Bà bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu bị táo bón thì có gây nguy hiểm không? Hãy cùng Mẹo Vặt Gia Đình đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
Khi mang thai được 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng táo bón. Mặc dù các trường hợp táo bón trong giai đoạn này thường không quá trầm trọng, nhưng lại có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ và bé. Hãy cùng Mẹo Vặt Gia Đình tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết sau!
Nguyên nhân bà bầu dễ bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra táo bón cho mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
- Do sự thay đổi nội tiết tố: Trong giai đoạn đầu khi mang thai, số lượng của các hormone thai kỳ trong cơ thể của người mẹ tăng lên, nhất là hormone progesterone. Sự tăng trưởng của các loại hormone này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá, nhu động ruột và cả quá trình đào thải chất thải ra ngoài khiến mẹ bầu bị táo bón.
- Ít vận động: Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường vận động khó khăn. Mặc khác, mẹ bầu cũng hạn chế di chuyển, vận động để giảm thiểu rủi ro, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón của mẹ bầu.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Khi mang thai, các mẹ thường hay bị ốm nghén khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn, và hầu như chỉ ăn được một số món nhất định. Việc ăn uống thiếu chất, đặc biệt là chất xơ khiến cho nhu động ruột kém hoạt động, dẫn đến tình trạng táo bón.
- Bổ sung vi chất không đúng cách: Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường sử dụng các viên uống bổ sung sắt và canxi. Tuy nhiên, nếu các chất này không được cơ thể hấp thụ hết sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường đại tiện. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón cho mẹ bầu.
Bà bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Táo bón trong giai đoạn đầu của thai kỳ tuy không nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khi bị táo bón, phân bị tích tụ lâu trong ruột làm cho một số chất độc như indol, phenol, amoniac,… bị hấp thụ ngược lại cơ thể. Bệnh táo bón cũng gây ra sự khó chịu vì những cơn đau bụng dai dẳng, đau rát và nứt kẽ hậu môn, đại tiện ra máu hoặc mắc bệnh trĩ. Nếu táo bón diễn ra trong thời gian dài, các mẹ có thể cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi và chán ăn.
Bệnh táo bón của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi do suy dinh dưỡng bào thai. Bên cạnh đó, khi bị táo bón, mẹ bầu hay cố rặn phân nên dễ dẫn đến việc sinh non, thậm chí là sẩy thai.
Cách giảm và phòng tránh bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
Một số phương pháp giúp giảm và phòng tránh bệnh táo bón ở giai đoạn đầu của thai kỳ:
- Khi bị táo bón, mẹ bầu nên uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để phân mềm và dễ đào thải ra ngoài.
- Trong giai đoạn này, mẹ bầu không nên dùng những loại đồ uống chứa chất kích thích như trà, cà phê, rượu, bia…
- Bổ sung lợi khuẩn, probiotic để hỗ trợ quá trình lên men ở ruột già.
- Ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất xơ cho cơ thể.
- Tránh sử dụng các loại thuốc, đồ ăn nhuận tràng, dầu khoáng.
- Tăng cường vận động và tập các bài đơn giản như yoga, đi bộ, bơi lội,…
- Nếu phải sử dụng các thực phẩm bổ sung, bạn cần uống theo đúng liều lượng của bác sĩ.
- Đối với những trường hợp cần bổ sung sắt hoặc canxi, bạn không nên uống trong một lần duy nhất mà hãy chia thành nhiều lần uống
- Cần vệ sinh hậu môn thật sạch sẽ sau mỗi lần đại tiện để tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng táo bón của mẹ bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Hy vọng bài viết này đã mang đến nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn bảo vệ sức khoẻ tốt hơn!
Nguồn: Vinmec.com