Những cách sơ chế măng tươi không bị đắng mà vẫn giòn ngon
Dùng ớt
Bạn để nguyên vỏ và rửa sạch măng, sau đó xếp măng vào trong nồi, thêm vài trái ớt đỏ đã bỏ hạt rồi mới bắt đầu đổ nước vo gạo vào ngập măng và bật bếp đun trong khoảng 30 phút. Lúc này măng đã mềm, bạn tắt bếp và để nguội, sau đó vớt măng ra gọt sạch vỏ rồi rửa sạch lại với nước mát vài lần. Măng sẽ không còn vị đắng nữa và có thể chế biến món ăn được rồi.
Luộc măng
Bạn cho măng tươi đã bóc sạch vỏ bên ngoài vào nồi và luộc qua nhiều lần nước, sau mỗi lần luộc thì bạn lược bỏ nước rồi rửa sạch lại bằng nước mát. Luộc đến khi nào thấy măng mềm thì bạn có thể vớt ra ngâm vào nước vo gạo khoảng 2 ngày (1 ngày thay nước vo gạo 2 lần) để loại bỏ hoàn toàn vị đắng nhé.
Dùng lá rau ngót
Bạn bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành từng khúc nhỏ rồi cho vào nồi nước, thêm một nắm lá rau ngót vào và bật bếp đun sôi. Khi măng hơi chín mềm thì bạn tắt bếp và vớt măng ra, rửa sạch dưới nước mát nhiều lần, cho vào rổ để ráo bớt nước rồi mới chế biến như bình thường.
Ngâm nước lạnh
Bạn cũng bóc vỏ măng rồi rửa thật sạch, chuẩn bị thau nước lạnh và cho măng đã xé sợi hoặc thái lát mỏng vào, ngâm trong một đêm để loại vỏ vị đắng, độc tố có trong măng. Sáng hôm sau, bạn chỉ cần vớt măng ra và xả sạch lại thêm lần nước nữa là có thể dùng ngay.
Luộc bằng nước vôi
Nếu măng tươi quá đắng hoặc có nhiều độc tố thì bạn hãy luộc măng với nước vôi trong. Bạn luộc qua vài lần nước cho đến khi thấy nước trong thì vớt măng ra rửa sạch và có thể chế biến rồi. Khi luộc măng, bạn không nên đậy nắp để chất độc tố có thể bay hơi ra ngoài.
Hy vọng với vài mẹo nhỏ trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc sơ chế măng tươi để món ăn khi làm ra sẽ thơm ngon và bổ dưỡng hơn nhé.
Xem thêm: Mẹo bảo quản măng khô trong dịp Tết