trong cơ thể, giúp chúng hoạt động đúng cách.

7 giờ tối đến 9 giờ tối: Thời gian hoạt động của tuần hoàn7 giờ tối đến 9 giờ tối: Thời gian hoạt động của tuần hoàn

9 giờ tối đến 11 giờ tối: Thời gian hoạt động của nhiều cơ quan

Từ 9 giờ tối đến 11 giờ tối, sự cân bằng nội môi của cơ thể được điều chỉnh và các enzym được bổ sung. Lúc này bạn nên đi ngủ để tiết kiệm năng lượng cho hôm sau.

11 giờ đêm đến 1 giờ sáng: Thời gian hoạt động của túi mật

Vào 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng là khoảng thời gian hoạt động của túi mật trong cơ thể. Lúc này, năng lượng dương cũng tăng lên, giúp bạn tích lũy được nhiều năng lượng dành cho hoạt động ban ngày.

11 giờ đêm đến 1 giờ sáng: Thời gian hoạt động của túi mật11 giờ đêm đến 1 giờ sáng: Thời gian hoạt động của túi mật

1 giờ sáng đến 3 giờ sáng: Thời gian hoạt động của gan

Lúc này, gan sẽ hoạt động mạnh mẽ để đào thải độc tố và sản sinh máu tươi mới. Nếu bạn thức dậy vào thời gian này có thể là dấu hiệu năng lượng dương quá mức hoặc gặp một số vấn đề về gan và giải độc.

3 giờ sáng đến 5 giờ sáng: Thời gian hoạt động của phổi

Vào thời gian này, phổi bổ sung oxy cho cơ thể hoạt động hiệu quả, cần đảm bảo có giấc ngủ sâu để phổi có thể thực hiện chức năng của mình.

3 giờ sáng đến 5 giờ sáng: Thời gian hoạt động của phổi3 giờ sáng đến 5 giờ sáng: Thời gian hoạt động của phổi

Trên đây là một số thông tin về đồng hồ sinh học của cơ thể con người trong y học cổ truyền. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc cơ thể một cách tốt nhất nhé!

Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam

Đánh giá bài viết này

Bài viết liên quan