Trẻ mấy tháng biết đứng? Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ tập đứng

Đánh giá bài viết này

Mấy tháng thì trẻ bắt đầu biết đứng? Và cha mẹ cần phải lưu ý những gì trong giai đoạn này của trẻ? Hãy cùng Mẹo Vặt Gia Đình tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Lần đầu trẻ có thể tự đứng trên đôi chân của mình là cột mốc đáng nhớ mà bất kỳ cha mẹ nào cũng vui mừng. Thế nhưng trong giai đoạn này, ba mẹ cũng cần có lưu ý một số điều để trẻ được phát triển tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Trẻ mấy tháng biết đứng?

Hầu hết trẻ khi được 18 tháng tuổi đều đã có thể tự đứng. Còn về mặt y khoa, một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ bắt đầu muốn tự đứng lên trong giai đoạn từ 7 – 12 tháng tuổi, đồng thời cũng có trường hợp bé 6 tháng tuổi đã tự muốn đứng lên.

Vì thế, khi thấy con mình bị chậm đứng hơn so với biểu đồ phát triển, cha mẹ thường sẽ cảm thấy lo lắng về sự phát triển của con. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định rằng, việc trẻ tự biết đứng chậm hơn không đồng nghĩa với việc trẻ gặp các vấn đề bất thường trong quá trình phát triển.

Trẻ mấy tháng biết đứng?Trẻ mấy tháng biết đứng?

Trẻ tập đứng sớm có sao không?

Cha mẹ thường sẽ thấy vui mừng khi con có thể tự muốn tập đứng sớm, tuy nhiên, để trẻ tập đứng quá sớm có thể khiến chân bé bị vòng kiềng. Lý do là vì khi đó chân bé còn rất yếu, tự đứng lên sẽ khiến cho áp lực từ thân trên dồn xuống xương chân của bé khiến cho bé bị còng chân.

Thời điểm lý tưởng để cha mẹ có thể tập đứng cho bé là sau giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi, khi bé đã bắt đầu tập bò và có thể muốn tập đứng.

Trẻ tập đứng sớm có sao không?Trẻ tập đứng sớm có sao không?

Tham khảo thêm: Bác sĩ Nhi khoa nói gì về thông tin trẻ biết đi sớm bị chân vòng kiềng

Có nên cho trẻ tập đứng sớm không?

Việc trẻ có thể bắt đầu tự đứng là một kỹ năng đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé và mang lại rất nhiều ý nghĩa. Tự đứng sẽ giúp cho cơ tay, chân của bé bắt đầu phát triển một cách toàn diện, đồng thời, là khởi đầu cho các hoạt động vận động như đi, chạy, nhảy sắp tới của bé.

Biểu đồ Denver II mô tả quá trình phát triển thể chất của bé sơ sinh như sau:

  • Giai đoạn từ 6 tháng rưỡi – 8 tháng rưỡi: Bắt đầu đứng và cần vịn vào đồ vật.
  • Giai đoạn từ 9 – 11 tháng tuổi: Trẻ tự đứng thẳng và giữ được trong khoảng 2 giây.
  • Giai đoạn từ 10 – 14 tháng tuổi: Trẻ đã có thể đứng vững mà không cần bất kì sự trợ giúp nào.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bé biết đứng chậm hơn so với trong biểu đồ. Cha mẹ không cần phải lo lắng về điều này. Đặc biệt đối với những trường hợp bé sinh non hay thiếu tháng thì việc chậm biết đứng là hoàn toàn bình thường.

Như đã được đề cập trước đó, cha mẹ không nên tập cho bé đứng quá sớm bởi sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên xương của bé. Đến khi bé đã đến tuổi sẵn sàng thì cha mẹ hoàn toàn có thể tập đứng cho bé.

Có nên cho trẻ tập đứng sớm không?Có nên cho trẻ tập đứng sớm không?

Dấu hiệu trẻ đã có thể tập đứng

Để biết được đã có thể sẵn sàng tập đứng, cha mẹ nên để ý những dấu hiệu sau:

  • Bé thường xuyên bò đến những nơi có chỗ vịn, vật tựa cứng cáp.
  • bắt đầu vịn những đồ vật xung quanh và tự đứng lên, đặc biệt là khi bé được ở trong cũi.

Khi nhận thấy những dấu hiệu đó, cha mẹ nên tạo điều kiện không gian cho con để tập đứng và kiểm tra độ rắn của các vật thể xung quanh con.

Dấu hiệu trẻ đã có thể tập đứngDấu hiệu trẻ đã có thể tập đứng

Các giai đoạn tập đứng của trẻ

Để bé có thể đứng vững hoàn toàn thì phải trải qua nhiều giai đoạn và cần nhiều thời gian để tập luyện cho bé. Các giai đoạn tập đứng của trẻ như sau:

  • Đứng vịn: Bé từ khoảng 7-9 tháng tuổi sẽ thường đang ở giai đoạn này, khi đứng bé cần phải vịn những vật cố định như thanh chắn, thành cũi, bàn, ghế,…
  • Đứng chững: Khi bé được khoảng 9-12 tháng, hệ cơ xương phát triển, bé sẽ có thể đứng mà không cần vịn trong khoảng vài giây. Tuy nhiên, do xương còn yếu nên khi chuyển từ ngồi sang đứng, bé phải cần có người lớn hỗ trợ.
  • Đứng không cần trợ giúp: Khi đến giai đoạn này, trong quá trình chuyển từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại, bé không cần sự trợ giúp, không cần vịn và có thể đứng lâu hơn.

Sau khi đã đạt giai đoạn cuối, bé sẽ đứng được độc lập và dần chập chững bước đi từ khoảng 13-15 tháng tuổi.

Các giai đoạn tập đứng của trẻCác giai đoạn tập đứng của trẻ

Cách dạy bé tập đứng

Khi trẻ đã sẵn sàng tập đứng, cha mẹ có thể hỗ trợ cho bé đứng trong giai đoạn đầu bằng cách giữ nách bé bằng hai tay, nhẹ nhàng chậm rãi để bé có thể lấy lực và cho chân chạm xuống đất. Khi bé đã dần quen và có thể đứng, bạn hướng dẫn cho bé bám vào thành giường, thành cũi hoặc tường để tự đứng dậy.

Hay bạn có thể sử dụng những vật, đồ chơi mà bé thích để nhử bé, khiến cho bé muốn với lên và dần tự đứng dậy.

Cách dạy bé tập đứngCách dạy bé tập đứng

Những điều cần lưu ý khi trẻ tập đứng

  • Không ép trẻ đứng lâu: Cha mẹ hoàn toàn không nên so sánh thời gian đứng của các trẻ với nhau bởi mỗi trẻ đều có thể chất khác nhau. Thêm vào đó, việc ép bé đứng lâu sẽ gây ảnh hưởng đến khớp gối của bé.
  • Khả năng phối hợp động tác của trẻ: Cha mẹ cần chú ý đến cách con phối hợp các động tác bò, ngồi, đứng như thế nào để tìm ra cách hỗ trợ tập đứng phù hợp cho con.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ con: Khi bé ở giai đoạn tập đứng, bé có thể đột ngột đứng lên. Khi đó, nếu không có sự giám sát của cha mẹ, trẻ có thể té ngã hoặc gặp sự cố không mong muốn. Vì vậy, cha mẹ nên chọn các biện pháp bảo vệ như lắp hàng rào cầu thang, đóng của lan can,… để bảo đảm an toàn cho con.

Những điều cần lưu ý khi trẻ tập đứngNhững điều cần lưu ý khi trẻ tập đứng

Trên đây là một số thông tin về giai đoạn bé tập đứng mà Mẹo Vặt Gia Đình muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho cha mẹ có thể chăm sóc tốt hơn cho bé trong giai đoạn quan trọng này.

Nguồn: Marrybaby.vn

Đánh giá bài viết này

Bài viết liên quan