[Lifehack] Cách phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo để bảo vệ thông tin và tài sản của bản thân

4.9/5 - (2133 bình chọn)
1

1. Các chiêu trò mà các đối tượng hay dùng để lừa đảo 

Hình thức phổ biến và dễ nhận biết nhất là giả mạo trang web/fanpage ngân hàng để đánh cắp thông tin tài khoản, bằng cách dụ người dùng truy cập vào và điền thông tin cá nhân. Sau đó thông qua các các tin nhắn các đối tượng tiến hành quá trình lừa đảo của chúng.

1

Hình thức thứ 2 đó là lừa người dùng bằng cách cung cấp các phần mềm độc hại và thuyết phục người tiêu dùng cài đặt các phần mềm đánh cắp thông tin đó

1

Hình thức cuối cùng giả danh nhân viên tòa án, ngân hàng, cảnh sát… Gọi điện đến cho bạn và yêu cầu bạn cung cáp thông tin cá nhân 

1

Lưu ý:  phía ngân hàng không bao giờ gửi liên kết hoặc liên hệ để yêu cầu người dùng cung cấp thông tin bảo mật dưới mọi hình thức và các nhân viên tòa án hay cảnh sát cũng sẽ không bao giờ tùy tiện gọi điện cho bạn và đưa ra những yêu cầu vô lí như vậy. Do đó, những yêu cầu cung cấp thông tin (nếu có) đều là giả mạo, đồng thời khi gặp những trường hợp kể trên bạn nên dừng ngay mọi hoạt động tương tác với các đối tượng và bạn nên báo ngay cho cơ quan công an gần nhất nếu cảm thấy nghi ngờ.

2. Các cách để phòng tránh mất tiền trong tài khoản ngân hàng

 Không tiết lộ tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản ngân hàng cho bất cứ ai, kể cả khi đó là bạn bè, người thân.

Chỉ đăng nhập tài khoản ngân hàng trên các thiết bị đáng tin cậy. Đồng thời sau khi giao dịch xong, bạn nên đăng xuất tài khoản. 

Không sử dụng các thông tin cơ bản, dễ tìm như ngày tháng năm sinh, số điện thoại,… để làm mật khẩu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo cho mình thói quen đổi mật khẩu định kỳ khoảng 1-2 tháng để tăng tính bảo mật và tránh việc các đối tượng có thể dò được mật khẩu của bạn, khi thực hiện giao dịch tại các cây ATM công cộng cần chú ý quan sát xung quanh khi nhập mật khẩu tài khoản.

Khi nhận được tin nhắn OTP, bạn cần kiểm tra các nội dung thông báo tin nhắn (số tiền, loại giao dịch, kênh thực hiện giao dịch…). Trong trường hợp thông tin không khớp đúng, người dùng tuyệt đối không nhập OTP vào bất cứ màn hình nào, cũng như không cung cấp OTP cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào. 

Trong trường hợp nghi ngờ tài khoản ngân hàng bị xâm nhập, bạn hãy thực hiện các giải pháp bảo vệ theo thứ tự sau:

  • Khóa dịch vụ trên các kênh trực tuyến.
  •  Đổi mật khẩu dịch vụ 
  •  Gọi điện lên tổng đài của ngân hàng để được hỗ trợ và tư vấn 
1

Phía trên là các thủ đoạn và cách phòng tránh thủ đoạn lừa đảo mà mình muốn chia sẻ đến với các bạn, nếu thấy bài viết hay hãy like và share cho mình nhé.

*****Mời các bạn tham giá Group Android Never Die mới, nơi chia sẻ và giao lưu và hỏi đáp về các tin tức & mẹo hay của Thế Giới Android thú vị*****

THAM GIA GROUP ANDROID NEVER DIE

Xem thêm:

4.9/5 - (2133 bình chọn)

Bài viết liên quan