Bé nhổ răng lâu mọc lại có sao không? Cần làm gì khi răng trẻ mọc chậm?

Đánh giá bài viết này

Bé nhổ răng lâu mọc lại khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Vậy tình trạng này có ảnh hưởng gì không, có cần đi khám không, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Một số trẻ nhỏ sau khi nhổ răng nhưng răng lại lâu mọc lại khiến không ít phụ huynh lo lắng. Vậy bé nhổ răng lâu mọc lại có sao không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng của bé không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bé nhổ răng sữa bao lâu thì mọc lại?

Thời gian mọc răng lại sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng bé. Nhưng thường, răng vĩnh viễn sẽ mọc lại từ 1 – 2 tháng sau khi bé đã nhổ răng sữa. Và những bé gái sẽ mọc răng nhanh hơn các bé trai.

Thời gian mọc răng vĩnh viễn còn tùy thuộc vào số lượng chân răng. Răng cửa và răng nanh chỉ mất từ 2 – 4 tuần là mọc lại vì chỉ có 1 chân răng. Trong khi đó, các răng cối có nhiều chân nên cần khoảng 1 – 2 tháng để mọc lại.

Một số răng bị chèn ép, chen lấn cũng sẽ mọc lại lâu hơn các răng có khoảng trống. Thói quen đẩy răng, cắn bút của trẻ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tốc độ mọc răng vĩnh viễn.

Thời gian mọc răng lại sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng béThời gian mọc răng lại sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng bé

Nguyên nhân khiến răng nhổ lâu mọc lại

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng nhổ lâu mọc lại, phải kể đến như:

  • Răng mọc lệch, mọc ngầm: Răng sẽ không mọc thẳng lên ở vị trí mà răng sữa đã bị nhổ. Thay vào đó, răng lại mọc đâm vào răng bên cạnh.
  • Xơ hóa nướu: Lớp nướu bị xơ hóa dày khiến răng khó mọc.
  • Thiếu mầm răng: Do bẩm sinh hoặc mầm răng bị tổ thương do va đập.
  • Thiếu dinh dưỡng: Trẻ bị thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự mọc răng.
  • Trẻ có các thói quen xấu: Như đẩy lưỡi, mút tay, nghiến răng…

Nguyên nhân khiến răng nhổ lâu mọc lạiNguyên nhân khiến răng nhổ lâu mọc lại

Hậu quả khi răng nhổ lâu mọc lại

Nếu trẻ đã nhổ răng sữa lâu nhưng răng vĩnh viễn lâu mọc lại thì có thể dẫn đến những biến chứng sau đây:

  • Răng mọc lệch, mọc ngầm thời gian dài có thể làm tổn thương các răng khác và nướu, dẫn đến sưng má, sưng mủ.
  • Mất răng lâu sẽ giảm tác động lực lên xương hàm dẫn đến tiêu xương, cung hàm của bé sẽ nhỏ lại làm hô, móm…
  • Khoảng trống của răng lâu mọc lại sẽ khiến các răng bên cạnh lệch vị trí.

Hậu quả khi răng nhổ lâu mọc lạiHậu quả khi răng nhổ lâu mọc lại

Phụ khuynh cần làm gì khi trẻ mọc răng chậm?

Khi bé nhà mình chậm mọc răng, phụ huynh hãy bổ sung thêm cho trẻ các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin A, B, D, canxi, kẽm, magie,…

Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh, kẹo ngọt, nước ngọt hoặc các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách. Nhắc nhở trẻ không được đẩy lưỡi, mút tay…

Cho trẻ đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi được tình trạng mọc răng của trẻ.

Phụ khuynh cần làm gì khi trẻ mọc răng chậm?

Nguồn: Bệnh viên Quốc tế Vinmec

Trên đây là những thông tin về vấn đề bé nhổ răng lâu mọc lại mà nhiều bố mẹ đang lo lắng. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng răng của bé nhà mình để có hướng xử lý phù hợp.

Đánh giá bài viết này

Bài viết liên quan