Củ riềng là gì? Tác dụng của củ riềng đối với sức khoẻ con người

5/5 - (2211 bình chọn)

Hình dạng củ riềng trông như củ gừng nhưng lại có hương vị cay thơm và cách sử dụng riêng trong món ăn. Vậy hãy cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Mẹo vặt Gia đình tìm hiểu củ riềng là gì? Tác dụng của củ riềng đối với sức khoẻ con người ra sao nhé!

1. Củ riềng là gì?

Củ riềng có tên khoa học là Alpinia docinarum, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) và được gọi bằng nhiều tên khác nhau như riềng gió, riềng thuốc, cao lương khương, phong phương hay kìm sung.

Củ riềng có nguồn gốc từ các khu vực phía Nam châu Á và nó thường được sử dụng trong y học cổ truyền của người Trung Quốc và người Ấn Độ trong suốt nhiều thế kỷ.

Cây củ riềng là gì?

Củ riềng thuộc cây thân thảo, sống nhiều năm và có chiều cao phát triển đến 2m. Lá hình mũi mác, nhọn ở phần đầu và có màu xanh. Hoa riềng thường mọc trên đỉnh cây, tạo hình trông như chiếc dùi và có màu trắng xanh, nở vào tháng 5 – 8. Quả dạng hạch, hình tròn, khi chín có màu nâu và thường xuất hiện vào tháng 9 – 11. Rễ mọc bò ngang và phát triển, phình to thành củ riềng.

Củ riềng là gì?

Khi còn non, củ riềng có màu đỏ nâu và chuyển sang màu vàng nhạt lúc già. Thân củ riềng có thể chia thành nhiều đốt với kích thước không đều nhau, có vảy bao phủ ở phía ngoài và hương thơm nhẹ. Phần ruột củ riềng có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, rất đặc và chứa nhiều sợi xơ.

Củ riềng là một loại gia vị giống như gừng và nghệ, sử dụng cho nhiều món ăn ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Ngoài ra, củ riềng có thể dùng để ăn tươi hoặc nấu chín.

2. Tác dụng của củ riềng

Tác dụng củ riềng đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh khi sử dụng trong các phương thuốc điều trị bệnh cũng như thói quen sử dụng loại củ này khi chế biến ra món ăn. Vậy hãy cùng Mẹo vặt Gia đình điểm nhanh một số tác dụng nổi bật của củ riềng ngay nào:

Giàu chất chống oxi hoá

Với lượng chất chống oxy hóa đáng kể, củ riềng trở thành thực phẩm giúp cho bạn chống lại nhiều bệnh tật trước sự gây hại của các gốc tự do.

Đặc biệt, là nhóm chất chống oxy hóa polyphenol có khả năng làm giảm lượng đườngcholesterol LDL xấu trong máu, hay cải thiện trí nhớ cũng như các lợi ích sức khỏe khác. Hơn nữa, polyphenol cũng có tác dụng trong việc chống lại sự suy giảm thần kinh, bệnh tiểu đường loại 2bệnh tim.

Củ riềng giàu chất chống oxi hoá

Có thể chống lại một số bệnh ung thư

Các hợp chất trong củ riềng có khả năng gây chết tế bào ung thư, từ đó chống lại một số bệnh ung thư ở người.

Chẳng hạn, hợp chất galangin (thuộc nhóm flavonols) đã được chứng minh có thể chống lại ung thư tế bào dạ dày, u gan, bệnh bạch cầu, thậm chí khả thi trong điều trị ung thư ruột kết và ung thư tuyến tụy.

Ngoài ra, chiết xuất củ riềng còn có hiệu quả trong việc chống lại tế bào ung thư vú, da, ống mật và gan.

Củ riềng có thể chống lại một số bệnh ung thư

Tăng khả năng sinh sản ở nam giới

Củ riềng có tác dụng cải thiện và tăng khả năng sinh sản ở nam giới.

Theo nghiên cứu trên 66 người đàn ông có chất lượng tinh trùng thấp khi được bổ sung thực phẩm chức năng có chiết xuất từ củ riềng và quả lựu mỗi ngày. Kết quả cho thấy: khả năng di chuyển của tinh trùng tăng lên 62% so với việc dùng giả dược (chỉ tăng khoảng 20%).

Hơn nữa, theo một nghiên cứu khác được tiến hành trên cơ thể chuột đực cho thấy thêm: việc sử dụng chiết xuất từ củ riềng đã làm tăng số lượng và độ linh hoạt của tinh trùng.

Củ riềng tăng khả năng sinh sản ở nam giới

Có khả năng chống viêm và giảm sưng

Các loại cây thuộc họ Zingiberaceae, như gừng và củ riềng đều có tác dụng giảm đau nhẹ – đây cũng là một trong dấu hiệu của chứng viêm.

  • Kết quả của một cuộc nghiên cứu trên 261 người bị thoái hóa khớp gối, diễn ra trong 6 tuần, cho thấy: số lượng người dùng chiết xuất từ gừng và củ riềng đã giảm đau đầu gối khi đứng đến 63%, cao hơn so với nhóm người dùng giả dược là 50%.

Đặc biệt, củ riềng có chứa hợp chất thực vật gọi là HMP có đặc tính chống viêm mạnh đã được nghiên cứu trên động vật và kể cả ống nghiệm.

Củ riềng có khả năng chống viêm và giảm sưng

Kháng khuẩn, chống nhiễm trùng

Chiết xuất củ riềng có thể chống lại sự hoạt động của các vi khuẩn, từ đó kéo dài thời gian bảo quản một số loại thực phẩm được lâu hơn.

Chẳng hạn, nhiều người có thói quen thêm củ riềng vào một số món ăn thủy hải sản vì có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn vibrio gây ra khi thực phẩm chưa được nấu chín.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy thêm: chiết xuất từ củ riềng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại như E.coli, Salmonella TyphiStaphyloccocus aureus.

Hơn nữa, trong vài nghiên cứu khác chứng minh thêm củ riềng có tác dụng trong việc chống lại sự phát triển của nấm men và ký sinh trùng.

Củ riềng có tác dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng

3. Một số món ngon với củ riềng

Củ riềng giúp tăng hương vị cho món ăn nên trở thành gia vị không thể thiếu trong nhà bếp, bạn hãy thử trổ tài vài món sau đây thử nhé:

Thịt băm rang riềng

Thịt băm rang riềng có hương thơm hấp dẫn từ củ riềng, vị dai của thịt heo xay có chút lẫn vị béo của mỡ, ăn chung với cơm nóng thì còn gì bằng.

Thịt băm rang riềng

Cá kho riềng

Cá kho riềng là món kho mà bạn không nên bỏ qua. Vị nước mặn ngọt đậm đà cùng với lớp cá béo ngậy, mềm ăn kèm với rau luộc thì còn tuyệt hơn. Bạn có thể sử dụng cá chép, cá chim hoặc cá basa theo một số công thức mà Mẹo vặt Gia đình gợi ý ngay phía dưới.

Cá kho riềng sả

Vịt chiên riềng

Thịt vịt được chiên giòn rụm với lớp da bên ngoài và có tẩm ướp thêm gia vị riềng nên càng làm tăng hương vị thơm ngon của thịt vịt. Ngoài ra, bạn có thể làm món thịt vịt nướng riềng mẻ cũng có hương vị thơm ngon.

Vịt chiên riềng

Cá nướng riềng

Bạn có thể sử dụng cá bớp, cá tằm và thậm chí cá trê để làm món cá nướng riềng. Đây chắc chắn là món cá mà các thành viên trong gia đình bạn ai nấy cũng đều thích bởi hương vị cay thơm của riềng làm cho thịt cá trở nên ngon đậm vị hơn.

Cá nướng riềng

Như vậy, Mẹo vặt Gia đình đã cung cấp cho bạn về củ riềng là gì? Tác dụng của củ riềng đối với sức khoẻ con người. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn khi chọn dùng loại củ này nhé!

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn như Hello bác sĩHealthline.

5/5 - (2211 bình chọn)

Bài viết liên quan