[Lifehack] Giải mã ý nghĩa những ký hiệu bí ẩn trên thiết bị điện tử nhà bạn

5/5 - (2654 bình chọn)
Giải nghĩa những ký hiệu có trên đồ điện tử nhà bạn

1. Ký Hiệu CE 

Chứng nhận CE hay còn gọi là chứng nhận CE Marking. Chứng nhận này khẳng định rằng sản phẩm tuân theo đúng luật của Liên minh châu Âu ( EU) để sản phẩm được phép lưu thông trong các nước châu Âu.

Khi sản phẩm đã được đóng dấu CE có nghĩa là:

  • Nhà sản xuất tuyên bố chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với sản phẩm của họ về mọi mặt pháp lý.
  • CE cũng được xem là “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm có thể bước chân vào thị trường EU.
  • Chứng nhận cho sự an toàn và chất lượng của sản phẩm đối với người tiêu dùng hay còn gọi là “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm”.
Chứng nhận CE

2. Ký hiệu RoHS

RoHS được xem là chứng nhận cho việc đưa ra yêu cầu hạn chế những vật chất nguy hiểm trên sản phẩm và thiết bị. Bất kỳ sản phẩm nào có chứa một trong 6 chất sau đều không được bán tại Châu Âu, vì thế các sản phẩm muốn bán được trên thị trường này thì phải được đăng ký Logo “RoHS-compliant”, đảm bảo an toàn về sức khỏe người tiêu dùng.

Chứng nhận an toàn môi trường

Tiêu chuẩn này cấm 6 loại chất nguy hiểm đối với con người và môi trường trong quá trình sản xuất sản phẩm như sau:

  • Cadmium (Cd).
  • Thuỷ ngân ( Hg).
  • Chromium hoá trị 6.
  • Hợp chất của Brom như: PBBs (polybrominated biphenyls) và  PBDEs (polybrominated diphenyl ethers).
  • Chì (Pb). 

3. Ký hiệu Energry Star

Đây là một tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng quốc tế trên các sản phẩm điện máy nói chung, được phát triển bởi tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ. Sau đó các nước Úc, Canada, Nhật, New Zealand, Đài Loan và cuối cùng là Châu Âu công nhận. Các tòa nhà đạt chuẩn Energy star phải tiết kiệm ít nhất 15% so với các tòa nhà thông thường.  Nếu bạn thấy nhãn năng lượng Energy star trên sản phẩm trong nhà bạn, bạn có thể an tâm sử dụng vì chúng có thể giúp bạn tiết kiệm điện năng đến 30%.

Tiết kiệm năng lượng

Ngoài việc áp dụng trên các thiết bị tin học như màn hình máy tính hay thùng CPU, Energry Star còn được áp dụng trên các thiết bị điện tử gia dụng khác như Tivi, bóng đèn, máy giặt… Thậm chí các tòa nhà tiết kiệm năng lượng. Để đạt được chuẩn tiết kiệm quốc tế, các sản phẩm phải có một tiêu chuẩn tiết kiệm hơn các sản phẩm cùng loại khác.

4. Ký hiệu Ký hiệu UL – Underwriters Laboratories

Nếu một sản phẩm được in logo UL thì điều đó có nghĩa là sản phẩm đó đã đạt tiêu chuẩn về an toàn theo quy trình đánh giá độc lập của UL. Chứng nhận UL có giá trị rất lớn bởi nó được đánh giá là có uy tín và được thừa nhận rộng rãi tại không chỉ Hoa Kỳ và Bắc Mỹ mà còn rất nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia, các nhà quản lý và người tiêu dùng tin tưởng như là chứng nhận cho một sản phẩm an toàn.

Đảm bảo an toàn

Hoạt động đánh giá của UL được tiến hành không bị chi phối bởi lợi ích của tổ chức hay lợi ích tài chính đối với sản phẩm. Do đó, con dấu của UL mang ý nghĩa khách quan, không chịu bất kỳ sự tác động nào từ phía nhà sản xuất nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thấy con dấu xuất hiện trên sản phẩm mình sử dụng.

5. Ký hiệu WEEE

Ký hiệu WEEE (Waste Electric & Electronic Equipment) – có hình thùng rác bị gạch chéo. Những thiết bị điện tử mang ký hiệu này không được phép vứt bỏ vào thùng rác thông thường bởi chúng chứa những chất có thể gây độc nếu bị rò rỉ, hoặc có khả năng cháy nổ nguy hại đến tính mạng và môi trường xung quanh. Vì vậy khi sử dụng xong bạn cần phải được bỏ chúng riêng và xử lý đặc biệt.

Phải được xử lý riêng

6. Ký hiệu CCC

CCC là tên viết tắt của China Compulsory Certification (Chứng nhận bắt buộc của Trung Quốc). Chứng nhận này cũng tương tự như các chứng nhận khác về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm – chẳng hạn như tiêu chuẩn CE của châu Âu – nhưng có sự khác biệt quan trọng.

Chứng nhận CCC của Trung Quốc

7. Ký hiệu FCC

 FCC là viết tắt của cụm từ Federal Communications Commission (Ủy ban Truyền thông Liên Bang, Mỹ), gồm chữ F và hai chữ C, một chữ nằm trong lòng chữ còn lại. Ký hiệu này thường thấy ở nhiều thiết bị điện tử đặc biệt là smartphone. Chứng nhận này cấp cho những thiết bị có khả năng phát sóng radio và thể hiện rằng mức sóng mà thiết bị phát ra không gây hại tới sức khỏe con người và ảnh hưởng tới những thiết bị điện tử khác.

Chứng nhận chất lượng

8. Ký hiệu  FDA

Khi nhìn thấy những thiết bị điện tử như smartphone, máy tính có ký hiệu này thì bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng bởi nó chỉ phát ra mức bức xạ an toàn đối với sức khỏe người dùng.

Ký hiệu FDA

9. Ký hiệu REC

Tất cả các sản phẩm mang ký hiệu này đều có thể tái chế được và thân thiện với môi trường.

Rec

Bài viết đã giải mã ý nghĩa của tất cả ký hiệu bí ẩn trên các thiết bị điện tử mà bạn hay sử dụng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, nếu thấy bổ ích hãy like và Share cho bạn bè cùng biết thêm thông tin nhé. 

Xem thêm: 

5/5 - (2654 bình chọn)

Bài viết liên quan