Dùng cá Koi thay cá chép để cúng ông Công ông Táo, đúng hay sai?

5/5 - (3776 bình chọn)

Thả cá chép vào ngày 23 tháng chạp đã là một phong tục của người dân Việt Nam. Chính vì điều đó nên gần đây đã có những ý kiến khác nhau về việc thay đổi cá chép sang cá Koi để phóng sinh. Lăn tăn với nhiều ý kiến khác nhau thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Phong tục thả cá chép vào tháng Chạp

Thả cá chép vào ngày 23 tháng chạp là phong tục tập quán của người dân Việt Nam qua bao thời nay. Phong tục cúng ông Công ông Táo của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan mà đó là một tín ngưỡng văn hoá dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hoá thành cổ tích “2 ông 1 bà” là Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp núc.

Ba vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình. Mang cho gia chủ một ý nghĩa nhân văn, hướng con người một cuộc sống đầm ấm, êm vui, tích cực làm việc tốt.

Phong tục thả cá phóng sinh của người Việt

Chính vì vậy nó như là một biểu tượng đẹp đã lưu sâu vào chúng ta. Mỗi khi gần đến ngày này thì mọi người lại đổ xô đi mua cá chép với giá dao động từ 30.000đ – 55.000đ/con với cá từ bé đến lớn.

Tuy nhiên, vài năm trở lại gần đây thì người dân Việt Nam lại sử dụng một loại cá Koi thay thế cho cá chép bình thường vẫn hay mua để thả. Với loại cá Koi này theo tìm hiểu thì chúng tôi được biết đây là loại cá Koi của Nhật Bản nhưng được nuôi tại Vụ Bản – Nam Định. Loại cá này có giá cao hơn hẳn từ 150.000đ – 200.000đ/con.

Dùng cá Koi thay thế cá chép

Cá Koi cũng thuộc họ hàng nhà cá chép, màu đỏ sắc và đậm hơn cá chép Việt Nam. Mặc dù trên thị trường thì cá chép có giá lên tới vài triệu đồng một con nhưng khi về Việt Nam nó được lai qua nên giá chỉ có vài trăm như chúng mình đã nói ở trên. Chính vì vậy không ít người đã thay thế cá chép bằng cá Koi để thả trong ngày cúng ông Công ông Táo.

Sử dụng cá Koi để phóng sinh, đúng hay sai?

Sau khi thay đổi cá Koi để thay cá chép thì đã mở ra hai luồng ý kiến trái chiều như sau:

Một bên cho rằng việc cúng ông Công ông Táo nên thực hiện theo tục lệ truyền thống của người dân Việt Nam truyền lại qua bao đời nay.

Một bên khác lại nói rằng việc dùng cá chép hay đốt vàng mã chỉ mang biểu tượng tâm linh nên cá chép của Việt Nam hay cá Koi Nhật Bản đều không có vấn đề gì. Tùy vào điều kiện của mỗi người.

Thả cá chép theo tục lệ truyền thống

Tuy nhiên Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ giải thích rằng: “Sở dĩ cúng cá chép vì theo quan niệm dân gian cá chép hoá rồng và bay lên trời. Vì thế cho nên người dân dâng cá chép để ông Công, ông Táo sử dụng làm phương tiện lên chầu trời. Cá Koi vì thế không đúng truyền thống và tâm linh trong lễ 23 tháng Chạp này, không thể thay thế cá chép”.

Cùng với đó PGS.TS. Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng: “Khi người ta có tiền và có tuệ (trí tuệ) sẽ phú quý sinh lễ nghĩa, còn có tiền mà không có tuệ hoặc tuệ hơi yếu thì no hơi ấm cật giậm giật chân tay. Việc cúng ông Công ông Táo bằng cá chép Việt từ bao đời nay đã thành một nét truyền thống.

Không nên dùng cá Koi để thay thế cá chép

Bây giờ cúng bằng cá Koi của Nhật là đi ngược với văn hoá truyền thống. Có thể nó làm cho người ta thoả mãn về sở thích hoặc khẳng định được đẳng cấp của người có tiền nhưng không có ý nghĩa về mặt tâm linh”.

Sau cuộc tranh luận thì chúng ta cũng phần nào hiểu rõ được vấn đề, ai cũng có những ý kiến riêng của bản thân. Tuy nhiên mọi người vẫn luôn muốn giữ một nét đẹp truyền thống có từ xa xưa. Vậy thì ý kiến của bạn là gì? Có thể chia sẻ cùng Mẹo vặt Gia đình không ạ?

Nguồn: hatgiongtamhon.vn

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3776 bình chọn)

Bài viết liên quan