Ngủ sớm có tác dụng gì? Bí quyết tập thói quen ngủ sớm

Đánh giá bài viết này

Ngủ sớm đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và được khuyến khích duy trì thành thói quen. Vậy ngủ sớm có tác dụng gì? Làm sao để tập thói quen ngủ sớm? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Việc thức khuya thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe và các chuyên gia khuyên chúng ta nên tập thói quen ngủ sớm mỗi ngày. Vậy liệu ngủ sớm có thể mang đến những lợi ích nào cho sức khỏe? Cùng Mẹo Vặt Gia Đình khám phá câu trả lời ngay nhé!

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Lợi ích khi ngủ sớm

Cải thiện trí nhớ

Ngủ sớm giúp cải thiện trí nhớNgủ sớm giúp cải thiện trí nhớ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc ngủ đủ và sâu giấc sẽ giúp cải thiện trí nhớ. Ngược lại, thiếu ngủ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung, đồng thời khiến việc ghi nhớ và xử lý thông tin kém đi.

Mang lại nhiều năng lượng vào mỗi sáng

Ngủ sớm giúp mang lại nhiều năng lượng mỗi buổi sángNgủ sớm giúp mang lại nhiều năng lượng mỗi buổi sáng

Ngủ sớm và đủ giấc sẽ giúp cơ thể có quãng thời gian “tái tạo” và “sửa chữa” hoàn hảo, từ đó mang đến nguồn năng lượng dồi dào vào sáng hôm sau.

Ngoài ra, việc thức khuya thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi mặc cho bạn có thật sự ngủ đủ giấc hay không.

Tái tạo da

Ngủ sớm giúp tái tạo daNgủ sớm giúp tái tạo da

Làn da của bạn sẽ được phục hồi và tái tạo nếu bạn ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Vì vậy, ngủ sớm sẽ giúp bạn hạn chế nếp nhăn và tình trạng lão hóa một cách hiệu quả.

Ngược lại, nếu bạn ngủ trễ hay không đủ giấc, quầng thâm mắt của bạn sẽ lộ rõ hơn, da trở nên sưng và nhợt nhạt, xỉn màu đi do lượng máu lưu thông đến da mặt bị giảm.

Giảm căng thẳng

Ngủ sớm giúp giảm căng thẳngNgủ sớm giúp giảm căng thẳng

Ngủ sớm, ngủ đủ giấc cũng là cách giảm thiểu sự lo âu, căng thẳng vì não có đủ thời gian thư giãn trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới.

Mặt khác, khi thức khuya, con người thường xuất hiện căng thẳng tột độ và suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại do quá trình sản xuất serotonin (hormone có khả năng điều tiết cảm xúc) bị gián đoạn. Lâu dần điều này có thể gây ra trầm cảm.

Giảm nguy cơ béo phì

Ngủ sớm giúp giảm nguy cơ thừa cânNgủ sớm giúp giảm nguy cơ thừa cân

Một lợi ích khác của việc ngủ sớm là kiểm soát cân nặng. Trên thực tế, người ngủ càng muộn càng dễ thừa cân, do khi thức khuya cơ thể sẽ có cảm giác thèm ăn nhiều hơn bình thường. Và ăn khuya được xếp vào những nguyên nhân hàng đầu khiến con người tăng cân.

Ngoài ra, ngủ sớm cũng giúp ích cho việc tiêu hóa của cơ thể và quá trình chuyển hóa năng lượng sau khi ăn, từ đó hạn chế tích tụ mỡ thừa.

Ngăn ngừa bệnh mãn tính

Ngủ sớm giúp hạn chế bệnh mãn tính như đột quỵNgủ sớm giúp hạn chế bệnh mãn tính như đột quỵ

Ngoài những tác dụng trên, ngủ sớm còn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh mãn tính như đột quỵ, tiểu đường hay cao huyết áp,… Vì khi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ có đủ thời gian nghỉ ngơi, đồng thời đào thải một phần những chất cặn bã, dư thừa đang tồn đọng bên trong cơ thể.

Khoảng thời gian tuyệt vời nhất để cơ thể phục hồi là từ 21 – 23h, vì vậy hãy cố gắng sắp xếp đi ngủ trước khung giờ này nhé.

Mặt khác, bạn cũng nên hạn chế ngủ sau 0h vì sẽ có nguy cơ mắc đột quỵ, xơ cứng động mạch, bệnh về đường hô hấp,… cao hơn đấy.

Ngủ muộn nhưng ngủ đủ giấc có sao không?

Ngủ muộn nhưng đủ giấc vẫn không tốt cho sức khỏeNgủ muộn nhưng đủ giấc vẫn không tốt cho sức khỏe

Việc ngủ muộn, dù đủ giấc vẫn không được khuyến khích. Bởi khi ngủ muộn, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng gián đoạn đồng hồ sinh học nghiêm trọng và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cao hơn người ngủ sớm.

Tuy nhiên, ảnh hưởng từ việc ngủ trễ có thể khác nhau do độ tuổi, nhịp sinh học mỗi cá nhân, tần suất thức khuya,…

Những mẹo tập thói quen ngủ sớm

Tập yoga trước khi ngủ 30 phút có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

Sau đây là một vài mẹo giúp bạn có thể tập ngủ sớm:

  • Tạo thói quen trước khi đi ngủ tầm 30 phút

Điều này giúp cơ thể bạn dần quen với thời gian ngủ mới. Dưới đây là một số thói quen bạn có thể tham khảo:

  • Tắm nước ấm: hỗ trợ hạ thân nhiệt, giúp ngủ nhanh và sâu hơn.
  • Ngồi thiền hoặc tập yoga: hạn chế căng thẳng, giúp dễ ngủ hơn.
  • Nghe nhạc: giúp cơ thể thư giãn trước khi ngủ. Nên chọn những âm thanh nhẹ nhàng bạn nhé.
  • Hạn chế tiếp xúc các thiết bị điện tử trước khi ngủ. Vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể ngăn cơ thể bạn sản xuất hormone melatonin gây buồn ngủ.
  • Không dùng cafein trước khi ngủ. Hạn chế ngủ sau 4 giờ chiều, dù là giấc ngủ dài hay ngắn.
  • Duy trì ánh sáng phòng ngủ ở mức dịu nhẹ, nhiệt độ phòng mát vừa phải, có thể lắp cách âm nếu cần thiết.

Bài viết đã chia sẻ về tác dụng của việc ngủ sớm cùng những bí quyết giúp hình thành thói quen ngủ sớm. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn!

Nguồn: Hellobacsi.com

Đánh giá bài viết này

Bài viết liên quan